I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Thấy được mạch cảm xúc thơ: từ mùa thu của đất trời suy nghĩ về mùa thu cách mạng, niềm vui làm chủ, lòng tự hào về đất nước.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của thơ nguyễn Đình Thi: dạt dào cảm xúc, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong hình thức thể hiện theo hướng hiện đại và giàu nhạc điệu.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK,
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
3. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 29: Đọc văn Đất nước - Nguyễn Đình Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29: Đọc văn
Đất nước
- Nguyễn Đình Thi -
Ngày soạn: 22/10/2010
Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Thấy được mạch cảm xúc thơ: từ mùa thu của đất trời suy nghĩ về mùa thu cách mạng, niềm vui làm chủ, lòng tự hào về đất nước.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của thơ nguyễn Đình Thi: dạt dào cảm xúc, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong hình thức thể hiện theo hướng hiện đại và giàu nhạc điệu.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK,
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
3. Bài mới
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
- Giáo viên gọi 1 h/s nêu vắn tắt vài nét cơ bản về cuộc đời của tác giả Nguyễn Đình Thi ?
- GV chốt lại vài nét cơ bản
* HĐ2:Tìm hiểu văn bản
- GV: Trạng thái tình cảm của t/g qua 3 câu thơ đầu tiên ?
- GV: Mùa thu Hà Nội được miêu tả ở thực tại hay trong hoài niệm của tác giả ?
- GV: Em có cảm nhận gì về bức tranh mùa thu của Hà Nội ?
- GV: Hình ảnh con người được khắc họa như thế nào ?
* HĐ3:
- GV cho h/s thảo luận 3 nhóm, 1 câu hỏi, thời gian 3 phút:
Câu hỏi: Mùa thu ở Việt Bắc có gì khác lạ so với mùa thu ở Hà Nội ? Nguyên nhân của sự khác lạ ấy ? Nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ ?
=> Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận . Nhận xét chéo giữa các nhóm .
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức .
- GV: Đất nước trong kháng chiến chống Pháp được hiện lên qua những hình ảnh nào?
- GV: Nhận xét khái quát về hình ảnh đất nước trong kháng chiến?
- GV: Nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ ? Tác dụng của nghệ thuật ấy ?
- GV: Nhận xét về ý chí đấu tranh của dân tộc Việt Nam trong 4 câu thơ cuối ?
- GV:Theo em đây có phải là hình ảnh thực của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh hay không ?
* Giáo viên nhận xét tổng kết, khắc họa kiến thức lịch sử liên quan đến bài thơ .
* HĐ4: Kết luận
- GV:Em hãy tổng kết đôi nét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?
( Giáo viên nhận xét và bổ xung những điểm còn thiếu ).
I. Đọc hiểu tiểu dẫn:SGK
- Bài thơ sáng tác (1948-1955) là sự hình thành từ 3 mảng sáng tác trong những thời gian cách xa nhau nhưng bài thơ vẫn có tính hoàn chỉnh liền mạch .
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọan 1: Những cảm xúc của tác giả về mùa thu :
" Sáng mát trong .................... thu đã xa "
- Cảm giác trong một sáng mùa thu có tác dụng gợi lại những hoài niệm về một mùa thu đã qua "hương cốm"->gợi lại những hương vị đặc biệt của mùa thu Hà Nội (mùa thu Việt Nam) .
a. Thu Hà Nội: - Hiện lên trong hoài niệm, nỗi nhớ của t/g qua không gian, thời gian đó là những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy tâm trạng của người ra đi .
" Người ra đi .............lá rơi đầy"
- Người ra đi có cái dứt khoát của sự lựa chọn, ra đi vì nghĩa lớn nhưng tấm lòng vẫn còn vương vấn quê hương => Nỗi nhớ da diết, quặn thắt của t/g về Hà Nội.
b. Mùa thu mới ở Việt Bắc:
" Mùa thu nay khác rồi.........thiết tha".
- Có rừng tre phấp phới, trời thu có màu áo mới -> cảnh sắc trong trẻo, tươi sáng sinh động với những âm thanh ngân nga vang vọng =>không gian náo nức rộn ràng trước một mùa thu mới của đất nước .
- NT: Câu thơ ngắn, nhanh, rộn ràng mới mẻ . Điệp ngữ "của chúng ta"->khẳng định tình yêu sự gắn bó, ý chí làm chủ quê hương đất nước với "cánh đồng thơm mát, đường bát ngát, sông phù sa"
- Tự hào về đất nước "những người chưa bao giờ khuất"-> ý trí đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc .
=>Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về đất nước quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng bất khuất .
2. Đoạn 2: Những cảm xúc, suy tư của tác giả về đất nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Hình ảnh: "Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"
=>Tâm hồn người chiến sỹ sẵn sàng vượt lên trên mọi gian lao thử thách. Nó cũng là niềm hy vọng, tinh thần vượt khó của người Việt Nam .
- 5 khổ thơ tiếp là hình ảnh đất nước đau thương căm hờn đã đứng lên bất khuất chiến đấu, sản sinh ra những anh hùng của thời đại mới .
" Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng "
=> Câu thơ gợi liên tưởng đến người anh hùng áo vải Quang Trung.
- NT: Dùng điệp từ chỉ hành động, đảo ngữ, tương phản, âm hưởng dồn dập =>Tạo cho câu thơ mang âm hưởng hùng tráng .
"Súng nổ rung trời dận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa"
- Tác giả tạo nên bức tranh rộng lớn, hào hùng diễn tả sức mạnh, sự bùng lên quật khởi của dân tộc Việt Nam .
- Bức tranh được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập) =>Hình ảnh thực ấy được hình thành từ cảnh thực trong giờ phút lịch sử nước Việt Nam mới sừng sững vụt lên chói ngời trên nền máu lửa, bùn lầy và khói đạn =>Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng của toàn bài .
III. Kết luận:
- Cách viết có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ thơ thể hiện lắng đọng, cô đúc . Nhà thơ đã bộc lộ được rất tinh tế, tài hoa những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về đất nước quê hương => Đó là đất nước giàu đẹp, bất khuất, anh hùng, đứng lên chống kẻ thù dành chiến thắng .
4. Củng cố
- GV:Nhận xét đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung của bài thơ?
5. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc bài thơ.
- Bình giảng 7 câu thơ đầu bài thơ “ Đất nước”.
- So sánh cách cảm nhận về đất nước qua hai tác phẩm: Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích Đất nước( trích trường ca mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
- Chuẩn bị tiết luyện tập : Luật thơ.
File đính kèm:
- Tiet 29- Dat nuoc.doc