Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 3: Làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

2.Kĩ năng:

- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng đạo lí.

- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

3.Thái độ:

- Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lí.

- Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng hoàn thiện bản thân.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ

III.Tiến trình bài dạy:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 3: Làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: Làm văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Ngày soạn: 17/08/2010 Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C8.Sĩ số…………Vắng………………………………… I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Nắm được nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 2.Kĩ năng: - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng đạo lí. - Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 3.Thái độ: - Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lí. - Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng hoàn thiện bản thân. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ III.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý. - GV yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài SGK và thực hiện các yêu cầu của giáo viên. - GV: Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? - GV: Theo em sống thế nào được coi là “sống đẹp”? - GV: Để sống đẹp con người cần rèn luyện những phẩm chất nào? - GV khái quát vấn đề. - GV: Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào? - GV: Tư liệu cần sử dụng thuộc các lĩnh vực nào ? - GV: Phần mở bài cần giới thiệu nội dung gì ? - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm( 7 phút) xây dựng nội dung phần thân bài. - Nhiệm vụ: + Nhóm 1:Giải thích thế nào là “sống đẹp”? + Nhóm 2: Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp trong kháng chiến, khi đất nước mới hoà bình và trong xã hội ngày nay? + Nhóm3: Nêu lên ý kiến bình luận về sống đẹp? - Các nhóm trao đổi thảo luận, cử đại diện trình bày, Các nhóm khác nhận xét bổ sung, thống nhất ý kiến. - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. - GV: Phần kết bài cần trình bày những nội dung gì? *HĐ2: Tỡm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - GV: Từ ngữ liệu đã phân tích hãy xác định rõ yêu cầu về nội dung và các bước làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí ? . - GV: Yêu cầu về diễn đạt trong bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí ? - HS suy nghĩ trả lời. - Gv chốt lại kiến thức bằng sơ đồ. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK * HĐ3: Luyện tập - GV yêu cầu hs đọc yêu cầu của bài tập 1 và suy nghĩ để trả lời các CH sau - GV: Vấn đề mà Gi.Nê-ru bàn luận trong văn bản là gì ? - GV: Căn cứ vào nội dung và một số từ ngữ then chốt hãy đặt tên cho văn bản? - GV: Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? * Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong vòng 5 phút. - GV chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí. Câu hỏi thảo luận: Chứng minh rằng: - Cách diễn đạt của tác giả trong văn bản khá sinh động, hấp dẫn ? - Các nhóm tiến hành thảo luận . - Nhóm 1 cử đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung thống nhất ý kiến. - GV chuẩn xác kiến thức bằng sơ đồ. 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý. * Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi! Sống đẹp là thế nào , hỡi bạn? ( Một khúc ca) a.Tìm hiểu đề * Nội dung: Vấn đề cần nghị luận là “sống đẹp” - “Sống đẹp”: Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, có đời sống tình cảm lành mạnh, phong phú, hài hoà, có hành động đúng đắn. - Để “sống đẹp” , mỗi người cần: + Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng những hoài bão, những ước mơ. + Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bao dung, độ lượng, có tình thương yêu con người. * Các thao tác lập luận cần sử dụng: Giải thích. Phân tích. Chứng minh. Bình luận. * Phạm vi tư liệu: lấy từ thực tế và một số nhân vật trong văn chương. b.Lập dàn ý. * Mở bài: - Nêu lên vấn đề cần nghị luận. - Trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu - Nêu lên được quan điểm của bản thân. * Thân bài: - Giải thích thế nào là “sống đẹp”: Sống có tình cảm trong sáng, lành mạnh, hài hòa. Sống đẹp Sống có trí tuệ, có kiến thức, có văn hóa. Sống biết hành động đúng. Sống có lí tưởng phù hợp với thời đại. - Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp: + Trong kháng chiến. Giới thiệu một + Khi đất nước mới hoà bình. số tấm gương + Ngày nay. tiêu biểu có lối sống đẹp… - Bình luận về sống đẹp: Bình luận về sống đẹp Sống đẹp là nhân cách của con người Phê phán lối sống không đẹp Sống đẹp được mọi người kính trọng Sống đẹp đem lợi ích đến cho cộng đồng Bình luận về sống đẹp Phê phán lối sống không đẹp Sống đẹp được mọi người kính trọng Sống đẹp đem lợi ích đến cho cộng đồng Cần tích cực học tập, rèn luyện ý thức bản thân, xây dựng nhân cách sống để sống đẹp. * Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. - Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân. 2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhưng phải phù hợp, có chừng mực Yêu cầu nội dung Yêu cầu diễn đạt Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc * Ghi nhớ: SGK 3. Luyện tập. * Bài tập1. - Vấn đề mà Gi. Nê-ru bàn luận: Phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người. - Đặt tên cho văn bản: “Thế nào là con người có văn hoá”; “Một trí tuệ có văn hoá”… - Các thao tác lập luận được sử dụng: giải thích, phân tích, bình luận. - Cách diễn đạt : Cách diễn đạt khá sinh động Phần giải thích (Đoạn 1) Phần phân tích (Đoạn 2) Phần bình luận (Đoạn 3) đưa ra nhiều câu hỏi tu từ, rồi tự trả lời câu nọ nối câu kia Sử dụng câu mang nghĩa khẳng định Thể hiện rõ chính kiến của tác giả, làm rõ nội dung đang nghị luận . Tríchdẫn đoạn thơ của nhà thơ Hi-lạp tóm lược các luận điểm, gây ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ. Lôi cuốn người đọc theo gợi ý, dẫn dắt của mình. Tác giả trưc tiếp đối thoại với người đọc. Tạo quan hệ gần gũi thân mật, thẳng thắn giữa người viết với người đọc. 4. Củng cố: Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đảm bảo nội dung gì?. 5. Hướng dẫn tự học. - Làm bài tập 2-Sgk - Thực hành tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Soạn bài: “ Tuyên ngôn độc lâp” –Hồ Chí Minh( phần tác giả)

File đính kèm:

  • doctiet 3- NL ve tu tuong dao li.doc
Giáo án liên quan