A. Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
- Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm(tạo nhịp điệu, âm hưởng, điệp âm, điệp vần, điệp thanh): đặc điểm và tác dụng của chúng.
- Biết phân tích các phép tu từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng các phép tu từ.
B. Phương pháp:
- Thảo luận tổ (nhóm) đàm thoại, phát vấn, tích hợp.
C. Phương tiện: SGK, SGV, bản thiết kế
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:Tìm 1 đoạn thơ lục bát( song thất lục bát, Đường luật.) và phân tích luật thơ của đoạn thơ đó
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6598 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 31 Thực hành một số phép tu từ ngữ âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 31 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
A. Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
- Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm(tạo nhịp điệu, âm hưởng, điệp âm, điệp vần, điệp thanh): đặc điểm và tác dụng của chúng.
- Biết phân tích các phép tu từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng các phép tu từ.
B. Phương pháp:
- Thảo luận tổ (nhóm) đàm thoại, phát vấn, tích hợp.
C. Phương tiện: SGK, SGV, bản thiết kế
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:Tìm 1 đoạn thơ lục bát( song thất lục bát, Đường luật..) và phân tích luật thơ của đoạn thơ đó
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS giải bài tập phần 1.
GV: chia nhóm học sinh
Yêu cầu HS đọc ngữ liệu và thảo luận theo câu hỏi bài tập.
HS hoạt động nhóm (từng bàn) thảo luận
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Lần lượt các bài tập 1,2,3
GV hướng dẫn HS trả lời bài tập, nhận xét, tổng hợp rút ra kết luận.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS giải bài tập phần II.
Tiếp tục cho HS thảo luận nhóm theo bài tập SGK.
GV chốt lại tác dụng của các phép tu từ biểu cảm, gợi hình trong văn bản.
GV chuẩn bị đoạn thơ, đoạn văn cho HS luyện tập ở lớp.
I/ Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
Bài tập 1:
- Hai vế câu mở đầu dài- nhịp dàn trảithể hiện cuộc đấu tranh từng kỳ của dân tộc. Vế sau ngắn: dồn dập mạnh mẽ, khẳng định quyền độc lập.
- Thay đổi linh hoạt các thanh bằng trắc
- Phối hợp nhịp điệu, âm thanh, kết hợp biện pháp tu từ từ vựng, cú pháp.
Bài tập 2:
Đoạn văn lời kêu gọi cứu nước phối hợp nhiều yếu tố.
- Phép điệp, phép đối: từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp.
- Sử dụng vần
=> Tạo âm hưởng cho đoạn văn.
Bài tập 3:
Kết hợp sử dụng phép tu từ nhân hoá, các động từ với các yếu tố ngữ âm.
- Ngắt nhịp (liệt kê)
- Xen kẻ nhịp ngắn dài.
- Ngắt nhịp giữa chủ ngữ, vị ngữ (không dùng từ là), tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, ý nghĩa khẳng định.
II/ Điệp âm, điệp vần, điệp thanh:
Bài tập 1:
a. Lặp lại và phối hợp phụ âm “lửa lựu lập loè” _trạng thái ẩn hiện.
b. Phối hợp các phụ âm: diễn tả trạng thái ánh trăng.
Bài tập 2:
Đoạn thơ lặp nhiều lần vầng “ang” =>âm hưởng rộng mở kéo dài. Nó phù hợp với cảm xúc: mùa đông tiếp diễn với nhiều dấu hiệu đặc trưng.
Bài tập 3:
Các yếu tố ngữ âm trong đoạn thơ
- Nhịp điệu
- Phối hợp các thanh trắc-bằng
- Từ láy gợi hình, phép đối từ ngữ, lặp từ ngữ.
- Lặp cú pháp (câu 1-3)
Luyện tập:
Tìm các phép tu từ ngữ âm được sử dụng trong các ngữ liệu sau:
- Đoạn thơ (GV tự chọn).
- Đoạn văn (GV tự chọn).
4. Củng cố - Dặn dò
+ Điệp âm, điệp vần, điệp thanh, nhịp điệu, âm hưởng là những phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản, đặc biệt những văn bản nghệ thuật.
+ Luyện tập ở nhà: chỉ ra phép tu từ ngữ âm và ý nghĩa của nó trong đoạn thơ, đoạn văn đã học trong chương trình.
- Chuẩn bị bài để làm bài viết số 3: Nghị luận văn học
5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung
File đính kèm:
- Tiet 31 Thuc hanh mot so phep tu tu ngu am.doc