Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 31 Tiếng Việt: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu được một số biện pháp tu từ ngữ âm thường gặp

2. Kỹ năng.

- Biết cách phát hiện, phân tích, vận dụng một số biện pháp tu từ ngữ âm quen thuộc.

- GDKNS: + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ hiệu quả biểu đạt, tư duy sáng tạo, đối chiếu về âm thanh, nhịp điệu, âm hưởng của những tác phẩm văn chương.

+ Vận dụng khi cảm thụ tác phẩm văn học.

3. Thái độ.

- GDHS có thói quen sử dụng từ ngữ có tính nghệ thuật trong giao tiếp, giáo dục tình yêu tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GIÁO VIÊN: SGK, SGV, Giáo án.

2. HỌC SINH: SGK, vở ghi, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

*ổn định tổ chức lớp (1’)

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

a. Câu hỏi.

? Nêu khái niệm luật thơ, và một số thể thơ phổ biến hiện nay ?

b. Đáp án.

- Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về chia khổ,về số dòng và cách gieo vần,

cách ngắt nhịp, hài thanh v.v. (6đ’)

- Các thể thơ quen thuộc; năm tiếng, bảy tiếng,thơ tự do.(4đ )

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 31 Tiếng Việt: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /10/2012 Ngày dạy: 12 A /10/2012 12 G /10/2012 Tiết 31: Tiếng việt THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. - Giúp học sinh hiểu được một số biện pháp tu từ ngữ âm thường gặp 2. Kỹ năng. - Biết cách phát hiện, phân tích, vận dụng một số biện pháp tu từ ngữ âm quen thuộc. - GDKNS: + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ hiệu quả biểu đạt, tư duy sáng tạo, đối chiếu về âm thanh, nhịp điệu, âm hưởng của những tác phẩm văn chương. + Vận dụng khi cảm thụ tác phẩm văn học. 3. Thái độ. - GDHS có thói quen sử dụng từ ngữ có tính nghệ thuật trong giao tiếp, giáo dục tình yêu tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. GIÁO VIÊN: SGK, SGV, Giáo án. 2. HỌC SINH: SGK, vở ghi, đọc trước bài. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY *ổn định tổ chức lớp (1’) 1. Kiểm tra bài cũ (4’) a. Câu hỏi. ? Nêu khái niệm luật thơ, và một số thể thơ phổ biến hiện nay ? b. Đáp án. - Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về chia khổ,về số dòng và cách gieo vần, cách ngắt nhịp, hài thanh v.v.. (6đ’) - Các thể thơ quen thuộc; năm tiếng, bảy tiếng,thơ tự do.(4đ ) 2. Bài mới * Lời vào bài (1’) Trong qua trình tiếp xúc và tạo lập văn bản chúng ta thường gặp một số biện pháp tu từ ngữ âm quen thuộc. Bài học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số biện pháp tu từ ngữ âm đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT ? Nhận xét về nhịp điệu của đoạn văn . ? Nhận xét sự thay đổi thanh bằng, trắc cuối mỗi đoạn ? ? Nhận xét chung về sự thay đổi thanh điệu nhịp điệu đấy, (tác dụng ) ? HSTL: ? Phân tích tác dụng của cách ngắt nhịp, của âm thanh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (chú ý phép lặp từ ngữ cú pháp sự đối xứng của câu văn) ? Phân tích nhịp điệu và âm hưởng của đoạn văn trên . ? Cách lặp cú pháp ở cuối câu có tác dụng gì . ? Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm đầu trong các câu sau. HS thảo luận và trả lời ? Trong đoạn thơ sau vần nào được lặp lại nhiều nhất ? Nêu tác dụng của việc lặp vần đó . ? Phân tích tác dụng của phép láy, phép nhân hoá, ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu ? Nhận xét phạm vi sử dụng các phép tu từ ngữ âm. Tích hợp GDKNS ? Phân tích sự phối hợp nhịp điệu, vần điệu, hiệu quả. I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu. 1. Bài tập 1. (5’) Đoạn văn trích trong tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh(SGK-129) - Hai nhịp đầu dài, thể hiện lòng kiên trì, anh dũng đấu trnh của dân tộc ta ,hai nhịp sau ngắn thể hiện thái độ khẳng định dứt khoát, hùng hồn về quyền độc lập tự do của dân tộc ta; “ dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập’’ - Kết thúc ba nhịp đầu là thanh bằng không dấu với ba âm tiết mở (nay, nay do) tạo âm hưởng ngân vang ,lan xa .Kết thúc nhịp bốn là âm tiết khép, ( lập),tạo ra sự lắng đọng, sự gãy gọn trong lòng người đọc. - Sự phối hợp nhịp điệu, âm thanh <cả phép lặp cú pháp. đã tạo ra âm hưởng hùng hồn cho đoạn văn. tạo sự lôi cuốn chú ý cho người nghe, người đọc. 2. Bài tập 2. (5’) Đoạn văn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.(SGK-129) - Sự phối hợp vần bằng và vần trắc tạo ra sự hài hòa về âm thanh, nhịp điệu ngắt có chủ ý ở từng vế tạo ra sự rõ ràng, sự rứt khoát cho lời văn. Sự dõng dạc, hùng hồn còn do có sự phối hợp giữa nhịp điệu và những từ phản nghiã *.Sự đối xứng, phép liệt kê đã tạo ra chất hùng hồn, tinh thần quyết tâm cho cả dân tộc 3. Bài tập 3. (5’) - Đoạn văn trong tuỳ bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới. (SGK-129) - Nhịp điệu khi nhanh khi chậm thể hiện tình cảm say xưa của tác giả đối với cây tre ,đối với đất nước thân thương tươi đẹp - Thể hiện thái độ ngợi ca, tuyên dương công trạng của tre. II, Điệp âm, điệp vần, điệp thanh: *.Bài tập 1. (5’) a. “ Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông’’ - Âm đầu ( L ) được lặp lại bốn lần gợi hình tượng hững bông hoa lựu đỏ lấp ló trên cành như những đốm lửa lập loè đang phát sáng . b. “ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” - Phụ âm đầu (L) cũng xuất hiện bốn lần tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh ,phát sáng trên mặt nước ,gợi nên một không gian lai láng ánh sáng huyền ảo . * Bài tập 2. (5’) a. Lá Bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay về trời Mùa đông còn hết em ơi Mà con én đã gọi người sang xuân - Vần “ ang”lặp lại nhiều nhất gợi lên cái mênh mông lan tỏa của khung cảnh đất trời, và đặc biệt tạo ra sắc thái chuyển đổi giao mùa của tiết trời ,cái lạnh trong lòng người, làm cho lòng người càng thêm trống vắng hơn. * Bài tập 3. (5’) “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăn thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha luông mưa xa khơi” - Phép lặp cú pháp ở câu một và câu hai - Phép tương phản ở ba câu đầu - Thanh trắc ở ba câu đầu . * Tác dụng: tạo ra khung cảnh gian lao vất vả, những gian khổ khó khăn của vùng núi rừng sơn cước, và đó cũng là những thử thách đối với người lính. - Câu cuối toàn vần bằng . * Tác dụng: Gợi cảm giác thoả mái sau những lúc người lính hành quân vất vả, họ phóng tầm nhìn ra xa và nhận thấy bên cạnh khung cảnh hiểm trở của núi rừng thì cũng có những phút giây được đón nhận một thiên nhiên êm đềm thư thái, đầy chất lãng mạn để sưởi ấm cho hồn người. III. Tổng kết. (3’) - Phép tu từ, tạo nhịp điệu và âm hưởng thường được dùng trong văn, văn chính luận. - Phép tu từ tạo nhịp điệu, thanh điệu thường dùng nhiều trong thơ ca. IV. Củng cố, luyện tập (4’) - Đoạn thơ; “ Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên Cây me díu dít cặp chim chuyền Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến nơi nơi động tiếng huyền’’ . ( Thơ duyên –Xuân Diệu.) - Nhịp bảy bảy ,đều đều - Vần “uyên’’ * Tác dụng; tạo sự nhịp nhàng, êm ái cho lời thơ, câu thơ do vậy dễ đọc dễ nhớ, dễ đi vào lòng người đọc. 3. Hướng dẫn học bài cũ và chuẩn bị bài mới(2’) a. Bài cũ - Nắm chắc nội dung bài học. - Vận dụng làm các bài tập tương tự. b. Bài mới - Đọc trước các đề trong SGK-133, 134. - Tiết sau viết bài số 3.

File đính kèm:

  • docTiet 3112cb chuan.doc
Giáo án liên quan