Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 32, 33 Bài làm văn số 3

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

-Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đàu học kì I để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó có sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.

- Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận văn học.

- Bước đầu rèn luyện cho HS khả năng nghị luận tập trung vào một khái cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm, biết cách trình bày ngắn gọn và rõ ràng vấn đề trong một hệ thống lập luận chặt chẽ. Đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, so sánh, đối chiếu một cách có cơ sở, có hệ thống để làm rõ đặc điểm bản chất, tương đồng hoặc khác biệt của một số tác phẩm đã được tìm hiểu.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

C. CÁCH THỨC TỔ CHỨC:

Tổ chức cho học sinh thực hiện tiết học thông qua việc tổ chức luyện tập tại lớp.

D . TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

D1. RA ĐỀ

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 32, 33 Bài làm văn số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 2/10/2008 Tổ chức tại:A1. Tiết 32,33 BÀI LÀM VĂN SỐ 3- NLVH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: -Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đàu học kì I để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó có sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ. - Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận văn học. - Bước đầu rèn luyện cho HS khả năng nghị luận tập trung vào một khái cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm, biết cách trình bày ngắn gọn và rõ ràng vấn đề trong một hệ thống lập luận chặt chẽ. Đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, so sánh, đối chiếu một cách có cơ sở, có hệ thống để làm rõ đặc điểm bản chất, tương đồng hoặc khác biệt của một số tác phẩm đã được tìm hiểu. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV. - Thiết kế bài học. C. CÁCH THỨC TỔ CHỨC: Tổ chức cho học sinh thực hiện tiết học thông qua việc tổ chức luyện tập tại lớp. D . TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: D1. RA ĐỀ Đề 1 I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm): Chọn phương án đúng nhất trong những câu sau. 1. Bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng được in trong tập thơ nào của nhà thơ? A. Mây đầu ô (thơ 1986). B. Thơ văn Quang Dũng (1988). C. Ra trận (1962- 1971). D. Gió lộng (1955-1961). 2. Để làm được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ chúng ta cần phải làm gì? A. Tìm hiểu hình ảnh, đoạn thơ. B.Tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ... C. Bàn về giá trị nội dung của bài thơ. D. Bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ. 3. Hãy sắp xếp đúng thứ tự chặng đường thơ Tố Hữu? A. Việt Bắc. B. Gió lộng. C. Từ ấy. D. Ra trận. 4. Điền vào dấu 3 chấm để hoàn tất khái niệm về luật thơ? "Luật thơ là toàn bộ những ....... về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định." 5. Đơn vị nào sau đây có vai trò quan trọng để hình thành luật thơ ? A. Câu. B. Ngữ âm. C. Tiếng. D. Ngữ pháp. 6. Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu. (Việt Bắc –Tố Hữu) Hai câu thơ trên là: A. Lời hỏi của người ở lại đối với người ra đi. B. Lời khẳng định của người ở lại với người ra đi. C. Lời hỏi của người ra đi. D. Lời khẳng định của ra đi về tình cảm đối với người ở lại. II. Phần tự luận (7 điểm): Câu 1(2 điểm): Vì sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị? Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong bức tranh thiên nhiên ấy ở đoạn thơ sau: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. (Trích Tây Tiến- Quang Dũng- SGK Ngữ Văn 12. NXBGD) Đề 2 I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm): Chọn phương án đúng nhất trong những câu sau. 1. Để phát biểu ý kiến theo chủ đề có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì? A. Lựa chọn nội dung phát biểu. B. Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp, dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp thành nội dung, có thái độ cử chỉ đúng mực. C. Có thái độ cử chỉ đúng mực, phù hợp. D. Dự kiến nội dung phát biểu. 2. Đoạn trích "Đất nước" nằm ở vị trí nào trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm? A. Chương II của trường ca. B. Phần đầu của trường ca. C. Chương V của trường ca. D. Phần đầu chương V của trường ca. 3. Thể thơ song thất lục bát có nhịp như thế nào? A. Nhịp 4/3. B. Nhịp 3/4. C. Nhịp 3/4 và 2/2/2. D. Nhịp 2/2/2. 4. Đóng góp riêng của đoạn trích Đất nước là sự nhấn mạnh tư tưởng "Đất nước của Nhân dân". Nhận định trên đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. 5. Hãy sắp xếp tên tác phẩm cho phù hợp với thể thơ? Tác phẩm Thể thơ A. Tây Tiến (Quang Dũng). B. Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều). C. Việt Bắc (Tố Hữu). D. Chiều tối (Hồ Chí Minh). 1.Lục bát. 2. Tứ tuyệt đường luật. 3. Thơ bảy tiếng. 4. Song thất lục bát. 6. Nhận định nào sau đây không đúng về phong cách thơ Tố Hữu? A. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc. B. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. C. Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu mang tính hiện đại sâu sắc. D. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà. II. Phần tự luận (7 điểm): Câu 1(2 điểm): Vì sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị? Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong bức tranh thiên nhiên ấy ở đoạn thơ sau: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. (Trích Tây Tiến- Quang Dũng- SGK Ngữ Văn 12. NXBGD) Đề 3 I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm): Chọn phương án đúng nhất trong những câu sau. 1. Hãy nối các câu thơ theo đúng tác giả, tác phẩm: Thơ Tác phẩm A. Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm. B. Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. C. Ai về ai có nhớ không Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang. D. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. 1. Tây Tiến (Quang Dũng). 2. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm). 3. Việt Bắc (Tố Hữu). 4. Đất nước (Nguyễn Đình Thi). 2. "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS", 1-12-2003 của Cô- phi-an-nan có tư cách là: A. Một văn bản tự sự. B. Một văn bản nhật dụng. C. Một văn bản khoa học. D. Một văn bản hành chính. 3. Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng mang vẻ đẹp lãng mạn đậm chất bi tráng. Nhận định trên đây về hình tượng người lính Tây Tiến đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. 4. Trong đoạn trích "Đất nước" trích trường ca "Mặt đường khát vọng", Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? A. Lịch sử. B. Địa lí lãnh thổ. C. Văn hóa, lịch sử, địa lí. D. Văn học. 5. Điền vào dấu 3 chấm để hoàn tất khái niệm về luật thơ? "Luật thơ là toàn bộ những ....... về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định." 6. Phương án nào sau đây nói đúng về bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi? A. Nằm trong bài Sáng mát trong như mắt năm xưa (1948). B. Nằm trong bài thơ Đêm mít tinh(1949). C. Là bài Đêm mít tinh(1949). D. Có những đoạn lấy từ hai bài Sáng mát trong như mắt năm xưa(1948), Đêm mít tinh(1949). II. Phần tự luận (7 điểm): Câu 1(2 điểm): Vì sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị? Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong bức tranh thiên nhiên ấy ở đoạn thơ sau: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. (Trích Tây Tiến- Quang Dũng- SGK Ngữ Văn 12. NXBGD) HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3 (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC) Đề 1 I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm): Chọn phương án đúng nhất trong những câu sau. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A B C-A-B-D quy tắc C D Đề 2 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 B D C A A-3;B-4;C-1; D-2 C Đề 3 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A-2;B-4; C-3;D-1 B A C quy tắc D

File đính kèm:

  • docNV 12 Bai viet so 3NLVHtrac nghiem.doc