I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Thông qua bài kiểm tra số 3 đánh giá phân loại học sinh. Trên cơ sở đó giáo viên có biện pháp điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Áp dụng những kiến thức lý thuyết về kiểu bài nghị luận văn học đã học vào làm bài kiểm tra.
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng viết văn nghị luận xã hội, phân tích đề và lập dàn ý, tìm dẫn chứng.
3.Thái độ:
- Qua bài viết rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn nghị luận .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Đề, đáp án, thang điểm
b. Chuẩn bị của học sinh: chuẩn bị kiến thức.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Ma trận đề:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 32 - 33: Làm văn bài viết số 3 (nghị luận văn học), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32-33: Làm văn
Bài viết số 3
(Nghị luận văn học)
Ngày soạn: 26/10/2010
Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số……… .Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Thông qua bài kiểm tra số 3 đánh giá phân loại học sinh. Trên cơ sở đó giáo viên có biện pháp điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- áp dụng những kiến thức lý thuyết về kiểu bài nghị luận văn học đã học vào làm bài kiểm tra.
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng viết văn nghị luận xã hội, phân tích đề và lập dàn ý, tìm dẫn chứng.
3.Thái độ:
- Qua bài viết rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn nghị luận .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Đề, đáp án, thang điểm
b. Chuẩn bị của học sinh: chuẩn bị kiến thức.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Ma trận đề:
MĐ CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Tố Hữu
1 2 đ
1 2đ
Tây Tiến
1 8đ
1 8đ
Tổng
1 2 đ
1 8đ
2 10đ
2. Ra đề kiểm tra
A. Đề bài:
Câu 1: Anh, chị hãy nêu những nét chính các chặng đường thơ Tố Hữu?
Câu 2: Câu 2 Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: ( 7 điểm)
“Tây Tiến doàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thây chiếu anh vầ đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
( “Tây Tiến”- Quang Dũng)
B. Đáp án:
- Tập thơ “ Từ ấy”( 1937- 1946): là niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ gặp ánh sáng lí tưởng, tìm thấy lẽ sống.
- Tập thơ “ Việt Bắc” ( 1947- 1954): Phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, phát hiện vẻ đẹp của nhân dân, thể hiện những tình cảm lớn của con người Việt Nam mà bao trùm lên là lòng yêu nước.
- Tập thơ “ Gió lộng” ( 1955- 1961): ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, ca ngợi Đảng, Bác Hồ; cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; khẳng định tình cảm quốc tế vô sản.
- Tập thơ “Ra trận” ( 1962- 1971), Máu và hoa( 1972- 1977): là khúc ca ra trận; là lời ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- “Một tiếng đờn” 1992 và “Ta với ta” 1999là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu. Trước không khí sôi động của cuộc sống có nhiều thay đổi…tâm hồn nhà thơ tìm đến những cảm xúc suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời, conngười. Vượt lên bao thăng trầm, thơ TH vẫn kiên định niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, vào chữ nhân tỏa sáng ở mỗi hồn người.
C. Thang điểm.
Câu 1:
2 điểm: Đủ ý, trình bày sạch sẽ, mạch lạc
1 điểm: Trình bày được 1/2 số ý, diễn đạt chưa lưu loát
0 điểm: Bỏ trắng phần này
Câu 2:
7- 8 điểm: Đủ ý, trình bày khoa học, phân tích sâu có cảm xúc, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt tốt, đúng chính tả, bài viết có sự sáng tạo.
5 - 6 điểm: Đủ ý, dẫn chứng đưa ra phân tích chưa sâu, còn mắc lỗi chính tả, mắc lỗi diễn đạt ít .
3 - 4 điểm: Trình bày 2/3 số ý, diễn đạt chưa lưu loát, mắc nhiều lỗi chính tả.
1 - 2 điểm: các ý đưa ra chưa đúng với yêu cầu của đề bài, diễn đạt yếu, mắc lỗi chính tả.
0 điểm: Bỏ trắng phần này.
3. Thu bài:
4. Hướng dẫn tự học:
- Soạn bài: Đọc thêm “Dọn về làng”
File đính kèm:
- Tiet 32- 33.doc