I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức đã học trong phần văn học để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận văn học
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị vở viết bài của học sinh
2. Bài mới:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3791 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 32, 33 viết bài làm văn số 3: nghị luận văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32, 33
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Ngày soạn: 20.10.2010
Ngày giảng:......10.2010
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức đã học trong phần văn học để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận văn học
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị vở viết bài của học sinh
Bài mới:
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn chung về bài viết số 3.
- GV: Hướng dẫn học sinh nắm lại các kiến thức về văn học đã học.
- GV: Hướng dẫn học sinh nắm lại các các kĩ năng tiếng Việt đã học trong bài Luật thơ để vận dụng vào bài văn.
- GV: Hướng dẫn học sinh nắm lại các kĩ năng nghị luận văn học, nhất là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
* Hoạt động 2: Giáo viên cho đề bài.
* Hoạt động 3: Giáo viên gợi ý cho học sinh cách thức làm bài.
I. Hướng dẫn chung:
1. Nắm vững kiến thức các văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm).
2. Nắm vững các kĩ năng tiếng Việt trong bài Luật thơ để vận dụng phân tích giá trị biểu cảm, gợi hình tượng, nhạc điệu trong các văn bản nói trên.
3. Nắm vững kĩ năng Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
II. Đề bài:
Câu 1 (3 điểm): Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ?
Câu 2 (7 điểm)
Cảm nhận của em về hình tượng ngừoi lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
T©y TiÕn ®oµn binh kh«ng mäc tãc
Qu©n xanh mµu l¸ gi÷ oai hïm
M¾t trõng göi méng qua biªn giíi
§ªm m¬ Hµ Néi d¸ng kiÒu th¬m
R¶i r¸c biªn c¬ng må viÔn xø
ChiÕn trêng ®i ch¼ng tiÕc ®êi xanh
¸o bµo thay chiÕu anh vÒ ®Êt
S«ng M· gÇm lªn khóc ®éc hµnh
( Quang Dũng – Tây Tiến)
III. Gợi ý cách làm bài:
- Cần nắm vững yêu cầu của từng phần trong đề để sử dụng tốt kiến thức.
- Phân bố thời gian sao cho hợp lí, tránh viết lan man, rườm rà
IV. Đáp án và thang điểm
Câu 1( 3 điểm)
Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời, đề tài của bài thơ (0,5 điểm)
Phân tích những biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong bài thơ (về nội dung, nghệ thuật) (2,0 điểm)
+ Nội dung: Đề tài, hình tượng trung tâm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đều hướng tới những vấn đề lớn của lịch sử dân tộc (cuộc k/c chống Pháp; hình tương đất nước, con người VN vừa anh dũng, quật cường, vừa tràn đầy vẻ đẹp thơ mộng, đằm thắm; cảm hứng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng (1 điểm0
+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát, giọng điệu trữ tình (lời bày tỏ, đối đáp tâm tình ngọt ngào của ca dao), cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh (1 điểm)
Đánh giá chung ( 0,5 điểm)
Câu 2 (7 điểm)
* Tìm hiểu đề- Đề bài thuộc dạng phân tích tác phẩm văn học. Cụ thể là phân tích một đoạn thơ.- Để có thể phân tích sâu sắc đoạn thơ này, cần phải có cái nhìn tổng quát về cả bài thơ Tây Tiến. Bài thơ có hai đặc điểm nổi bật, bao trùm : cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Cả hai đặc điểm ấy đều được thể hiện rất rõ trong đoạn thơ cần phân tích.- Đoạn thơ này, về thực chất khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến. Vì thế, khi phân tích, cần phải làm sáng tỏ vẻ đẹp của hình tượng này.* Yêu cầu
Kĩ năng: - Có kĩ năng cảm nhận, đánh giá một đoạn thơ trữ tình cụ thể
Văn viết giản dị, trong sang, truyền cảm, chọn lọc từ tinh tế.
Kiến thức: Cụ thể1.Giới thiệu chung về Tây Tiến và đoạn thơ cảm nhận (0.5 điểm)- Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.- Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên.- Đoạn thơ cần phân tích là đoạn thứ ba của bài thơ, trong đó Quang Dũng đã khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.2. Hình tượng ngừoi lính trong đoạn thơ ( 4 điểm)a. Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến ( 2 điểm) :Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn với khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập để tác động mạnh vào cảm quan người đọc, kích thích trí tưởng tượng phong phú của người đọc. (0.5 điểm)- Trong bài thơ, Quang Dũng đã tạo được một không khí, chuẩn bị cho sự xuất hiện trực tiếp của những người lính Tây Tiến ở đoạn thơ thứ ba này. Trên cái nền hoang vu hiểm trở vừa hùng vĩ vừa dữ dội khác thường của núi rừng (ở đoạn một), và duyên dáng, mĩ lệ, thơ mộng của Tây Bắc (ở đoạn hai), đến đoạn thơ thứ ba, hình ảnh những người lính Tây Tiến trực tiếp xuất hiện với một vẻ đẹp độc đáo và kì lạ :Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm- Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể đặng khái quát những gương mặt chung của cả đoàn quân. Qua ngòi bút của ông, những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Thực tế gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Quang Dũng không hề che giấu những sự thực tàn khốc đó. Song, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường. Và ngòi bút lãng mạn của ông đã biến họ thành những bức chân dung lẫm liệt, oai hùng. Cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính, qua cái nhìn của ông, vẫn toát lên cái oai phong của những con hổ nơi rừng thiêng. Cái vẻ oai phong, lẫm liệt ấy còn được thể hiện quan ánh mắt giận dữ (mắt trừng gửi mộng) của họ ( 0,75 điểm) ...- Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của những người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Như vậy, trong bốn câu thơ trên, Quang Dũng đã tạc lên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bề ngoài mà con thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ (0,75 điểm).b . Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến ( 2 điểm):- Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương. Cảm hứng lãng mạn đã khiến ngòi bút ông nói nhiều tới cái buồn, cái chết như là những chất liệu thẩm mỉ tạo nên cái đẹp mang chất bi hung ( 0,5 điểm):Rải rác biên cương mồ viễn xứ....Sông Mã gầm lên khúc độc hành.- Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến. Cái sự thật bi thảm những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìn của nhà thơ, lại được bọc trong những tấm ào bào sang trọng. Và rồi, cái bi thương ấy bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã ( 0,75điểm) :Áo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành.Cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả thật trang trọng. Cái chết ấy đã tạo được sự cảm thương sâu sắc ở thiên nhiên. Và dòng sông Mã đã trân trọng đưa tiễn linh hồn người lính bằng cách tấu lên khúc nhạc trầm hung (0,25 điểm) .- Tóm lại, hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại (0,5 điểm)3. Đánh giá chung (0,5 điểm) - Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại (0,25 điểm)- Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính. Và Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình. (0,25 điểm)
V. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:
1. Hướng dẫn học bài:
Nắm được các kiến thức đã vận dụng trong bài viết.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm : - DỌN VỀ LÀNG ( Nông Quốc Chấn ).
- Câu hỏi: Trả lời câu hỏi sau các văn bản đọc thêm.
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T 32-33- bai viet so 3- 12Cb 09-10.doc