. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu HKI. để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận vh; Bước đầu rèn luyện cho HS tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm,
3. Thái độ:
Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.
- Giáo dục kĩ năng sống.
Suy nghĩ vấn đề nghị luận lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ logic để triển khai một đoạn văn, một tác phẩm văn học.
Tự nhận thức xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu.
+ Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình đã học
+ Kĩ năng làm văn nghị luận văn học
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 32,33 Làm văn: Bài viết số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 11/2012 Ngày giảng:12 A /11/2012
12G /11/ 2012
Tiết 32,33: Làm văn
BÀI VIẾT SỐ 3
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Kiến thức:
Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu HKI. để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận vh; Bước đầu rèn luyện cho HS tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm,
3. Thái độ:
Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp.
- Giáo dục kĩ năng sống.
Suy nghĩ vấn đề nghị luận lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ logic để triển khai một đoạn văn, một tác phẩm văn học.
Tự nhận thức xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới.
- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu.
+ Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình đã học
+ Kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III. Thiết lập ma trận
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Tiếng việt
Hiểu các nhân tố chi phối luật thơ Tiếng Việt và luật thơ của thể thơ lục bát
Phân tích được thi luật của một số câu thơ lục bát
2. Đọc văn
Thuộc những câu thơ đoạn thơ tiêu biểu
Hiểu được đề tài và chủ đề, khuynh hướng , cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu của nhân vật trữ tình, những sáng tạo đa dạng về ngôn ngữ hình ảnh của tác phẩm văn học
3. Nghị luận về đoạn thơ: Việt Bắc của Tố Hữu
Dạng đề nghị luận về đoạn thơ
Xác định vấn đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
Có nhận thức đúng đắn nội dung nghệ thuật đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc
Hiểu được đề tài, chủ đề khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu tình cảm nhân vật trữ tình, những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh tiêu biểu của đoạn thơ
Vận dụng kiến thức kĩ năng về nghị luận đoạn thơ . Tích hợp kiến thức , kĩ năng về bài nghị luận bài thơ , đoạn thơ Vận dụng các thao tác lập luận trong bài nghị luận văn học, huy động kiến thức đã học trong bài khái quát và luật thơ để phát hiện nghị luận về đoạn thơ: Việt Bắc xuất quân trích trong bài VB.Nâng cao năng lực tư duy tổng hợp so sánh đối chiếu để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn thơ
Xây dựng được luận điểm , luận cứ và dẫn chứng xác thực.
Chú ý liên kết trong bài viết.
Số câu : 1
Số điểm : 1đ
Tỉ lệ : 10 %
Số câu : 1
Số điểm:1,0đ
Tỉ lệ 20 %
Số câu : 1
Số điểm:7,0
Tỉ lệ : 70 %
TC :
Số câu: 1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
1
Số điểm : 1,0 đ
1
Số điểm : 2,0đ
1
Số điểm : 7,0 đ
Số câu : 3
Số điểm : 10 đ
Tỉ lệ : 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ:
ĐỀ KIỂM BÀI VIẾT SỐ 3
Môn Ngữ văn 12 ( chương trình chuẩn). Năm học: 2012- 2013
Thời gian : 90 phút ( không kể chép đề)
Câu 1 ( 1đ): Phân tích luật thơ trong câu thơ sau “
“ Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”
( Trích – Việt Bắc của Tố Hữu )
Câu 2 ( 2.0 đ ): Nhận xét cách sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích Đất Nước
Câu 3 : (7,0 đ) : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu :
“ Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thăm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng” .
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
2
3
- Thể loại : lục bát
- Số dòng + số tiếng : 6 -8-6-8
- Nhịp :
+ D1 : 3/3
+ D2 : 4/4
+ D3 : 2/4
+ D4 : 4/4
- Hài thanh : theo luật lục bát
+ Tiếng 4 : T
+ Tiếng : 2, 6, 8 : B
- Hiệp vần : ta – mà – ninh – mình - tình
1,0 đ
2,0 đ
7,0 đ
- Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo. Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc ( miếng trầu; tóc bới sau đầu; cái kèo, cái cột, hạt gạo xay,giã, dần, sàng, hòn than, con cúi). Có ca dao, dân ca, tục ngữ( khăn thương nhớ ai, dân ca bình trị thiên, tay bưng dĩa muối….). Có truyền thuyết Hùng Vương, các truyện cổ tích từ xa xưa( Trầu cau, Tấm cám, Sự tích hòn Vọng Phu, hòn Trống mái). Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích, trừ trường hợp câu dân ca được lấy nguyên vẹn.
- Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. Chất dân gian đã thám sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích.
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những kiến thức đoạn thơ Việt Bắc xuất quân
Mở bài :Giới thiệu đoạn thơ ( xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ)
0,5
Thân bài
- Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc ( 8 câu đầu)
1,5
- Khí thế chiến thắng của các cuộc chiến trường khác ( 4 câu sau)
1,5
Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và ngôn từ tài tình của tác giả ( các từ láy, động từ, tính từ gợi tả, các phép tu từ, giọng thơ…)
1,5
Khái quát chung về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ “ Việt Bắc xuất quân và khí thế chiến thắng ”. Đánh giá đoạn thơ hay
1,5
Kết bài : Đoạn thơ đã thể hiện rất thành công cảm hứng ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
0,5
Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bài bố cục bài văn nghị luận là 3,0 điểm.
- Điểm trừ tối đa với những bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 2,0 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 1,0 điểm.
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiet 32 3312cb chuan.doc