Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 34, 35, 36 Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Hướng dẫn HS tìm hiểu:

- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm: số phận bi thảm của người nông dân Tây Bắc dưới chế độ cũ và tinh thần đấu tranh để tự giải phóng.

- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài: kể chuyện lôi cuốn, mô tả diễn biến tâm lý tinh tế, dựng cảnh sinh động, gợi cảm, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, chất trữ tình thơ mộng.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Đọc - hiểu.

- Cảm thụ.

- Phân tích - mở rộng.

C. KẾ HOẠCH BÀI DẠY:

* Bài cũ: Hình tượng đất nước được khắc hoạ như thế nào trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn đình Thi?

* Bài mới:

I. Tiểu dẫn:

1. Tác giả:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 34, 35, 36 Vợ chồng A phủ (Tô Hoài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn Ngày soạn: Tiết: 34,35,36 Vợ chồng a phủ Tô Hoài a. Mục đích yêu cầu: Hướng dẫn HS tìm hiểu: - Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm: số phận bi thảm của người nông dân Tây Bắc dưới chế độ cũ và tinh thần đấu tranh để tự giải phóng. - Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài: kể chuyện lôi cuốn, mô tả diễn biến tâm lý tinh tế, dựng cảnh sinh động, gợi cảm, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, chất trữ tình thơ mộng. B. phương pháp: - Đọc - hiểu. - Cảm thụ. - Phân tích - mở rộng. c. Kế hoạch bài dạy: * Bài cũ: Hình tượng đất nước được khắc hoạ như thế nào trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn đình Thi? * Bài mới: I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Những điểm đáng lưu ý về tác giả Tô Hoài? - Tên thật: Nguyễn Sen. - Quê: Hà Đông (cũ). - Trước CM: tác giả của "Dế mèn phiêu lưu ký" đ nhà văn viết truyện về thế giới loài vật đ ngòi bút mô tả sinh động, hồn nhiên. - Sau CM: sáng tác thuộc nhiều thể loại - tiêu biểu nhất: "Truyện Tây Bắc" đ nhà văn viết về Tây Bắc hay nhất. 2. Tác phẩm: - Nêu xuất xứ tác phẩm? - Xuất xứ: "Truyện Tây Bắc": + 8 tháng đi thực tế: vốn hiểu biết, cảm xúc, sự gắn bó... + gồm 3 truyện. + đề tài: cuộc sống tủi nhục của người đồng bào miền núi Tây Bắc và sự thức tỉnh để đến với CM. + NT: . màu sắc dân tộc đậm đà. . chất thơ, chất trữ tình . lời văn giàu giá trị tạo hình - "Vợ chồng A Phủ": tác phẩm xuất sắc nhất trong tập truyện. II. Cốt truyện: - Đọc và tóm tắt cốt truyện? Mỵ - cô gái xinh đẹp - con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá tra - bị đày đoạ đến gần tê liệt ý thức. Đêm tình mùa xuân: đánh thức tuổi trẻ, sức sống tiềm ẩn của Mỵ. Mỵ gặp A Phủ cùng cảnh ngộ - cởi trói cho A Phủ. Mỵ cùng A Phủ đến Phiềng Sa và tham gia du kích. IIi. Phân tích: 1. Hiện thực phản ánh: 1.1. Nhân vật Mỵ: - Đọc đoạn mở đầu. - Cảm nhận chung của em về đoạn văn? (Âm hưởng, giọng văn, cách giới thiệu nhân vật...). - Mở đầu truyện, Mỵ hiện lên qua những chi tiết NT nào? Chi tiết nào dự báo số phận bi thương của Mỵ sau này? - Sao làm con dâu nhà giàu nhưng mặt Mỵ lúc nào cũng "buồn rười rượi"? - Tìm hiểu số phận của Mỵ trước khi làm dâu nhà thống lý? - Đây là tục"cướp vợ" của người Hmông- theo em tục này hay và không hay ở chỗ nào? Tại sao? (Hay: lấy được vợ mà không sợ bị thách cưới nặng nề. Không hay: Lợi dụng để lừa cướp con gái về làm vợ đem đến nỗi bất hạnh cho đời cô gái ấy). - Có những hủ tục nào trong hôn nhân bị lên án? (+Không tương xứng về hình thức, không hoà hợp về tâm hồn: Mẹ em tham thúng xôi rền. Tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng... Bây giờ chồng thấp vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng. + Tảo hôn: Yêu nhau từ thủa 13 Đến năm 18 em đà 5 con). - Đặt mình vào hoàn cảnh bị "bắt cóc", hay làm vợ mà không được làm cô dâu em có cảm nhận ntn? (Tủi nhục, tủi hổ...và như vậy hôn nhân khó có hạnh phúc). - Rơi vào hoàn cảnh là con dâu gạt nợ, số phận tiếp theo của Mỵ ntn qua miêu tả của nhà văn? - Em hãy tìm những chi tiết thể hiện những đau khổ của Mỵ? - Những đau khổ ấy đã biến Mỵ thành con người như thế nào? - Sức sống tiền tàng trong nhân vật Mỵ được thể hiện như thế nào? - Sự tác động của đêm tình mùa xuân đến tâm hồn Mỵ? - Tiếng sáo được mô tả bao nhiêu lần? - Tiếng sáo trong cảm nhận của Mỵ? - Diễn biến tâm trạng của Mỵ? - Hãy phân tích ý nghĩa những vòng dây trói? - Hành vi này của người chồng đối với vợ có ý nghĩa tố cáo, lên án ntn? (Hành vi bạo lực trong gia đình, gây đau đớn về thân thể, tổn thương tinh thần và nguy cơ gây nên sự tan vỡ hạnh phúc gia đình). - Thực trạng này còn không? Nên ứng xử trước hành vi này ntn? (Vẫn còn, do nhận thức, do điều kiện sống vất vả... Thái độ ứng xử: biết tôn trọng nhân cách mọi người, biết lên án và biết yêu thương...). - Vì sao Mỵ dửng dưng? - Yếu tố nào tác động để Mỵ quyết định cởi trói cho A Phủ? - Hành động này có ý nghĩa gì? a. Mỵ- Con dâu "gạt nợ": * Vào truyện: - Nhà thống lý Pá tra: quyền thế, giàu có... - Mỵ: . quay sợi . tảng đá cạnh tàu ngựa . buồn rười rượi Câu hỏi đặt ra bởi sự vô lí: con dâu nhà thống lí sao lại buồn? * Mỵ khi chưa về làm dâu nhà thống lý - Mỵ - một cô gái trẻ, tài hoa, xinh đẹp. - Mỵ có người yêu - Mỵ tràn ngập trong hạnh phúc tình yêu. - Cha mẹ Mỵ nợ tiền nhà thống lý, không trả nợ được - Mỵ bị "cướp" - bắt cóc để làm con dâu gạt nợ đ nạn nhân của XHPK miền núi. * Chuỗi ngày Mỵ làm dâu nhà thống lí: - Khổ về vật chất: . làm việc quần quật . bị trói, đánh đập đ không khác gì thân trâu ngựa. - Đau khổ về tinh thần: + Những ràng buộc vô hình: . món nợ . uy quyền . thần quyền đ cột chặt đời Mỵ vào ngôi nhà ấy. + H/ả căn buồng: . kín mít . lỗ vuông... đ không gian âm u, tù động đ ngục thất giam cầm. - Đau khổ về vật chất và tinh thần, Mỵ như tê liệt về ý thức: + câm lặng, lùi lũi + buông trôi + cam chịu đ sự tồn tại vật vờ, cái xác không hồn, không thiết tha với sự sống. ị Số phận bi thảm, bị áp lực đến tột cùng. b. Sức sống tiềm tàng: * Tuổi trẻ của Mỵ: - Yêu đời - trẻ trung - Thổi sáo vào mùa xuân tết đến... đ sức sống dào dạt của tuổi thanh xuân. * ý thức phản kháng ngay từ khi mới bị bắt về làm dâu: + Nói với cha đ ý thức về tự do. + Muốn chết: ý thức về cuộc sống đích thực. * Đêm tình mùa xuân: + Khung cảnh mùa xuân: . gió rét dữ dội . rực rỡ sắc màu đ khung cảnh làm say lòng người. + hơi rượu: say, nồng nàn đ . lãng quên thực tại . nhớ quá khứ đ mộng và thực đan xen. + tiếng sáo: . Hiện thân của mùa xuân, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, tự do đ được mô tả nhiều lần, tác động đến tâm hồn Mỵ. . âm thanh từ bên ngoài vọng đến Mỵ: đầu núi - đầu làng - bay ngoài đường; từ mơ hồ đến rất rõ, rất gần. Tiếng sáo có tình, nồng nàn, thiết tha. đ Mỵ không chỉ nghe mà còn cảm nhận được tiếng lòng rạo rực trong đó - vượt ra khỏi tâm trạng thờ ơ, nguội lạnh: . nhẩm hát theo . nhớ về ngày trước . ý thức: mình còn trẻ . muốn chết đ ý thức thực tại. đ sống với tuổi trẻ, tình yêu thuở trước, ý thức về thân phận, cuộc đời đ khát khao, tình yêu, hạnh phúc trỗi dậy. . Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mỵ: tiếng lòng của Mỵ - tâm hồn Mỵ tràn đầy tiếng sáo đ khát khao trỗi dậy ngày càng mãnh liệt. * Sức sống bị vùi dập: - A Sử về: Trói Mỵ bằng những vòng dây trói khác nhau. - ý nghĩa: + "Thắt lưng"- Người chồng trói vợ - xem đó là quyền có được. + "Thúng sợi đay"- Trói một nô lệ đang nổi loạn. + "Tóc Mỵ"- Chính Mỵ cũng tự chấp nhận số phận. * Hành động Mỵ cởi trói cứu A Phủ: - Đầu tiên: dửng dưng, vô cảm đ quá quen thuộc. - Thấy giọt nước mắt của A Phủ: tuyệt vọng đ Mỵ nhớ lại tình cảnh của mình đ thương mình - thương A Phủ đ cởi trói cho A Phủ. ị Sức sống trỗi dậy mãnh liệt biến thành hành động tự giải phóng (chạy theo A Phủ): tự cắt đi những dây trói vô hình ràng buộc cuộc đời Mỵ. đ Sự thay đổi trong nhận thức đ quá trình đến với CM. 1.2. Nhân vật A Phủ: - A Phủ là một người như thế nào? Cuộc đời - số phận? - Chàng trai lý tưởng: . khoẻ mạnh . lao động giỏi . tháo vát đ tràn trề sức sống. - Đánh A Sử: không sự đối mặt, dám trừng trị. đ táo bạo, gan góc, sức phản kháng mạnh mẽ. - Cảnh phạt vạ: . tàn bạo . bất công . ghê rợn đ biến A Phủ thành một con người cam chịu: tự cầm dao làm thịt hầu quan; tự đóng cọc trói mình... đ tính mạng ngang bằng tính mạng một con bò. - A Phủ cũng là một nạn nhân như Mỵ - dễ tạo sự đồng cảm, xích lại gần nhau. - A Phủ bộc trực, gan góc, táo bạo hơn đ đến với CM nhanh chống, dễ dàng hơn Mỵ. 2. Giá trị : a. Giá trị tư tưởng và nhân văn: - Hãy nêu giá trị tư tưởng của tác phẩm? - Giá trị nhân đạo: + Xót thương số phận bi thảm của người nông dân vùng núi Tây Bắc (Mỵ, A Phủ). + Khám phá, thể hiện sức sống của người dân Tây Bắc. - Giá trị hiện thực: + Tái hiện hiện thực đau thương trước CM. + Tươi lai tươi sáng khi CM đến. b. Giá trị nghệ thuật: - Giá trị nghệ thuật của tác phẩm? - Miêu tả nhân vật: diễn biến nội tâm. - Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc: + Cảnh miền núi đậm màu sắc của phong tục tập quán. + Thiên nhiên Tây Bắc giàu chất thơ. đ Ngôn ngữ tạo hình - Nghệ thuật kể chuyện: tình tiết hấp dẫn, xây dựng cốt truyện hợp lý, hấp dẫn. * Củng cố: - Số phận - sức sống của nhân vật Mỵ. - Giá trị nhân đạo đặc sắc của TP. * Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi ở SGK - Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ. - Chuẩn bị GV: Vợ nhặt (Kim Lân).

File đính kèm:

  • docTiet 34-35-36 Vo chong A Phu.doc
Giáo án liên quan