A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà:
-Tác giả: Phong cách nghệ thuật
-Tác phẩm:
+ ND: Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà,và hình tượng người lái đò sông Đà
+ NT: Tài năng nghệ thuật độc đáo trong thể tuỳ bút của Nguyễn Tuân
2. Về kĩ năng:
Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để nhận dạng và trả lời các câu hỏi cũng như các dạng đề cụ thể:
- Phân tích vẻ đẹp của con sông Đà
- vPhân tích hình ảnh người lái đò sông Đà
-v Nhận xét về nghệ thuật viết tuỳ bút của NT qua “Người lái đò sông Đà”
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7607 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 36, 37: Người lái đò sông đà - Nguyễn tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36-37
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân
Ngày soạn: 22/4/2012
Ngày giảng:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà:
-Tác giả: Phong cách nghệ thuật
-Tác phẩm:
+ ND: Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà,và hình tượng người lái đò sông Đà
+ NT: Tài năng nghệ thuật độc đáo trong thể tuỳ bút của Nguyễn Tuân
2. Về kĩ năng:
Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để nhận dạng và trả lời các câu hỏi cũng như các dạng đề cụ thể:
- Phân tích vẻ đẹp của con sông Đà
- vPhân tích hình ảnh người lái đò sông Đà
-v Nhận xét về nghệ thuật viết tuỳ bút của NT qua “Người lái đò sông Đà”
...............................................................................................................
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- GV hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài học qua việc trả lời các câu hỏi, chuẩn bị đề cương ôn tập
- Luyện tập một số dạng đề nghị luận về tác phẩm truyện Những đứa con trong gia đình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
BS
HĐ1: GV HD HS hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản của bài học
? Trình bày những nét chính về nhà văn Nguyễn Tuân
HS: trình bày những nét chính về con người, phong cách nghệ thuật
? Trình bày những hiểu biết về tùy bút Người lái đò sông Đà?
HS: trình bày những nét chính về hoàn cảnh sáng tác, thể loại tùy bút, nội dung tác phẩm
Nêu vị trí đoạn trích và nội dung văn bản?
HĐ2: GV HD HS giải quyết 1 số dạng đề có liên quan đến tác phẩm
Câu 1 : Giới thiệu vài nét về tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân?
Câu 2 : Anh/ chị hãy nêu ngắn gọn hiểu biết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà?
Câu 3 : Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào đựơc Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình?
Câu 4: So sánh Chữ người tử tù với Người lái đò Sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đề 1:
Cảm nhận của anh chị về hình tượng Sông Đà qua tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm bàn, ây dựng đề cương hoàn chỉnh, gv nhận xét, chốt ý
Đề 2:
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Ngưyễn Tuân.
GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm bàn, ây dựng đề cương hoàn chỉnh, gv nhận xét, chốt ý
Đề 4: Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”.
A. Kiến thức cơ bản
I. Tác giả
1. Đặc điểm con người Nguyễn Tuân?
Những ý cần có:
- Là trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Ông gắn bó với đất nước và trân trọng những giá trị cổ truyền dân tộc.
- Ý thức cá nhân phát triển cao.
- Là con người rất mực tài hoa uyên bác.
- Là nhà văn biết quý trọng nghề.
2. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo và sâu sắc.Thể hiện ở chữ “ngông”. Các trang viết của ông giàu chất nghệ thuật. Biểu hiện ở việc lựa chọn thể tuỳ bút, ngôn ngữ phong phú góc cạnh, có sự am hiểu kiến thức của nhiều ngành khoa học nghệ thuật, miêu tả cảm giác mãnh liệt đẹp tuyệt vời hoặc thật dữ dội khủng khiếp. nhân vật là những con người tài hoa, tài tử...
Phong cách trước và sau cách mạng có sự thay đổi
II. Tác phẩm
1.Hoàn cảnh sáng tác :
- Tùy bút “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, gồm 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo. Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm 1958.
2.Về thể loại tùy bút:
- Một loại bút ký ghi chép người thật việc thật, không có cốt truyện, đặc biệt in đậm cảm xúc chủ quan của người viết, đậm chất trữ tình.
- Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng hoa cảm xúc và tư tưởng của mình.
3.Nội dung:
+ Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình.
+ Con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù.
=> ChÊt vµng mêi cña t©m hån
4. §o¹n trÝch
- Xuất xứ: Trích từ tùy bút “Sông Đà” (1960)
- Nội dung :Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua hình ảnh của Sông Đà hung bạo- trữ tình.
Vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc qua hình ảnh của những người lái đò trên sông.
- Chủ đề: Tác phẩm thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc của nhà văn
- Phong cách của Nguyễn Tuân:
+ Cách nhìn và tả cảnh thiên nhiên thật đẹp
( thiên nhiên sông Đà vừa mang một vẻ đẹp dữ dội “như thiên anh hùng ca”, vừa mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng…)
+ Cách nhìn và tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
à Tình yêu thiên nhiên, con người; tâm hồn nhạy cảm, vốn ngôn ngữ cực kỳ phong phú của nhà văn.
- Nghệ thuật viết tùy bút của Nguyễn Tuân thật đặc sắc :
+ Lối ví von độc đáo, bất ngờ, chính xác.
+ Chi tiết chân thực và hóm hỉnh.
+Cách viết phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện.
+ Sự hiểu biết khoa học cặn kẽ, sức tưởng tượng phong phú, cảm xúc sâu lắng. Đặc biệt là lòng yêu thương và tự hào về con người và đất nước.
II. LUYỆN TẬP
Câu 2 diểm
Câu 1 : Giới thiệu vài nét về tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân?
Trả lời
- Sông Đà gồm 15 bài tùy bút và 1 bài thơ ở dạng phác thảo.
- Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế năm 1958 của Nguyễn Tuân. Ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc ít người.Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
- Nội dung chủ đạo của tùy bút Sông Đà là ca ngợi cảnh vật và con người Tây Bắc, đặc biệt nhà văn đi khám phá “chất vàng mười” đã qua thử lửa của vùng đất này.
- Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám: uyên bác, tài hoa, tìm cái đẹp từ trong cuộc sống hiện tại của nhân dân lao động, câu chữ gọt giũa tinh xảo, câu văn giàu hình ảnh.
Câu 2 : Anh/ chị hãy nêu ngắn gọn hiểu biết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà?
Trả lời
.Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
- Nguyễn Tuân rất mực tài hoa, luôn nhìn nhận, đánh giá cảnh vật và con người ở phương diện cái Đẹp, ở góc độ mỹ thuật và tài hoa. Sông Đà hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ và là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa; còn người lái đò như một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh.
- Với ngòi bút uyên bác, nhà văn đã vận dụng những tri thức ở nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật, điện ảnh, văn học…để viết về con sông hung dữ và thơ mộng.
- Văn phong Nguyễn Tuân phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện và phong phú, những hình ảnh giàu sức liên tưởng, bất ngờ và độc đáo (sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh…)
- Người lái đò Sông Đà thể hiện rõ nét sở trường ở thể loại tùy bút của ngòi bút Nguyễn Tuân.
Câu 3 : Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào đựơc Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình?
Trả lời
- Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân phát hiện hai nét nổi bật nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình.
- Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật:
+ Trước hết, phải kể đến nghệ thuật nhân hóa. Đá trên thác sông Đà mai phục, bày “thạch trận” để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước thì kêu rống lên, vào hùa với đá để đánh những miếng đòn “hiểm độc nhất”.
+ Nghệ thuật trùng điệp và bút pháp trữ tình đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét trữ tình của con sông “tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình”. Con sông còn đẹp với “mùa xuân dòng xanh ngọc bích”, mùa thu thì nước “ lừ lừ chín đỏ...”…
+ Nguyễn Tuân còn sử dụng nhiều cách so sánh những hình ảnh của đá, của nước, của thác, con thuyền, người lái đò, … Qua ngòi bút của nhà văn, cuộc vượt thác như một trận thủy chiến,…
Câu 4: So sánh Chữ người tử tù với Người lái đò Sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Trả lời.
I. Điểm thống nhất.
- Cả hai tác phẩm đều thể hiện cảm hứng mãnh liệt của nhà văn trước cái tuyệt mĩ, những cảnh tượng độc đáo, tác động vào giác quan của người nghệ sĩ. Đó là cái tài thư pháp của một Huấn Cao, đó là cái hùng vĩ, dữ dằn cũng như vẻ diễm lệ, trữ tình của sông Đà.
- Tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa thẫm mĩ, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- Câu chữ được gọt giũa tinh xảo, câu văn giàu hình ảnh, tài hoa, uyên bác.
II. Sự khác biệt.
- Trước cách mạng, Nguyễn Tuân hướng đến sự tài hoa của những nhà nho “vang bóng một thời”, tiếc nuối quá khứ, tiếc nuối những nét đẹp văn hóa đã xa; sau cách mạng, ngòi bút tác giả hướng đến cuộc sống lao động hiện tại của nhân dân.
- Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ ở tầng lớp những con người đặc biệt (Huấn Cao, quản ngục…). Trong Người lái đò Sông Đà, ông tìm chất tài hoa ở người lái đò, người lao động bình thường.
Câu 5 điểm
Đề 1:
Cảm nhận của anh chị về hình tượng Sông Đà qua tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
Bài làm cần có các ý sau:
Ý 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, có phong cách độc đáo.
+ Người lái đò Sông Đà in trong tập Sông Đà (1960). Ở tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện khá thành công vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc qua hình tượng Sông Đà và người lái đò.
Ý 2: Hình tượng Sông Đà:
I. Cách giới thiệu : Sông Đà được nhà văn quan sát và miêu tả ở nhiều góc độ :
“Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
(Mọi con sông đều chảy theo hướng Đông,
chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)
à Cách giới thiệu tạo ấn tượng về Sông Đà ; đã thâu tóm được cái thần, cái độc đáo của sông Đà và cái thần chữ của Nguyễn Tuân.
II. Về tính cách :
1.Một dòng sông hung bạo – hiểm ác:
- Cảnh đá bờ sông dựng vách thành/ vách đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu/ ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh...trên cái tầng thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện
à Cảnh tượng hùng vĩ, huyền bí= Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều giác quan - so sánh, liên tưởng mới mẻ, độc đáo
- Mặt ghềnh Hát Loóng/ nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió/đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà...
à Cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng, của đá = điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, tăng tiến và sự hỗ trợ bởi các thanh trắc
=> mối đe doạ thực sự với người lái đò.
- Những cái hút nước giống như cái giếng bê tông/ nước ặc ặc/ từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải.
+ Những cái hút nước khủng khiếp à qua: so sánh, nhân hoá, kết hợp tả kể, liên tưởng, tưởng tượng, thủ pháp điện ảnh = gây cảm giác lạnh người, hãi hùng.
- Sự hung bạo của sông Đà còn thể hiện ở thác nước, nhà văn đã nhân hoá con sông thành một sinh thể dữ dằn, gào thét à Sông Đà như một bầy thuỷ quái: hung hăng, nham hiểm, bạo ngược, xảo quyệt.
(“ Khi thì “oán trách van xin” , khi thì “ khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo”, khi thì “rống lên”, “reo như đun sôi”…)
- Đá trên sông Đà bày thạch trận chặn đánh tiêu diệt con người à qua trí tưởng tượng phong phú, tài quan sát, sử dụng ngôn từ điêu luyện, nhân hoá hợp lí
Sông Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một” sẵn sàng dìm chết con thuyền.
=> Khung cảnh sông Đà giống như sa bàn khổng lồ, một trận đồ thiên la địa võng thách đố, khủng bố tinh thần ngêi lái đò làm nghề sông nước.
Sông Đà có vẻ đẹp hoang dại, hùng vĩ và « chất vàng » chính là tiềm năng thủy điện to lớn của sông Đà. Khi nghĩ đến những « tuyếc- bin thủy điện », có lẽ nhà văn đã cảm nhận được vị trí, vai trò của Đà giang trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
2. Một dòng sông thơ mộng- trữ tình:
- Về dáng sông : Từ trên cao nhìn xuống: “Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình… ; Sông Đà như một áng tóc mun, dài ngàn ngàn vạn vạn sải”.
à qua liên tưởng, so sánh: Sông Đà hiện lên như người thiếu nữ Tây Bắc với vẻ đẹp trữ tình trẻ trung và duyên dáng, man s¬.(so s¸nh giµu gi¸ trÞ nh©n v¨n)
- Về sắc màu : Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian và không gian khác nhau: phát hiện những màu sắc tươi đẹp và đa dạng của dòng sông: Màu nước của dòng sông thay đổi theo mùa :“Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích”, Mùa thu lừ lừ chín đỏ như da người bầm đi vì……
- Hai bên bờ sông :
+“ lặng tờ,
+ hoang dại như một bờ tiền sử…”
+ “ Hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”…
=> S«ng Đà thật mỹ lệ và như “một cố nh©n…lắm bệnh nhiều chứng” mét ngêi t×nh nh©n cha quen biÕt gợi cảm hứng nghệ thuật vµ cảm xóc: vừa Đường thi lại vừa hiện đại.
- Sông Đà thực sự là một sản phẩm nghệ thuật vô giá của tạo hóa. Nhà văn kín đáo thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước qua việc thi tài cùng tạo hóa làm hiện ra vẻ đẹp của con sông qua những trang viết tài hoa của mình.
3. Nghệ thuật miêu tả:
- S«ng §µ ®ưîc nh×n tõ nhiÒu gãc ®é: V¨n hãa, ®Þa lÝ, lÞch sö, v¨n häc trÝ tưëng tựëng phong phó, kh¶ n¨ng quan s¸t tinh tưêng b»ng nhiÒu gi¸c quan ; vèn tri thøc réng, s©u cña t¸c gi¶ vÒ nhiÒu ngµnh nghÒ: qu©n sù, v¨n häc, thÓ thao
- BiÖn ph¸p: liªn tưëng so s¸nh cã søc diÔn t¶ chÝnh x¸c vµ s¾c s¶o , liÖt kª, ®éng tõ m¹nh cã gi¸ trÞ t¹o h×nh cao, søc gîi lín ®Ó x©y dùng, khiÕn S«ng §µ như mét sinh thÓ cã hån, cã tÝnh c¸ch mô g× ghÎ chuyªn lµm m×nh , lµm mẩy víi ngưêi l¸i ®ß.
à Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc = vừa hùng vĩ vừa diễm lệ, thơ mộng.
Đề 2:
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Ngưyễn Tuân.
Bài làm cần có các ý sau:
Ý 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, có phong cách độc đáo.
+ Người lái đò Sông Đà in trong tập Sông Đà (1960). Ở tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện khá thành công vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc qua hình tượng Sông Đà và người lái đò.
Ý 2: Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ ở hình ảnh ông lái đò:
+ Ông lái đò được đặt trong tình huống thử thách đặc biệt: chiến đấu với thác dữ sông Đà, vượt qua ba trùng vi thạch trận bằng tài nghệ “ tay lái ra hoa”.
+ “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”và ung dung chủ động trong hình ảnh “ trên thác hiên ngang người lái đò sông Đà có tự do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu của dòng nước Sông Đà”
+ Rất nghệ sĩ trong hình ảnh “ nắm chắc lấy cái bờm sóng đúng luồng, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh…”; với lũ đá nơi ải nước, “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”, con thuyền trong sự điều khiển của ông lái: “ như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được.”…
Việc đưa con thuyền tìm đúng luồng nước đúng, vượt qua bao cạm bẫy của thạch trận sông Đà quả thực là một nghệ thuật cao cường từ một tay lái điêu luyện.
+ Sau cuộc vượt thác, ông đò ung dung trở về nhịp sống đời thường, tâm hồn bình dị, yêu mến gắn bó với quê hương trong hình ảnh: “ Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh…”, nhớ tiếng gà gáy ấm áp nên ông lái đò cho buộc bu gà vào đuôi thuyền : “ có tiếng gà gáy đem theo nó đỡ nhớ nương ruộng bản mường mình…”Đó cũng là bản chất của tâm hồn nghệ sĩ.
Ý 3: Vẻ đẹp trí dũng ở hình ảnh ông lái đò:
+ Một mình một thuyền, ông lái giao chiến với sóng thác dữ dội như một viên dũng tướng luôn bình tĩnh đối đầu với bao nguy hiểm: “ hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình…”, gan góc và bản lĩnh trước “ sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền…”, và “ ông lái đò cố nén vết thương…hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái…” , mặc dù “ mặt méo bệch đi ” vì những luồng sóng “ đánh đòn âm, đánh đòn tỉa”, “ nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái” …
+ Đối mặt với thác dữ sông Đà, ông đò có một lòng dũng cảm vô song: “Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” …
+ Ông lái đò khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh, đưa con thuyền vượt thác an toàn khi “ những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền” , còn lũ đá thì “thất vọng thua cái thuyền”… Cuộc đọ sức giữa con người với thiên nhiên thật ghê gớm, căng thẳng, đầy sáng tạo và con người đã chiến thắng.
Vẻ đẹp người lái đò Sông Đà là vẻ đẹp của người anh hùng lao động trong công cuộc dựng xây cuộc sống mới của đất nước.
Ý 4: Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng của Nguyễn Tuân:
- Người lái đò bình thường, vô danh nơi sóng nước hoang vu, khuất nẻo qua lăng kính nghệ sĩ của Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh.
- Phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú, vận dụng những kiến thức của nhiều lĩnh vực để làm nổi bật hình ảnh người lái đò trí dũng, tài hoa…
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ có ở nơi địa đầu, tuyến lửa, mà còn có mặt ngay trong cuộc sống rất mực bình thường của những con người vô danh hằng ngày trong cuộc mưu sinh phải đương đầu với một thiên nhiên dữ dội, ghê gớm.
- Vẻ đẹp người lái đò chính là “ chất vàng mười” mà Nguyễn Tuân đã khám phá được trong chuyến thực tế Tây Bắc và thể hiện thật độc đáo trong thiên tùy bút. Nhà văn đã tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ cũng như phẩm chất anh hùng ngay ở những con người làm những công việc bình thường trong cuộc sống.
Đề 4: Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”.
Phân tích theo 4 đặc điểm phong cách Nguyễn Tuân, có so sánh với các tác phẩm trước cách mạng để thấy sự vận động phong cách nghệ thuật và vị trí tác phẩm - một trong những tuỳ bút đặc sắc nhất của Nguyễn sau cách mạng.
- Tô đậm cái khác thường, phi thường để gây ấn tường và cảm giác mạnh cho người đọc. Đối với Nguyễn Tuân, đã đẹp phải tuyệt mỹ, đã dữ dội phải thật khủng khiếp. Điều đó thể hiện ở việc miêu tả hai tính cách trái ngược của dòng sông Đà (vừa dữ dội, hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình).
- Nguyễn Tuân mô tả, phản ánh sự vật, con người theo phương diện văn hoá, mỹ thuật. Người lái đò dưới ngòi bút Nguyễn Tuân không phải là một người lao động bình thường mà là một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác.
- Chất tài hoa uyên bác trong văn Nguyễn Tuân thể hiện ở ngôn từ biến hoá, giàu màu sắc, âm thanh, hình tượng (đoạn văn mô tả âm thanh thác nước hay miêu tả vẻ đẹp trữ tình của dòng sông), am hiểu nhiều ngành khoa học, nghệ thuật, vận dụng linh hoạt sáng tạo trong tác phẩm.
4. Hướng dẫn:
- Học bài: + Con người Nguyễn Tuân
+ Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
+ Hình tượng con sông Đà
+ Hình tượng người lái đò sông Đà
+ Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong bài tùy bút
Viết bài văn nghị luận với đề bài luyện tập
Đề tham khảo:
§Ò 1: Từ việc tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Tuân, hãy nêu những đặc điểm cá tính có ảnh hưởng tới việc hình thành người nghệ sĩ Nguyễn tuân trong văn học
§Ò 2: : Sự nghiệp văn học Nguyễn Tuân
Đề 3: Phân tích những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân Ên tîng cña em vÒ dßng s«ng §µ hung b¹o vµ tr÷ t×nh?
Đề 4: Ph©n tÝch h×nh tîng ngêi l¸i ®ß s«ng §µ ®Ó thÊy ®îc trong con m¾t cña NguyÔn Tu©n, con ngêi T©y B¾c thËt xøng ®¸ng lµ vµng mêi cña ®Êt níc ta?
§Ò 5: VÒ mét ®o¹n v¨n mµ em c¶m thÊy thÝch thó khi ®äc thiªn tuú bót nµy?
Đề 6: Qua tùy bút trên, em có nhận xét gì về đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
ChuÈn bÞ bµi häc sau.
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- OTTN NGUOI LAI DO SONG DA.doc