Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37: Sóng, tác giả Xuân Quỳnh

A. MTCĐ: Sgv-Sgk

B. PTTH: Sgv-Sgk- giáo án

C. CTTH: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. TTDH:

1. Ổn định

2. Bài cũ: Cảm nhận của em về câu thơ “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn” ( Tiếng hát con tàu – CLV)

3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37: Sóng, tác giả Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 (ĐV) Ngày 2/11/08 SÓNG Xuân Quỳnh A. MTCĐ: Sgv-Sgk B. PTTH: Sgv-Sgk- giáo án CTTH: Đọc diễn cảm, nêu vấn đề trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. TTDH: Ổn định Bài cũ: Cảm nhận của em về câu thơ “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn” ( Tiếng hát con tàu – CLV) Bài mới Hoạt động GV- HS Kiến thức cần đạt HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và tác phẩm TT1: HS đọcc tiểu dẫn. Nêu những nét chính về cuộc đời và thơ XQ. Trình bày hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ “Sóng”. TT2: Gọi HS đọc bài thơ HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản TT1: Tìm hiểu về âm điệu và nhịp điệu của bài thơ - Âm điệu của thể thơ 5 chữ gợi cho em lêin tưởng đến điều gì? - Nhịp của các câu thơ, Cách sắp xếp ngôn từ (dữ dội/ dịu êm; ồn ào / lặng lẽ…) mô phỏng được âm điệu của sóng như thế nào? TT2: Tìm hiểu về hình tượng sóng và em - Hình tượng sóng bao trùm, xuyên suốt cả bài thơ. Các khổ thơ là các khám phá của nhà thơ về sóng . Hình tượng sóng xuất hiện cụ thể như thế nào qua từng khổ thơ ? ( Tổ chức cho HS thảo luận nhóm) * Liên hệ “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu/ có nghĩa gì đâu một buổi chiều/…..” (XD) * Nỗi nhớ là đặc tính của tình yêu ó sóng là đặc tính của biển…. * …”Vì tình yêu muôn thuở / có bao giờ đứng yên” (XQ) - Nhận xét của em về mối liên hệ giữa Sóng và Em? (Chỉ ra những nét tương đồng) HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết - Nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ? - Qua hình tượng song em có nhận xét gì về tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ? - cảm nhận của em về tình yêu? I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988) (SGK) 2. Tác phẩm: “Sóng” Bài thơ được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Thái Bình. Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách của Xuân Quỳnh. In trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ - Âm điệu thể thơ 5 chữ -> chính là âm điệu của sóng biển triền miên, từng lớp xô bờ. - Nhịp thơ ngắt linh hoạt, biến hoá trong từng câu thơ -> mô phỏng được nhịp sóng biến đổi không ngừng: khi êm dịu, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội. - Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh từng cặp hô ứng, trùng điệp, xô đẩy liên tiếp (dữ dội/ dịu êm; ồn ào / lặng lẽ…) -> cũng tạo ra âm điệu của sóng. => Trước khi sóng xuất hiện qua những hình ảnh cụ thể, thì sóng đựơc hình thành qua âm điệu, nhịp điệu của thể thơ ngũ ngôn. Hình tượng sóng ó hình tượng em. 2. Hình tượng sóng-em Khổ 1: - Sóng xuất hiện với 2 mặt đối cực:Dữ dội – dịu êm; Ồn ào – lặng lẽ -> tâm hồn người phụ nữ đang yêu mang nhiều biến động, nhiều cung bậc. - “Sông không hiểu nổi mình” và “Sóng tìm ra tận bể” -> khát vọng tìm kiếm những cái lớn lao, không chịu sự chật chội, nhỏ bé của cuộc đời. Khổ 2: Hình tượng sóng bất diệt, trường tồn đến muôn đời: sóng ngày xưa – ngày sau vẫn thế -> liên tưởng đến sự bất diệt của khát vọng tuổi trẻ: Khát vọng về tình yêu. Khổ 3-4 Hình tượng sóng hiện lên với ý nghĩa: nguồn gốc của sóng không thể lí giải (không thèm phải lí giải) -> nguồn gốc bí ẩn của tình yêu (muôn đời không thể lí giải) Khổ 5-6-7 - Sóng nhớ bờ không ngủ được -> nỗi nhớ của em về anh: chiếm lấy cả không gian bao la, cả tầng sâu, bề rộng, khắc khoải mọi ngày đêm, day dứt cả trong những cơn mơ “cả trong mơ còn thức”. - Hình tượng sóng chính là lòng chung thuỷ của em: dù phương nào em cũng hướng về một phương :“phương anh”. - Hình tượng sóng với hành trình đến bờ xa -> hành trình của tình yêu đến với bến bờ hạnh phúc lứa đôi :rất khó nhọc. Khổ 8-9 - Xuân Quỳnh ý thức sự hữu hạn của cuộc đời, sự vô hạn của thời gian và sự mong manh hạnh phúc -> luôn khát khao trong tình yêu (khổ 8). - Hình tượng sóng thể hiện khát khao mãnh liệt nhất, vô biên và tuyệt đích nhất: Khát khao được bất tử trong tình yêu, khát vọng yêu và được yêu, được hiến dâng cho tình yêu. => Sóng và em lúc tách rời, lúc hoà hợp. Sóng chính là em. Những trạng thái của sóng chính là những biến động trong tâm hồn và tình cảm của em khi yêu anh. III. Tổng kết Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ kết hợp với cách ngắt nhịp, tổ chức ngôn từ độc đáo gợi lên âm điệu của sóng. Hình tượng sóng chính là hình tượng em. Qua sóng ta thấy được tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, mãnh liệt và rất chung thuỷ.Tình yêu là tình cảm cao đẹp, là hạnh phúc lớn nhất của con người. Hình tượng Sóng và Em trong bài thơ? Qua bài thơ nhận xét về tâm hồn của người phụ nữ khi yêu Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận KN

File đính kèm:

  • docSong Xuan Quynh.doc