A.PHẦN CHUẨN BỊ:
I. YÊU CẦU BÀI DẠY:
1. Giúp h/s:
- Hiểu được nỗi khổ cực đến tột cùng của NDLĐ dưới CĐTDPK.
- Nhận thức được ý nghĩa nhân đaọ cảm động có chiều sâu riêng của
TP (Tình mẹ thương con, khao khát có tổ ấm gia đình của ng lao
động nghèo khổ)
- Hiểu, đánh giá được những đặc sắc NT của TP: Tạo tình huống, tả
ng, dựng đối thoại, sử dụng ngôn ngữ.
- Rèn luyện KNPT.
2. Giáo dục h/s: lòng nhân ái yêu thương giai cấp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, Những bài văn chọn lọc 12.;
Soạn giáo án.
- HS : Đọc SGK, soạn theo HD.
B. Phần thể hiện trên lớp:
* Ổn định tổ chức :
I. Kiểm tra bài cũ: (5)
1. Câu hỏi :
Em có nhận xét gì về tình huống truyện?
2. Đáp án : Tình huống oái oăm- nạn đói khủng khiếp năm 45.
- Tràng có vợ.-> Tình người là ở đó.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3655 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 38 giảng văn: Vợ nhặt (Kim Lân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 38- Giảng văn:
Vợ nhặt
- Kim Lân-
A.phần Chuẩn bị:
I. Yêu cầu bài dạy:
1. Giúp h/s:
- Hiểu được nỗi khổ cực đến tột cùng của NDLĐ dưới CĐTDPK.
- Nhận thức được ý nghĩa nhân đaọ cảm động có chiều sâu riêng của
TP (Tình mẹ thương con, khao khát có tổ ấm gia đình của ng lao
động nghèo khổ)
- Hiểu, đánh giá được những đặc sắc NT của TP: Tạo tình huống, tả
ng, dựng đối thoại, sử dụng ngôn ngữ.
- Rèn luyện KNPT.
2. Giáo dục h/s: lòng nhân ái yêu thương giai cấp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, Những bài văn chọn lọc 12..;
Soạn giáo án.
- HS : Đọc SGK, soạn theo HD.
B. Phần thể hiện trên lớp:
* ổn định tổ chức :
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1. Câu hỏi :
Em có nhận xét gì về tình huống truyện?
2. Đáp án : Tình huống oái oăm- nạn đói khủng khiếp năm 45.
- Tràng có vợ...-> Tình người là ở đó.
. II. Bài mới:
* Lời vào bài: (1') Tâm trạng tiếp theo của Tràng và mọi người thế nào ta vào bài... :
? N.văn khắc hoạ t/trạng TR NTN? Qua chi tiết nào?
* Chặng 2: (8’)
- Ngỡ ngàng ban đầu tiếp tục.
- Khi đợi mẹ TR giống như 1 đứa trẻ: Vừa có 1 niềm vui lớn, lại như 1 chàng trai đang sống trong những giây phút yêu đương ban đầu: ngượng nghịu, e thẹn, say nồng nàn, nửa tin ,nửa không tin cái điều hệ trọng vừa xảy ra.
+ TR đon đả với vợ..
+ .... đứng tây ngây..
+ Hắn loanh quanh hết vào lại ra.
+... ... vẫn cứ ngờ ngợ.
GV: N.văn đã khéo léo diễn tả cái tâm lí tự nhiên đời thường mà cũng hết sức đặc biệt ấy. HP đến được đón nhận, chộn rộn nhiều thứ cảm xúc: Bất ngờ, lạ lẫm, lo lắng, sờ sợ, rồi lại tự hào- > Hiểu được sâu sắc t/trạng ấy có thể nhận thấy, KL quả là 1 nvăn gắn bó, 1 n.văn của ng nông dân, rất am hiểu ng nông dân.
? Lúc mẹ về, thái độ của TR ntn?
? Sáng hôm sau, TR thức dậy cảm thấy như thế nào trước sự việc xảy ra?
? TR nghĩ gì trong lúc đó? Nguyên nhân, tác động?
-Mẹ về: Sự hồi hộp, chờ đợi để được chia sẻ 1 niềm vui lớn lao:
+ Bật tiếng reo mừng-> biểu lộ trọn vẹn t/trạng vui sướng của TR.
+ Lật đật chạy ra đón-> bà mẹ chưa hiểu -> TR tươi cười nhắc mẹ...( KL quả rất có tài trong dựng những lời thoại thật ít chữ mà t/cảm lại chứa đựng trong đó rất nhiều.)
+ Cái ng mà TR gọi là ''nhà tôi'' -> là nàng dâu đang thực hiện nghi lễ ra mắt mẹ chồng chỉ là 1 ng đàn bà nhặt được- theo không, không cưới hỏi, bộ quần áo rách như tổ đỉa -> Thật tội nghiệp
+ Tuy nhiên, mấy tiếng đó nghe nở ruột nở gan vì đó là 1 sự xác nhận rành rọt, không chỉ cho mẹ TR mà còn cho chính mình, điều mà ít phút trước đây TR cứ ngờ ngợ như trong 1 giấc mơ'' Ra hắn..''
* Chặng 3:(7’) Sáng hôm sau :
- Tràng thấy có 1 sự thay đổi lạ
+ Thay đổi với chíng mình '' cái êm ái lơ lửng ...'' vẫn ngỡ ngàng trước việc đã có vợ.
+Thay đổi ở không gian bên ngoài căn nhà: sạch sẽ gọn gàng -> TR xúc động trước cảnh tượng'' thật đơn giản, rất thấm thía, cảm động''...
- Niềm sung sướng HP của TR lên đến đỉnh điểm 1 niềm vui hạnh phúc không gì sánh nổi...''thấy cần tu sửa lại..''-> TR phải có trách nhiệm với gia đình
GV: HP làm con ng ta thay đổi, dường như 1 sự hồi sinh, dù cho c/s còn quá ư khổ sở. Từ anh TR cục mịch, vụng về ta đã nhìn thấy 1 anh TR nhanh nhẹn, hoạt bát với suy nghĩ, khát vọng rất ng- HP nằm gọn trong tay TR( hơn hẳn C.Phèo của N.Cao) -> Tính nhân đạo sâu sắc của TP là ở chỗ này- ở trong chi tiết rất đắt.
? Chi tiết nào? ý nghĩa?
? Nhà văn đã khắc hoạ t/trạng của TR = những nét phác cơ bản nào?
? Nvật TR thể hiện ý tưởng gì của t/giả?
? Bà cụ Tứ xuất hiện giữa truyện? Dụng ý của N.văn?
? Theo em, còn mục đích gì nữa?
?NX quá trình diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ?
? Khởi đầu khi về nhà, t/trạng bà NTN?
? Qua chi tiết nào?
? Tại sao KL để cho bà ngơ ngác lâu đến như vậy?
? Khi hiểu ra t/trạng bà lão NTN?
? Lời nói có ý nghĩa gì?
Bao nhiêu nỗi ngổn ngang lo lắng.
? Theo em có cơ sở không?
''Bây giờ hắn thấy hắn nên ng. Hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này''
->TR thực sự'' phục sinh tâm hồn'' nhờ có hạnh phúc đó là giá trị lớn nhấtcủa TP.
Trong phần truyện tâm huyết của mình, KL đem đến cho nhân vật đang phải chịu cái kiếp sống chìm trong cơ cực, trong bóng tối 1 thứ ánh sáng mạnh mẽ: ánh sáng của niềm vui, niềm hạnh phúc, ánh sáng của sự hồi sinh
-> Tóm lại: N.vật Tr là tình thương yêu ấm áp, là khát vọng mãnh liệt về c/s tốt đẹp cho ng lao động của KL gửi gắm trong TP. TR là biểu tượng của nỗi cùng cực. Nhưng cũng là biểu tượng cho tình thương giữa những ng nghèo với nhau. Và tình thương cùng giai cấp này đã được nâng lên 1 cách rất thơ thành tình nghĩa vợ chồng.
2. Nhân vật bà cụ Tứ: (10’)
-> Giữa câu chuyện, bà cụ Tứ xuất hiện- > thêm 1 mối quan hệ nữa với ng'' vợ nhặt'', ng nhặt được vợ -> hoàn chỉnh hơn ý niệm về 1 gia đình.
-> XD nhân vật này, nhà văn còn gửi gắm nhiều điều:
+ Một bà mẹ thương con.
+.... .... ý thức rõ c/s hiện tại ( từng trải )
+ Một bà mẹ biết vươn lên trên nghịch cảnh để sống.
QT tâm lí ở bà cụ Tứ có phàn phức tạp hơn nhân vật TR. Tâm lí TR phát triển theo chiều thẳng đứng phù hợp với tuổi trẻ đang tràn trề HP -> Bà mẹ vận động theo chiều ''gấp khúc'' hợp với nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu của ng già từng trải và nhân hậu.
* Sự ngạc nhiên đến sững sờ của bà cụ Tứ:
- Qua 1 loạt câu hỏi nghi vấn. Vì: con bà lấy được vợ; Nghèo , dân ngụ cư.
Bình thường, trái tim ng mẹ có con trai lớn vốn rất nhạy cảm về vấn đề này ( Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu)
- Sự cùng quẫn của h/cảnh đã đánh mất ở ng mẹ sự nhạy cảm đó.
* Nỗi lòng éo le vừa mừng, vừa tủi của bà cụ Tứ:
- Khi hiểu ra, bà lão'' cúi đầu im lặng''; Đã hiểu ra con mình nhặt được vợ
- Bà liên tưởng đến bao cơ cực''oái oăm'', ''ai oán'', ''xót thương'' cho số kiếp của đứa con mình- bà liên tưởng đến ng quá cố, ng con gái... -> lòng bà buồn tủi xót xa
-> Bà tiếp nhận HP của con= kinh nghiệm sống, = sự trả giá của 1 chuỗi đời nặng nhọc
- Bà mừng cho con yên bề gia thất -> tủi thân làm mẹ không lo nổi cho con -> biết lấy gì để cúng tổ tiên- Bà thương dân. Bà nói''ừ thôi... u cũng mừng lòng..''
-> Mừng lòng( không phải bằng lòng) Nó chứa cả tấm lòng vị tha cao quý của ng mẹ, cả sự vụng về tìm cách giấu giọt nước mắt xót thương con dâu, con trai.
* Nỗi lo lắng của bà cụ Tứ:
+ Liệu g/đình bà có nuôi nổi nhau giữa lúc đói
kém.
+ Bà chấp nhận HP ''oái oăm'' éo le của g/đ. Bà
nghĩ'' Có gặp bước khó khăn..''
+ Bà chỉ biết khuyên con, dâu yêu thương nhau, ăn ở
hoà thuận với nhau cùng vượt qua cơn khó khăn.
GV: Đó là nỗi lo, nỗi thương của ng mẹ từng trải hiểu đời, có tấm lòng sâu thẳm với con mình. Trong sự lo lắng tủi hờn vẫn nhen nhóm 1 niềm tin.
? Biểu hiện NTN?
? KL thể hiện... NTN?
? E cảm nhận được điều gì qua từ''ngon đáo để'' của bà?
* Niềm tin của bà cụ Tứ:
Một niềm tin tội nghiệp, bà cố vui và làm cho dâu vui
- Vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai
- Vui trong công việc sửa sang nhà cửa, dọn dẹp vườn tược'' Cái mặt bủng beo của bà...''
- Vui trong bữa cơm sáng: Bữa cơm đầu tiên có con dâu đó là 1 bữa ''tiệc'' với món cháo loãng và món ''chè khoán'' đắng chát.
-> Từ ''ngon'' không phải cảm xúc về vật chất mà là xúc cảm về t/thần( t/tưởng). ở ng mẹ, niềm tin về HP của con biến đắng chát thành ngọt ngào-> chọn h/ảnh ''nồi cháo cám'', KL muốn c/minh cho cái chất ng. Trong bất cứ h/cảnh nào, tình nghĩa và hi vọng không thể bị tiêu diệt, con ng vẫn muốn sống cho ra sống
GV: KL không phải là văn lãng mạn, vì thế niềm vui của bà cụ Tứ vẫn là niềm vui tội nghiệp-> Bà cố tạo ra niềm vui: nguồn vui trong sự cưu mang, nương tựa nhau... Trong h/cảnh đói kém khủng khiếp, giữ cho được t/cảm tốt đẹp và lối sống nhân ái như thế quả là đáng quý.
Như vậy nhân vật bà cụTứ mang nét đạo lí truyền thống- 1 bà cụ nhân hậu giàu đức hi sinh đáng kính trọng.
3. Nhân vật ng vợ nhặt: (5’)
? Ng vợ nhặt hiện lên NTN?
? Dụng ý của n.văn khi không đặt tên cho n.vật?
? Đoạn kết gợi em suy nghĩ gì?
- Ng đàn bà trước kia ''chao chát, chỏng lỏn''
- Bây giờ ''hiền hậu đúng mực''-> ý thức bổn phận với ng khác..
- Dụng ý: nhấn mạnh sự che chở, đùm bọc cả khi không quen biết -> con ng dù sống trong túng đói tột cùng vẫn được sống như con ng.
* Đoạn kết:- hình ảnh CM: xa- gần; Trừu tượng- cụ thể
- Làm cho họ nghĩ sự đùm bọc, tình yêu thương... điều kiện ấy cần nhưng chưa đủ để đảm bảo cho 1 tương lai tốt lành.
- Hiện thực còn khắc nghiệt. Cờ đỏ... gây cho họ xúc động, tạo cho họ niềm tin.
- Đây là kết thúc mở- nâng cao t/tưởng của TP lên 1 cấp độ mới cao hơn( VHCM)
IV. Tổng kết: (4')
? Đặc sắc về nghệ thuật?
? Nêu khái quát ND?
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống độc đáo; có sức gợi.
- Cách dựng truyện, dẫn truyện rất hấp dẫn.
- Bút pháp miêu tả tâm lí.
- NT trần thuật, ngôn ngữ linh hoạt, có tính tạo hình.
- Kết truyện- kết thúc mở.
2. Nội dung:
- Câu chuyện tình ng thật cảm động, thắm đượm tình nghĩa, khát vọng sống, HP mãnh liệt
- Giá trị hiện thực, nhân đạo của TP.
- Thông điệp KL gửi tới mọi ng: Hãy biết sống cả những khi c/đời không thể chịu được nữa.
* Củng cố: (3')
? Cảm nhận chung của em về TP?
Đáp:
- Ba nhân vật trong TP biết vượt lên h/cảnh
- Là 1 vẻ đẹp t/thần của ng nghèo khổ. Cái thế vượt h/cảnh ấy tạo nên ND
nhân đạo độc đáo và cảm động của TP.
- ''Vợ nhặt'' là bài ca về tình ng. ởnhững ng nghèo khổ đã ''biết sống'' như con
ng giữa thời túng đói quay quắt.
III. Hướng dẫn học và làm bài: (2')
1. Bài cũ:
- Nắm phần PT, cốt truyện.
- QT diễn biến tâm lí của 2 nhân vật.
- Chọn 1 TP VH HT để so sánh.
2. Bài mới:
- CB làm văn.
- Đọc trước làm bài tập: Cách đưa dẫn chứng...
File đính kèm:
- Tiet 38 Vo nhat.doc