A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
-Thấy được sự cần thiết phải vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn NL
- Giúp các em khắc sâu kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn ghị luận.
2. Về kỹ năng.
- Bước đầu vận dụng được các phương thức biểu đạt trong học văn,và làm văn.
- Tích hợp giáo dục KNS:
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của cá nhân về tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
+ Tư duy sáng tạo: Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp khi triển khai vấn đề nghị luận.
3. Về thái độ :
- Thaí độ học tập bộ môn, lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ
- Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy.
- Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Ổn định tổ chức (1’)
1. kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra vở soạn học sinh.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5923 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 39 tiếng Việt: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11 /11/2012 Ngày dạy 12 A /11/2012
12G /11/2012
Tiết 39:Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC
BIỂU ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
-Thấy được sự cần thiết phải vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn NL
- Giúp các em khắc sâu kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn ghị luận.
2. Về kỹ năng.
- Bước đầu vận dụng được các phương thức biểu đạt trong học văn,và làm văn.
- Tích hợp giáo dục KNS:
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của cá nhân về tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
+ Tư duy sáng tạo: Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp khi triển khai vấn đề nghị luận.
3. Về thái độ :
- Thaí độ học tập bộ môn, lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ
- Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy.
- Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Ổn định tổ chức (1’)
1. kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra vở soạn học sinh.
2. Bài mới.
* Lời vào bài:(1’) Tiết trước chúng ta đã đi làm 3 bài tập trong phần luyện tập trên lớp, trong tiết này chúng ta sẽ tiếp tục làm những bài còn lại trong phần luyện tập ở nhà.
*. Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Tích hợp GDKNS:
?Nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?
? ý kiến của em .
? Hoạt động theo nhóm (4 nhóm), và cử đại diện nhóm trình bày.
? Khi viết 1 bài văn NL cần lưu ý VĐ gì.
II. Luyện tập :
*. Bài tập số 1:(15’)
a. Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải hay hơn tác phẩm nghị luận không vận dung những phương thức đó.
- Nhận xét đó là hoàn toàn đúng vì một bài văn nghị luận khi không vận dụng các phương thức biểu đạt thì sẽ khô khan, không cuấn hút bằng một bài văn nghị luận có vận dụng nhiều phương thức biểu đạt.
b. Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời nhiều phương thức biểu đạt đó.
- ý kiến đó là không đúng vì giá trị của bài nghị luận không phải chỉ căn cứ vào việc sử dụng nhiều hay ít các thao tác biểu cảm mà một bài nghị luận hay thì phải căn cứ vào việc thao tác biểu cảm đó có phát huy tác dụng hiệu quả hay không, mục đích của bài nghị luận có được thực hiện hay không. Đó còn là việc nhiều khi trong bài viết có sử dụng nhiều phương thức biểu đạt song giá trị và hiệu quả của bài nghị luận là không đạt được yêu cầu và mục đích đề ra. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là ở chỗ người viết biết vận dụng vào việc lập luận như thế nào, chứ không phải sử dụng nhiều hay ít các thao tác biểu cảm.
*. Bài số 2:(22’)
- Chủ đề: Gia đình trong thời hiện đại.
=>Xã hội cộng nghiệp phát triển, cuộc sống con người vận động và biến đổi không ngừng, cũng tác động nghê gớm đến đời sống gia đình. Đó là điều không thể chánh khỏi, song cũng không phải vì thế mà chúng ta đánh mất đi vị trí ý nghĩa của gia đình để biến nó phát triển theo xu thế xã hội hoá: Không thể có chuyện khi sáng ra mỗi người vội v ã đến cơ quan công sở, đến nhà máy xí nghiệp, nhưng đến giờ nghỉ trưa thì lại chanh thủ làm việc g ặp gỡ bạn bè bằng vài chén rượu hay bữa cơm thân mật rồi chợp mắt tạm tại nơi làm việc và tiếp tục cắm đầu vào công việc cho đến lúc về nhà thì lại lo cho giấc ngủ, bởi lúc đó đã 9, 10 giờ đêm và sáng hôm sau khi nhìn thấy mình người trong gia đình thì tất cả mọi người cũng đang tất tưởi chuẩn bị đến cơ quan.
=> Như vậy thử hỏi gia đình có còn là tổ ấm theo đúng nghĩa của nó hay chỉ là nơi trú chân, nghỉ tạm, sau buổi làm việc vất vả.
=> Cũng vì biện bạch cho guồng xoáy của xu thế phát triển thời hiện đại mà nhiều người đã hạ thấp, hay thậm trí còn coi thường những mối quan hệ tình cảm gắn bó, thân mật như rất đỗi thiêng liêng đó là tình cảm cha con, anh em, vợ chồng. Rõ ràng để đánh đổi những mối quan hệ ngoài xã hội hay những giá trị về vật chất để đánh mất những giá trị tình cảm máu mủ thì thật ra cái giá phải trả cũng quá đắt. Bởi vì giữa cuộc sống xô bồ tất bật cho dù một người có mạnh mẽ đến đâu, chỉ biết có công việc mà thôi thì cũng có lúc họ sẽ khát khao mong được trở về với mái ấm gia đình để tìm lấy những phút giây yên ả trong lòng.
=> Nếu cứ biện bạch như vậy, than ôi chẳng bao lâu nữa cái tế bào nhỏ bé đáng yêu kia sẽ còn tồn tại trong dòng đời này nữa không ?
( cho học sinh tiếp tục luyện tập nếu còn thời gian ).
- Việc vận dụng phương thức biểu đạt, tự sự,biểu cảm, thuyết minh trong văn nghị luận là rất cần thiết.
- Việc vận dụng các phương thức biểu đạt phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu của bài văn nghị luận.
III. Củng cố, luyện tập:
- Khi viết 1 bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong Văn nghị luận
3. Hướng dẫn HS học và làm bài (2’)
a. Bài cũ
- Nắm nội dung kiến thức.
- Viết các đoạn văn có sử dụng các phương thức biểu đạt.
b. Bài mới
- Đọc trước bài Đàn ghi ta của Lor- ca.
- Tiết sau đọc văn.
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 3912cb chuan.doc