Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 4 Bài: Tuyên ngôn độc lập (phần 1: tác giả Hồ Chí Minh)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

- Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.

2. Kĩ năng: Biết cách tìm hiểu một văn bản chính luận qua việc phân tích lập luận của tác phẩm.

3. Thái độ: Có ý thức trân trọng di sản của Hồ Chí Minh và tự hào về độc lập của dân tộc.

B. Phương tiện thực hiện

GV: Sgk, Sgv, tranh ảnh

HS: Sgk

C. Cách thức tiến hành: Hỏi đáp, diễn giải.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút) Kiểm tra sỉ số, sơ đồ

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 46164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 4 Bài: Tuyên ngôn độc lập (phần 1: tác giả Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24 – 8 – 2008 Bài : TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Tiết: 4 (Phần 1: Tác giả Hồ Chí Minh) A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. - Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả. 2. Kĩ năng: Biết cách tìm hiểu một văn bản chính luận qua việc phân tích lập luận của tác phẩm. 3. Thái độ: Có ý thức trân trọng di sản của Hồ Chí Minh và tự hào về độc lập của dân tộc. B. Phương tiện thực hiện GV: Sgk, Sgv, tranh ảnh… HS: Sgk C. Cách thức tiến hành: Hỏi đáp, diễn giải. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút) Kiểm tra sỉ số, sơ đồ… 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Yêu cầu cần đạt @ Hoạt động 1: ( 5 phút) Cho học sinh nghiên cứu phần tiểu sử. GV: Nêu những nét chính về ngày sinh, quê, học vấn của Nguyễn Ái Quốc –Hồ Chí Minh. HS: Trả lời theo tiểu dẫn. GV: Quá trình hoạt động cách mạng của Bác vắn tắt như thế nào? HS: Nêu các cột mốc: 1911, 1919,1920,1923 -> 1941, 1942, 1945… GV kết lại về cuộc đời Bác:Cuộc đời chịu nhiều gian lao nguy hiểm; sáng lập nhiều tổ chức cách mạnh; là nhà yêu nước anh hùng giả phóng dân tộc, nhà thơ nhà văn hoá lớn. @ Hoạt động 2 (34 phút) GV: Nêu những quan điểm sáng tác của Bác? HS: Mỗi em nêu 1 quan điểm. GV: Trước đó, NĐC đã viết: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khắm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Sau này, Sóng Hồng (Trường Chinh) viết: Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” GV: Các thể loại sáng tác của Bác? HS: Chính luận, truyện và kí, thơ. GV: Nội dung văn chính luận NAQ – HCM? HS: Nêu theo SGK. GV: Nêu những tác phẩm tiêu biểu của văn chính luận? HS: Nêu vài tác phẩm mà các em biết. GV: Nội dung tuyện và kí? Những tác phẩm tiêu biểu? HS: Nêu nội dung và các tác phẩm. GV: Nghệ thuật trong truyện và kí của Bác? GV lấy dẫn chứng trong tác phẩm “Vi hành”, “Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu. GV: Nêu hoàn cảnh sàng tác tập thơ “NKTT”? GV: Nội dung NKTT bao gồm mấy ý chính? Đó là những ý nào?Thể hiện những vấn đề gì? GV:Tâm hồn và nhân cách cao đẹp của Người: tình yêu thiên nhiên, con người, vượt qua khó khăn gian khổ của chốn lao tù. GV: Phong cách nghệ thuật của NAQ – HCM? @ Hoạt động 3: (2 phút) Nêu những nét chính về kết luận (6 phút) I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ: - Sinh ngày 19 – 5 – 1890. - Quê: Làng Kim Liên – huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An. - Gia đình: + Cha: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. + Mẹ: Hoàng Thị Loan - Thời trẻ: + Học chữ Hán ở nhà, sau đó học tại trường Quốc học Huế. + Có thời gian ngắn dạy tại trường Dục Thanh. - Quá trình hoạt động cách mạng: + Năm 1911: Ra đi tìm đường cứu nước. + Năm 1919: Gởi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vec – xay. + Năm 1920: dự đại hội Tua và trở thành thánh viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp. + Từ 1923 - > 1941: hoạt động tại nhiều nước như Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. Trong thời kì này, người thành lập nhiều tố chức cách mạnh như… sgk. + Năm 1941: Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. + Ngày 13 – 8 – 1942, Người lên đường sang Trung Quốc để tanh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng bắt giam trong 13 tháng. + Ngày 2 – 9 – 1945: Đọc Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình. FTóm lại: Cuộc đời chịu nhiều gian lao nguy hiểm; sáng lập nhiều tổ chức cách mạnh; là nhà yêu nước nhà cách mạnh vĩ đại, nhà thơ nhà văn hoá lớn. II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 1. Quan điểm sáng tác - Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: Văn hoá nghệ thuật là một mặt trận, nhà văn như chiến sĩ. - Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. - Khi cầm bút, Người xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung, hình thức của tác phẩm. 2. Di sản văn học. a. Văn chính luận: - Nội dung: Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, kêu gọi những người nô lệ, bị áp bức liên hiệp lại, đoàn kết đấu tranh. - Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Không có gì quí hơn độc lập, tự do… b. Truyện và kí: - Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân phong kiến, tay sai đối với nhân dân lao động và các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. - Nghệ thuật: bút pháp hiện đại và nghệ thuận trần thuật linh hoạt -> tạo dựng tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động sắc sảo. Thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo. - Tp tiêu biểu: Sgk c. Thơ ca: - Tập thơ “Nhật kí trong tù”: + Hoàn cảnh sáng tác: sgk + Nội dung: * Tái hiện một cách chân thật, chi tiết bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc những năm 1942 – 1943 với ý nghĩa phê phán sâu sắc. * Ghi lại tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, phản ảnh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. * Chân dung tự hoa của Hồ Chí Minh: đó là một con người …. + Nghệ thuật: đặc sắc, đa dạng và linh hoạt về bút pháp. - Chùm thơ là ở Việt Bắc ( 1941 – 1945) + Nội dung: Hình ảnh nhân vật trữ tình… thử thách. + Tiêu biểu: một số bài mang tính tuyên truyền như: Công nhân… 3. Phong cách nghệ thuật - Phong cách độc đáo và đa dạng: - Mỗi thể loại có phong cách riêng: + Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đang thép… + Truyện và kí: hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuận trào phúng sâu sắc. + Thơ ca: * Loại tuyên truyền:hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dẽ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại. * Loại nghệ thuật: kết hợp hào hoà giữa màu sắc cổ điểm và tinh thần hiện đại. III. KẾT LUẬN: sgk 4. Củng cố: (2 phút) Hệ thống lại kiến thức về tiểu sử, quan điểm sáng tác và di sản văn học. 5. Dặn dò: (1 phút) Soạn bài mới theo PPCT Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docNguyen Ai Quoc.doc
Giáo án liên quan