Giáo án ngữ văn 12 - Tiết 4: Nghị luận xã hội và nghị học

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Phân biệt được nghị luận xã hội và nghị luận văn học ở các phương diện: đặc điểm, yêu cầu và các dngj đề quen thuộc.

- Biết cách nhận diện, phân tích một bài văn nghị luận theo đặc điểm và yêu cầu nêu trên.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* Ổn định:

* KT bài cũ:

* Bài giảng:

Giới thiệu bài mới: GV yêu cầu HS nhắc lại một số những hiểu biết về văn nghị luận. Từ đó dẫn vào bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tiết 4: Nghị luận xã hội và nghị học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ~~*~~ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Phân biệt được nghị luận xã hội và nghị luận văn học ở các phương diện: đặc điểm, yêu cầu và các dngj đề quen thuộc. Biết cách nhận diện, phân tích một bài văn nghị luận theo đặc điểm và yêu cầu nêu trên. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: * Ổn định: * KT bài cũ: * Bài giảng: Giới thiệu bài mới: GV yêu cầu HS nhắc lại một số những hiểu biết về văn nghị luận. Từ đó dẫn vào bài mới. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt GV cho HS tìm hiểu vai trò và tác dụng của văn nghị luận đối với lịch sử dựng nước và giữ nước. Văn nghị luận có vai trò như thế nào trong lịch sử dân tộc? Hãy kể một vài tác phẩm văn nghị luận có vai trò dựng nước trong lịch sử dân tộc? Nếu nhìn từ đề tài có thể chia văn nghị luận thành mấy loại? Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu mục II. Yêu cầu HS chỉ ra những đặc điểm của mỗi loại đề cụ thể đó. GV tổ chức và hướng dẫn HS luyện tập. GV yêu cầu HS chọn 2 bài, một về NLXH, một về NLVH. Sau đó yêu cầu HS phân tích chỉ ra các đặc điểm của mỗi loại văn nghị luận đó. Tương tự với bài 1, nhưng về đề văn nghị luận. I. Nghị luận xã hội và nghị luận văn học: 1. Vai trò của văn nghị luận trong lịch sử dân tộc: Văn nghị luận đã từng tồn tại và có tác dụng vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước. a. Trong giữ nước: Thể hiện: + Lòng yêu nước nồng nàn (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn) + Tinh thần tự hào, tư tưởng nhân nghĩa (Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi) + Ý chí tự lập, tự cường, khát vọng hoà bình và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh) Phản ánh tư tưởng yêu nước, chống xâm lăng b. Trong dựng nước: Thể hiện : + Khát vọng muốn xây dựng một quốc gia hùng cường, độc lập (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn) + Tư tưởng coi trọng người hiền tài (Bài kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba – Thân Nhân Trung soạn thảo, 1484; Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm) + Phản ánh nhận thức thẩm mĩ và quan niệm của cha ông về văn chương nghệ thuật (Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương; Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh) Phản ánh tinh thần và ý chí của ông cha ta trong công cuộc xây dựng đất nước. 2. Phân loại văn nghị luận: Đa dạng và phong phú. Tuy nhiên nếu nhìn từ đề tài, có thể chia làm 2 loại. - NLXH: Những bài văn bàn về các vấn đề XH – chính trị. - NLVH: Những bài văn bàn về vấn đề văn chương - nghệ thuật. Nhìn chung cả 2 loại đều nhằm phát biểu tư tưởng, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, văn học,… với ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. II. Các dạng đề văn nghị luận: 1. Đề nghị luận xã hội: - NL về một tư tưởng đạo lí: Thường là một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá. VD: Phát biểu suy nghĩ của anh chị về câu nói của Phran-xi Ba-công: “Tình bạn là niềm vui tăng gấp đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa” (Những vòng tay âu yếm, NXB trẻ, 2003) - NL về một hiện tượng đời sống: Thường bát đầu nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự được nhiều người quan tâm. VD: + Suy nghĩ của anh (chị) khi nghe tin những cánh rừng vẫn tiếp tục bị cháy. + Anh (chị) sẽ nói những gì với người bạn thân đã trót nghiện thuốc lá? - NL về một vấn đề XH đạt ra trong tác phẩm VH: Thường là từ một tác phẩm để rút ra ý nghĩa XH nào đấy. 2. Đề nghị luận văn học: - NL về tác phẩm VH: Nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học của người viết. Đó có thể là một tác phẩm hoặc một đoạn trích. VD: Vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến. - NL về một ý kiến văn học: Thường là một ý kiến về lí luận, một nhận định về văn học sử hoặc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. VD: “Chí Phèo thực sự là một nhân vật điển hình”. Ý kiến của anh (chị) như thế nào? III. Luyện tập: Bài tập 1: VD: NLXH: Tuyên ngôn độc lập. NLVH: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Bài tập 2: * Củng cố: - Nắm vững đặc điểm và đối tượng của hai loại văn nghị luận. - Các dạng đề và đặc điểm của mỗi dạng đề.

File đính kèm:

  • docTiet 4 Nghi luan xa hoi va nghi luan van hoc.doc