Giáo án ngữ văn 12 - Tiết 40, 41: Độc tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp học sinh hiểu được:

1. Kiến thức

- Bài thơ là tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khát khao tri âm của nhà thơ.

- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng cao.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng khâm phục tài năng và lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

- Biết đồng cảm, chia sẻ với những người bất hạnh trong cuộc sống.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo và giáo án

HS: Học bài cu và soạn bài đầy đủ

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong

2. Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới: Đọc thuộc bài thơ Nhàn. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm như thế nào về sống nhàn?

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tiết 40, 41: Độc tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2012 Tiết: 40,41: ĐỘC TIỂU THANH KÍ - Nguyễn Du- A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp học sinh hiểu được: 1. Kiến thức - Bài thơ là tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khát khao tri âm của nhà thơ. - Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng cao. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ - Giáo dục lòng khâm phục tài năng và lòng nhân đạo của Nguyễn Du. - Biết đồng cảm, chia sẻ với những người bất hạnh trong cuộc sống. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo và giáo án HS: Học bài cu và soạn bài đầy đủ C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong 2. Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới: Đọc thuộc bài thơ Nhàn. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm như thế nào về sống nhàn? 3. Bài mới Hoạt đông của GV và HS Nội dung cần đạt Tiết 40: Hoạt động1 : Huớng dẫn tìm hiểu chung - Em biết gì về nàng Tiểu Thanh? - Tên bài thơ có thể hiểu như thế nào? HS đọc bài thơ, xác định thể loại, bố cục, hướng phân tích. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản: - Cho biết về địa danh Tây Hồ? - Nhận xét về cách thể hiện ở câu đầu? Tác dụng? - Thổn thức, mảnh gấy tàn gợi lên cảm giác gì? - Ý nghiã hai câu đề? - “Son phấn” và “văn chương” ở hai câu thực tượng trưng cho những gì? - GV cung cấp cho học sinh những thông tin về nàng Tiểu Thanh trong “Tiểu Thanh kí”. Trước khi chết …. - Qua đó em có nhận xét gì về cuộc đời, số phận của nàng Tiểu Thanh? - Cảm xúc, tình cảm của Nguyễn Du qua hai câu thơ này? Tiết 41: - Nỗi hờn kim cổ là gì? Hờn vì điều gì? - Vì sao lại không thể hỏi trời được? “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” - Khách là ai? - Vì sao Nguyễn Du lại tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những người như Tiểu Thanh? GV: Nguyễn Du trông người lại ngẫm đến mình, cùng là người nghệ sĩ tài hoa, cùng sống dưới thời đại phong kiến nhiều bất công ngang trái. - Qua đó em thấy tình cảm của Nguyễn Du như thế nào? GV bình: Nguyễn Du đã từng thương xót, chia sẻ với nỗi lòng mình với biết bao người con gái như vậy. Từ Đạm Tiên đến nàng Kiều, từ người đàn bà gẩy đàn ở Long Thành cho đến Tiểu Thanh đều là kiếp người, hồng nhan, tài hoa bạc mệnh. Có lẽ chăng nhà thơ luôn mang trong mình nỗi đau đời ấy đã tìm thấy một sự đồng điệu giữa cuộc đời ông với họ. “ Đau đớn thay phận đàn bà Lòi rằng bạc mệnh cũng là lời chung” - Nguyễn Du cách nàng Tiểu Thanh bao nhiêu năm? - Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu cuối? - Em có nhận xét gì về tâm sự, tiếng lòng của Nguyễn Du trong hai câu cuối bài thơ? Xuân Diệu cho cái đó là “Tiếng chim cô lẽ giữa trời thu khuya”. Hai câu cuối đã khép lại nhưng tấm lòng đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh cứ sống mãi trong trái tim bạn đọc. Nguyễn Du đã khóc không chỉ cho số phận những người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh mà còn khóc cho chính mình, khóc cho cả tầng lớp văn nghệ sĩ trong xã hội phong kiến. Ông đã nhận thấy họ là những người đã làm nên giá trị tinh thần cho cuộc đời nhưng lại bị chà đạp, xem thường. Ở thế kỉ XX, ta khẳng định: Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so giây cùng người. Năm 1965, Việt Nam trong kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du. Cũng những ngày này, Hội đồng hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới. Điều đó cũng bởi một lí do lớn là ở nỗi đau đời, ở tấm lòng nhân đạo đó của ông. - Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là gì? - Em biết những tác phẩm nào của Nguyễn Du có cùng đề tài này? I/ TÌM HIỂU CHUNG: 1.Giới thiệu về nàng Tiểu Thanh: 2.Tác phẩm: - Xuất xứ: Trích “Thanh Hiên thi tập” là một tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Là bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Hai câu đề: - Xưa: Cảnh đẹp > sự thay đổi, dâu bể khôn lường của cuộc đời. - mảnh giấy tàn: chứng tích còn lại của nàng Tiểu Thanh, thân phận hẩm hiu, bị vùi lấp trong quên lãng -> Gợi cảm giác hẫng hụt, mất mát. - “thổn thức”- độc điếu : một mình Nguyễn Du cô đơn viếng nàng Tiểu Thanh qua “nhất chỉ thư”. à Là tiếng thở dài não ruột, là suy ngẫm trước định mệnh nghiệt ngã về lẽ “biến thiên dâu bể”của cuộc đời. Qua đó cho thấy niềm thổn thức với cuộc đời “tài hoa bạc mệnh” của nàng Tiểu Thanh. Đó chính là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. 2. Hai câu thực: - Son phấn: sắc đẹp – hồng nhan. - Văn chương: tài năng, tâm hồn -> Cuộc đời bất hạnh của Tiểu Thanh : có sắc, có tài nhưng bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải, chết oan, ôm mối hận; văn chương bị vạ lây, bị đốt. à Sự cảm thương xót xa cho số phận bi thương của nàng, cho nhan sắc, tài năng và các giá trị tinh thần bị vùi dập 3. Hai câu luận: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi - “Hờn kim cổ” : hận xưa – nay như một thông lệ hận của người xưa và người ngày nay - Trời khôn hỏi :chết vẫn không hoá giải được, không thể hỏi và cũng không biết trông cậy vào đâu. Ngay đến cả trời cũng ghenh ghét, đố kị. Theo Nguyễn Du, đó là quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tương đố” từ cổ chí kim. - Khách – ngã : cái tôi trữ tình - Nguyễn Du tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những người như Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng. à Mối đồng cảm sâu sắc, niềm cảm thương với những kiếp hồng nhan, tài hoa nhưng bạc mệnh nói chung, trong đó có cả tác giả. 4. Hai câu kết Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng? - Ba trăm năm lẻ nữa : Nguyễn Du đã khóc nàng Tiểu thanh sau hơn ba trăm năm từ khi nàng chết và không biết có ai khóc ông như ông khóc nàng Tiểu Thanh ? - Câu hỏi tu từ : Hỏi Tiểu Thanh, hỏi mình, hỏi người đời. -> Tạo dư âm của bài thơ. Tất nhiên, trong thời đại ông sống đó là câu hỏi không có lời đáp. à Tiếng lòng khát khao tri âm. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “trông người lại nghĩ đến ta” và hướng về hậu thế tỏ bày nỗi khát khao tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời. 2. Nghệ thuật : - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống thất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ. - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí. 3. Ý nghĩa : Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khát khao tri âm hướng về hậu thế ; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1  (HS làm ở nhà) - Đây là lời Thuý Kiều khóc Đạm Tiên - Nội dung có điểm giống với bài Đọc Tiểu Thanh kí: + Người hồng nhan phải chịu phận bạc. Đó là quy luật, là định mệnh không thể thoát khỏi. + Thuý Kiều thương Đạm Tiên, liên hệ mà ngậm ngùi, lo sợ cho số phận mình như Nguyễn Du viếng Tiểu Thanh rồi suy nghĩ về tương lai. à Nguyễn Du có mối đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ tài hoa mệnh bạc (Long Thành cầm giả ca...) Bài tập 2 : Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, Tố Hữu viết : Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Anh, chị hiểu ý thơ trên như thế nào ? Bài tập 3 : Viết đoạn văn theo lối quy nạp với câu chủ đề sau : Tiểu Thanh là điển hình cho hai nỗi oan lớn cho hai nỗi oan lớn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến : hồng nhan đa truân, tài mệnh tương đố. 4. Hướng dẫn tự học: 1) Bài cũ: - Học thuộc lòng bản dịch thơ. - Dựa vào nội dung bài thơ, lí giải tại sao Nguyễn Du lại có sự đồng cảm tri âm sâu sắc với Tiểu Thanh? - Anh, chị hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du được gửi gắm trong bài thơ này? 2) Bài mới: - Chuẩn bị: “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” (tiếp theo) (Đọc kĩ văn bản, phần hướng dẫn học bài và trả lời các câu hỏi) --------------------***-------------------- Ngày soạn: 05/11/2012 Tiết: 42 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (TT) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp học sinh nắm được 1. Kiến thức - Những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Nâng cao kĩ năng phân tích và sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo và giáo án. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Thuyết trình, hỏi đáp, tích hợp. I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, tác phong II. Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới: Không Đọc thuộc bài Đọc Tiểu Thanh kí. Tâm sự của Nguyễn Du thể hiện trong bài? III. Bài mới: Hoạt đông của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Phân tích các ví dụ ở tiết 36: - Đoạn hội thoại diễn ra tại địa điểm nào? Thời gian nào? - Người nói là ai, người nghe là ai? - Nội dung nói là gì? - Cách nói như thế nào? à Thế nào là tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? 2. Xác định thái độ , tình cảm của từng nhân vật qua các câu nói của họ? - Các nhân vật dùng từ ngữ, câu văn như thế nào để bộc lộ thái độ, cảm xúc? 3. Thế nào là tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? HS đọc Ghi nhớ SGK trang 126 Câu hỏi thảo luận : Tổ 1,2: Bài tập 1 Tổ 3,4: Bài tập 2 (Hs thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét chéo, gv chốt ý đúng) 4. Tìm những từ ngữ thể hiện tính cụ thể trong đoạn văn? 5. Tính cảm xúc biểu hiện như thế nào? 6. Biểu hiện của tính cá thể? 7. Ghi nhật kí có lợi gì? 8. Chỉ ra các dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong hai câu ca dao? 9. Đoạn đối thoại trên có dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không? Vì sao? II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT: 1. Tính cụ thể: - Cụ thể về hoàn cảnh nghe - nói: thời gian, địa điểm - Cụ thể về con người (người nói, người nghe) - Cụ thể về nội dung lời nói - Cụ thể về từ ngữ diễn đạt. 2. Tính cảm xúc: - Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điêu. - Dùng nhiều những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt. - Dùng những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc (câu cảm thán, câu cầu khiến, những lời gọi đáp...) 3. Tính cá thể: Mỗi người có một giọng nói riêng, một cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu, một cách thể hiện nội dung thông tin riêng. * Ghi nhớ SGK trang 126. III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: a) - Những từ ngữ thể hiện tính cụ thể: + Thăm bệnh nhân -> giữa đêm khuya trở về + Về phòng thao thức không ngủ. + Không gian rừng im lặng. + Đôi mắt nhìn qua bóng đêm. + Thấy viễn cảnh tươi đẹp. + Sống giữa tình thương trên đất Đức Phổ. + Cảnh chia li, đau buồn. + Hoàn cảnh, công việc, suy nghĩ riêng của người viết. - Tính cảm xúc: Những lời hô gọi, những câu hỏi tu từ ... - Tính cá thể: Những câu văn thể hiện cách ghi nhật kí: câu đặc biệt (khuyết chủ ngữ) vì là lời nói với chính mình. b) Ghi nhật kí có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ cá nhân: - Biết cách thể hiện chính xác sự việc, tình cảm. - Biết cách dùng từ đúng phong cách, ngắn gọn, đầy đủ. Bài tập 2: Câu thứ nhất: - Xưng hô mình – ta (thể hiện tình cảm) - Bộc lộ cụ thể: nỗi nhớ (đặc trưng tình cảm) - Đối tượng cụ thể: hàm răng mình cười. Câu thứ hai: - Đối tượng giao tiếp: cô yếm thắm. - Người nói: chàng trai nông dân - Cách nói cụ thể: + dùng từ: yếm thắm loà xoà + câu cầu khiến (lại đây) - Nội dung nói:đập đất trồng cà với anh -> Lời tỏ tình (đặc trưng tình cảm) Bài tập 3: - Người nói: Đăm Săn. - Người nghe:dân làng. - Nội dung nói: Đăm Săn kêu gọi dân làng về với mình. Dân làng đồng tình. -> Đoạn văn không có dấu hiệu của phong cách khẩu ngữ. 4. Hướng dẫn tự học 1) Bài cũ: - Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 2) Bài mới: - Chuẩn bị: Đọc thêm: + Vận nước + Cáo bệnh, bảo mọi người + Hứng trở về (Đọc kĩ văn bản, soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài.)

File đính kèm:

  • doctuan 14.doc
Giáo án liên quan