Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 40: đọc văn Đàn ghi ta của lor - Ca (Thanh Thảo)

A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp bi tráng của hình tượng nốt ca,một vẻ đẹp vừa sâu sắc vừa bi tráng của nhà thơ.

- Thấy được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang ý nghĩa tượng trưng.

2. Về kỹ năng.

- Có những tri thức để hiểu và khám phá bài thơ mang phong cách hiện đại.

- Tích hợp GDKNS:

+ Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ về hình tượng Lor- ca, về cách thể hiện cảm xúc của tác giả.

+ Tư duy sáng tạo, phân tích, so sánh.

3. Thái độ.

- Giáo dục khát vọng sống, khát vọng đấu tranh cho tự do.

- Tích hợp môi trường sống: GD hs trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng biết ước mơ, biết vươn lên, kế thừa và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.

B. CHUẨN BỊ

- Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy.

- Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Ổn định tổ chức (1’)

1. kiểm tra bài cũ: (5’)

Kiểm tra vở soạn của học sinh.

2. Bài mới.

* Lời vào bài(1’) Thanh Thảo là một nhà thơ có một giọng điệu thơ vừa suy tư sâu sắc nhưng lại vừa mang tính khái quát, đọc thơ của Ông đòi hỏi người đọc phải có những cảm nhận kỹ lưỡng. Tiết học này.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 40: đọc văn Đàn ghi ta của lor - Ca (Thanh Thảo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/11/2012 Ngày dạy 12A /11/2012 12G /11/2012 Tiết 40: Đọc văn ĐÀN GHI TA CỦA LOR - CA (Thanh Thảo) A. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp bi tráng của hình tượng nốt ca,một vẻ đẹp vừa sâu sắc vừa bi tráng của nhà thơ. - Thấy được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang ý nghĩa tượng trưng. 2. Về kỹ năng. - Có những tri thức để hiểu và khám phá bài thơ mang phong cách hiện đại. - Tích hợp GDKNS: + Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ về hình tượng Lor- ca, về cách thể hiện cảm xúc của tác giả. + Tư duy sáng tạo, phân tích, so sánh. 3. Thái độ. - Giáo dục khát vọng sống, khát vọng đấu tranh cho tự do. - Tích hợp môi trường sống: GD hs trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng biết ước mơ, biết vươn lên, kế thừa và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại. B. CHUẨN BỊ - Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy. - Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định tổ chức (1’) 1. kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra vở soạn của học sinh. 2. Bài mới. * Lời vào bài(1’) Thanh Thảo là một nhà thơ có một giọng điệu thơ vừa suy tư sâu sắc nhưng lại vừa mang tính khái quát, đọc thơ của Ông đòi hỏi người đọc phải có những cảm nhận kỹ lưỡng. Tiết học này... * Nội dung: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT ? Nêu vài nét KQ về tác giả? ? Kể tên 1 số TP’ chính. ? Đặc điểm nổi bật về thơ ? Nêu xuất sứ bài thơ? ? Theo em nên đọc NTN. GV giải nghĩa từ ? Em hãy nêu cảm nhận chung? ? Những hình ảnh tiếng đàn bột nước, áo choàng đỏ ngắt vầng trăng chếnh choáng, đã gợi lên những ý nghĩa tượng trưng gì? ? Vẻ đẹp bi tráng của Lor – ca được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào? Tích hợp GDKNS: Người nghệ sĩ đấu tranh hết mình cho tự do và cách tân nghệ thuật bị chế độ độc tài phát xít giết hại. Sự kiện ấy được thể hiện một cách hình tượng và đầy màu sắc tượng trưng như thế nào qua ngòi bút Thanh Thảo ? ? Thái độ của Lor - ca trước cái chết như thế nào? ? Em suy nghĩ gì về hình ảnh "đường chỉ tay đã đứt/ dòng sông vô cùng/ Lor ca bơi sang ngang/Trên chiếc ghi ta màu bạc. ? Khổ thơ “không ai chôn cất tiếng đàn/ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang/ giọt nước mắt vầng trăng/ Long lanh trong đáy giếng” có ý nghĩa gì / ? Tiếng đàn ghi ta trong bì thơ có ý nghĩa gì? ? Nêu những nét đặc sắc NT, ND ? Điều đặc biệt gì gợi nên cho em sau khi đọc song bài thơ? Gv tích hợp GD môi trường I. Vài nét chung:(10’) 1. Tác giả: - Tên khai sinh: Hồ Thành Công - Sinh năm: 1946 - Quê: Mộ Đức Quãng Ngãi - Sự nghiệp văn chương có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến. * Tg LOR - CA * Các tác phẩm: “ Những người đi tới biển” 1977; “ Những ngọn sóng mặt trời” 1982 - 1984; “ Khối vuông du bích” 1985. + Các thể loại: Viết báo, tiểu luận, phê bình. Đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca. *. Đặc điểm thơ: + Thơ ông là tiếng nói của người tri thức có nhiều suy tư chăn chở về cuộc sống. + Ông luôn tìm tòi khám phá sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mỹ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. 2. Xuất xứ: - Rút trong tập ‘ Khối vuông du bích” - Là tác phẩm tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo đàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực. 3. Đọc – giải nghĩa từ khó - Đọc theo nhịp của dòng thơ, rứt khoát rõ ràng, có độ ngân vang ở cuối mỗi câu. -. Giải thích từ khó ( theo chú thích chân trang). II. Đọc hiểu:(20’) 1. Khái quát chung - Bài thơ viết theo thể tự do thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tá giả trước cái chiết của Lor - ca qua hàng loạt hình ảnh mang tính biểu tượng. 2. Những hình ảnh gợi liên tưởng - Các hình ảnh : tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn,… đều mang tính biểu tượng. Các dòng thơ không hề có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn) - Khổ thơ đầu không gian đậm chất Tây Ban Nha, với tiếng đàn ghi ta- niềm tự hào của người Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt - áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót- một biểu tượng của Tây Ban Nha. - Đồng thời người đọc không thể không nhận thấy cuộc hành trình của con người: đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng, trên yên ngựa mỏi mòn. Đó là cuộc độc hành của con người - cuộc độc hành của Lor-ca (một anh hùng của Tây Ban Nha). 3. Vẻ đẹp của Lor-ca và cái chết của Lor-ca + Tác giả khắc hoạ nhân vật giữa một không gian hoang dã đậm chất Tây Ban Nha : Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao/ bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ. Tiếng hát nghêu ngao của những người Digan, áo choàng của võ sĩ đấu bò tót đã trở thành biểu tượng- biểu tượng cho sự đổ máu, cái chết và sự cầu khấn cho linh hồn. + Trên cái nền ấy là hình ảnh Lorca : bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du. Một lần nữa người đọc lại được chứng kiến Lorca với cuộc hành trình của anh- Cuộc hành trình đến với cái chết. + Trước cái chết Lorca “đi như người mộng du”. Đó là thái độ bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề từ đó để thấy được dũng khí của Lor-ca - một con người đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do. + Hình ảnh : Dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chỉ tay đứt, lại một lần nữa miêu tả cuộc hành trình đi tới cái chết của Lor-ca. Cuộc đời dài rộng như dòng sông và Lor-ca “bơi sang ngang” trên “chiếc ghi ta màu bạc” cùng với hình ảnh “đường chỉ tay đứt” chính là những biểu tượng về cái chết, đồng thời là sự nghiệt ngã của định mệnh, của số phận ngắn ngủi. + Cũng cần phải thấy sự logic giữa các hình ảnh : Lor-ca bơi sang ngang/ chiếc ghi ta màu bạc. Cuộc đời của Lorca là chuỗi dài những đam mê trong đó có niềm đam mê đàn ghi ta. Và do đó “đàn ghi ta” đã trở thành biểu tượng của cả cuộc sống nhiều hoài bão, màu sắc và thanh âm của Lor-ca mang đậm màu sắc Tây Ban Nha + ở đây động từ “ném” lặp lại hai lần (ném lá bùa, ném trái tim) nó trở thành biểu tượng về cái chết bi thảm nhưng cũng đầy chất bi tráng, dũng mảnh của Lorca. Từ đó để thấy được cảm xúc đầy mãnh liệt của Thanh Thảo trước cái chết của Lor-ca. Sự thương tiếc hoà lẫn với sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục. - Khổ thơ chứa những hình ảnh vừa mang tính biểu tượng vừa mang tính siêu thực. ở đây tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn : “không ai chôn cất tiếng đàn”, “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” ở đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn. Nó đã trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi. 4. Hình tượng tiếng đàn Hình tượng tiếng đàn xuất hiện nhiều lần trong bài thơ : tiếng đàn bọt nước, tiếng đàn ghi ta nâu, tiếng ghi ta đá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan , tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang..... + Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với nhiều cung bậc khác nhau : khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu. + Tiếng đàn ghi ta là sự hài hoà kết của rất nhiều trạng thái cảm xúc. Trước hết đó là cảm xúc của Lorca. Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi tràm lắng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống. Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Tác giả đã sống cùng với khoảnh khắc cận kề cái chết của Lorca, niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được đan kết hài hoà vào những cung bậc thanh âm của tiếng đàn ghi ta. + Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người. III. Tổng kết:(4’) 1. Nghệ thuật : Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc sử dụng hình ảnh, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung; tạo ra màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ ; kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc. 2. Nội dung - Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca. IV. Củng cố, luyện tập.(3’) - Nghệ thuật thể hiện độc đáo, tư tưởng tình cảm sâu sắc chân thành. 3. Hướng dẫn HS học và làm bài (2’) a. Bài cũ . - Nắm nội dung bài học. - Tìm đọc thêm các tài liệu khác có liên quan đến bài học. b. Bài mới.- Đọc trước hai bài; Bác ơi, Tự do. - Tiết sau đọc văn. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 4012cb chuan.doc