I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Qua bài thơ “ Bác ơi”:
+ Hiểu được nỗi đau đớn nuối tiếc vô hạncủa nàh thơ, của nhân dân khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thấy được những phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh và quyết tâm đi theo can đường cách mạng Người đã tìm ra.
+ Cảm nhận được giọng thơ chân thành, tha thiết, hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm.
- Qua bài thơ “ Tự do”:
+ Cảm nhận được niềm khát khao tự do chân thành, tha thiết của những người dân nộ lệ khi cuộc sống của họ bị bạn phát xít giày xéo.
+ Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: sử dụng nhiều thủ pháp của thơ tượng trưng, siêu thực( cách sử dụng từd ngữ, thời gian, không gian,.)
2.Kĩ năng:
- Đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại và đọc - hiểu một bài thơ dịch.
3.Thái độ:
- Khơi dạy tình cảm yêu kính vị lãnh tụ vĩ đại- người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh.
- Giáo dục học sinh thấy được giá trị của Tự do.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
2. Bài mới: GV giới thiệu vào bài
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9307 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 41: đọc thêm Bác ơi (Tố Hữu), Tự do (P-ê-luy-a), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2010
Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
Tiết 41: Đọc thêm
Bác ơi - Tố Hữu -
Tự do - P-ê-luy-a -
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Qua bài thơ “ Bác ơi”:
+ Hiểu được nỗi đau đớn nuối tiếc vô hạncủa nàh thơ, của nhân dân khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thấy được những phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh và quyết tâm đi theo can đường cách mạng Người đã tìm ra.
+ Cảm nhận được giọng thơ chân thành, tha thiết, hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm.
- Qua bài thơ “ Tự do”:
+ Cảm nhận được niềm khát khao tự do chân thành, tha thiết của những người dân nộ lệ khi cuộc sống của họ bị bạn phát xít giày xéo.
+ Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: sử dụng nhiều thủ pháp của thơ tượng trưng, siêu thực( cách sử dụng từd ngữ, thời gian, không gian,...)
2.Kĩ năng:
- Đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại và đọc - hiểu một bài thơ dịch.
3.Thái độ:
- Khơi dạy tình cảm yêu kính vị lãnh tụ vĩ đại- người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh.
- Giáo dục học sinh thấy được giá trị của Tự do.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở bài tập.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới
2. Bài mới: GV giới thiệu vào bài
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài “Bác ơi!”( 10 phút)
- GV hướng dẫn cách đọc, gọi 1- 2 HS đọc văn bản, Gv nhận xét.
- GV: Nỗi đau tiễn đưa của Nhân dân được thể hiện qua hình ảnh nào?
- GV: Câu thơ sử dụng phép nghệ thuật gì? Tác dụng?
- GV: Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào?
- GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong những câu thơ trên?
- GV: Thái độ của Tố Hữu trước sự ra đI của Bác?
* HĐ2: HS thảo luận nhóm( thời gian 5 phút)
- CH: Hình tượng Bác Hồ được diễn tả qua những khía cạnh nào ? Tìm những câu thơ thể hiện điều đó?
- Các nhóm trao đổi thảo luận trong 5 phút và cử đại diện thông qua kết quả thảo luận, bổ sung thống nhất ý kiến.
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Mở rộng liên hệ với tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
- GV: Hãy khái quát về vẻ đẹp của Bác?
- GV: Nhân dân có suy nghĩ gì trước sự ra đi của Bác?
- GV: Lấy dẫn chứng chứng minh?
- GV: Lời cuối của bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
* HĐ3: Tìm hiểu bài thơ “ Tự do”
- GV Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu tiểu dẫn nắm những nét cơ bản về tác giả.
- GV: Nhận xét các hình ảnh được thể hiện trong các khổ thơ?
- GV: Tác giả viết tên em – Tự Do lên đâu?
- GV: Đi liền với tự do là những hình ảnh giản dị, đời thường có tác dụng như thế nào?
- GV: Tự do được hoá thân thành nhân vật em chứng tỏ cảm xúc hướng về tự do của nhà thơ như thế nào?
*HĐ4: Trao đổi thảo luận nhóm theo bàn
- Câu hỏi: Hãy chỉ ra đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ cà tác dụng của chúng?
- Các nhóm trao đổi , thảo luận trong 5 phút, cử đại diện thông qua kết quả thảo luận, bổ sung thống nhất ý kiến.
- GV chuẩn xác kiến thức
A. Bác ơi!
I. Đọc hiểu tiểu dẫn( SGK)
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời.
- Nỗi đau tiễn đưa bao trùm cả thời gian suốt mấy hôm rày , cả không gian vũ trụ và lòng người: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”
- > Phép đối xứng, động từ “tuôn”(2 lần) => gợi tả hoàn cảnh thực của thiên nhiên, đồng thời cực tả niềm đau xót, tiếc thương vô hạn của nhân dân VN trước sự ra đI của Người Cha già vĩ đại.
- Nỗi đau đớn, bàng hoàng của một đứa con hối hả chạy về thăm Bác để rồi ngậm ngùi trước cảnh vật vắng lặng, lạnh lẽo: ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa, phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn, vắng cả tiếng chuông reo thường ngày…”
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
………………mây trắng bay…
-> Tác giả sử dụng từ nói tránh” đã đi rồi” mong làm giảm nhẹ nỗi đau nhưng nỗi đau càng tăng. Hai chữ “ Bác ơi!” là một tiếng kêu thảng thốt bật ra từ nỗi đau vô biên. Bác mất rồi, tất cả mọi thứ trên cõi đời này đều vô nghĩa lí.
=> Tiếng khóc thương của Tố Hữu đã thể hiện được niềm đau xót, tiếc thương vô hạn dâng trào lên đến cực điểm.
2. Hình tượng Bác Hồ.(6 khổ thơ tiếp)
- Bác là hiện thân của tấm lòng nhân hậu cao cả, tình cảm tâm hồn của Bác gắn liền với tinh thần thương người, thương đời, thương nước, quên mình:
“ Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông , mọi kiếp người”
- Tình thương của Bác đi liền với lí tưởng, lẽ sống: Cả cuộc đời mình Bác đã hi sinh , phấn đấu để đất nước được độc lập, đồng bào được tự do, hạnh phúc:
“Bác sống như trời đất của ta
…....………lụa tặng già”
-> Tình thương của Bác biểu hiện bằng những hành động cụ thể.
- Niềm vui của Bác gắn liền với niềm vui, hạnh phúc của mọi người.-> lẽ sống của Người:
“Nâng niu tất cả chỉ quên mình”
=> Bác vĩ đại mà gần gũi, bình dị, khiêm nhường. Tấm lòng quên mình vì nhân dân, vì đất nước cùng với cuộc sống giản dị không hề phô trương, không màng danh lợi của Bác đã khiến cho Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân.
3. Cảm nghĩ của nhân dân trước sự ra đi của Bác (3 khổ thơ cuối)
- Bác mất đi nhưng Bác đã nhập vào hàng ngũ những người bất tử, những vị anh hùng dân tộc, những con người đã đứng lại trong lịch sử, trong vĩnh cửu, không còn sự khác biệt về thời gian:
“ Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác-Lê nin thế giới người hiền…”
- Bác mất đi nhưng không mất con đường Bác đã vạch, ngọn lửa Bác đã nhen, chân lí Bác đã tìm ra, khí phách mà Bác truyền lại cho con cháu:
“ Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn
…Vững như muôn ngợn dải Trường Sơn”
B. Tự do
I. Đọc hiểu tiểu dẫn( SGK)
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Khát vọng tự do:
- Hình ảnh trong các khổ thơ thể hiện sự liên tưởng ngẫu hứng. Tự Do được viết mọi nơi, mọi lúc, trên các vật hữu hình lẫn trừu tợng:
+ Viết tên em- Tự Do lên những vật cụ thể, hữu hình ( trên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gơm đao ngời lính, trên mũ áo các vua quan ).
+ Viết tên em – Tự Do lên những cái trừu tượng, vô hình ( Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh...)
->Những hình ảnh thơ giản dị lấy từ cuộc sống không làm mất đi tính thiêng liêng của Tự Do mà ngược lại còn làm Tự Do được mở rộng ra nhiều nghĩa: Tự Do hoá thân vào mọi nơi, mọi chỗ, gắn với cuộc sống. Qua đó làm nổi bật khát khao hướng tới Tự Do của tác giả.
- Tự Do được nhân hoá thành “em”- người thân yêu nhất. -> cảm xúc hướng về Tự Do rất tha thiết-> quyết tâm hành động hướng tới tự do, giành và bảo vệ Tự Do. Tác giả sẵn sàng bắt đầu lại cuộc đời để được gắn bó với Tự Do.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Giới từ “ trên” được lặp lại rất nhiều trong bài thơ:
+ Chỉ địa điểm - không gian( tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)
+ Chỉ thời gian( tôi viết Tự Do khi nào)
=> Như vậy trong bài thơ, giới từ “trên” hiểu theo nghĩa không gian nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa thời gian ( ở một số ý thơ).
- Điệp khúc“Trên...tôi viết tên em”=> thể hiện khát vọng tự do thiết tha đến cháy bỏng của tác giả.
- Đại từ em -> gọi tên tự do => Cách xưng hô thân mật , thể hiện tình cảm tha thiết, gắn bó máu thịt -> Khát vọng kiếm tìm, vươn tới tự do.
- Hình ảnh thơ giản dị, lối thơ không dùng dấu chấm(.) -> tạo cảm xúc tuôn chảy ào ạt .
- Lối điệp từ, điệp cấu trúc theo hình thức xoáy tròn -> tạo điểm nhấn cho cảm xúc hướng về hai chữ “ Tự Do”.
3. Củng cố: ( 1 phút)
- Bài thơ “ Bác ơi” thể hiện sâu sắc niềm tiếc thương vô hạn đồng thời đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời HCM
- Bài thơ “ Tự do” thể hiện tâm trạng khao khát chân thành, tha thiết của những người dân nô lệ hướng tới tự do khi cuộc sống của họ bị bọn phát xít giày xéo.
4. Hướng dẫn tự học ở nhà: ( 1 phút)
- Hình tượng Bác Hồ được thể hiện như thế nào trong bài thơ “ Bác ơi”?
- Cảm nhận của anh, chị về câu thơ: “ Tôi viết tên em”?
File đính kèm:
- Tiet 41- Bac oi, Tu do.doc