Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 46 - 47 Người lái đò sông đà. Nguyễn Tuân

I. Mức độ cân đạt.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của Sông Đà và hình tượng người lái đò hiểu được tình yêu, lòng đắm của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên đất nước và con người lao độngở Tây Bắc.

- Thấy được tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa và hiểu được nét đặc sắc của nghệ thuật tùy bút.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Kiến thức.

- Vẻ đẹp đa dạng của Sồng Đà và người lái đò.

- Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa, câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu, ví von so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo bất ngờ.

2. Kĩ năng.

- Đọc hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại.

III. Hướng dẫn thực hiện.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Qúa trình văn học là gì? phong cách văn học là gì?

3. Bài mới: Có một nhà văn từng quan niệm: "Văn chương trước hết phải là phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo". Nhà văn ấy chính là Nguyễn Tuân. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tiếp xúc với tác giả này qua tùy bút Người lái đò Sông Đà.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 46 - 47 Người lái đò sông đà. Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 - 47 NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ. Nguyễn Tuân I. Mức độ cân đạt. - Cảm nhận được vẻ đẹp của Sông Đà và hình tượng người lái đò hiểu được tình yêu, lòng đắm của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên đất nước và con người lao độngở Tây Bắc. - Thấy được tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa và hiểu được nét đặc sắc của nghệ thuật tùy bút. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức. - Vẻ đẹp đa dạng của Sồng Đà và người lái đò. - Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa, câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu, ví von so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo bất ngờ. 2. Kĩ năng. - Đọc hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại. III. Hướng dẫn thực hiện. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Qúa trình văn học là gì? phong cách văn học là gì? 3. Bài mới: Có một nhà văn từng quan niệm: "Văn chương trước hết phải là phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo". Nhà văn ấy chính là Nguyễn Tuân. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tiếp xúc với tác giả này qua tùy bút Người lái đò Sông Đà. Hoạt động của GVvà HS Nội dung cần đạt Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm - GV tổ chức cho HS nhớ lại và những nộị cơ bản về tác giả NT (đó được học ở chương trình 11) - Gọi 1 HS tóm tắt nội dung phần TD. - Cho biết thể loại và xuất xứ tác phẩm? - Người lái đò Sông Đà được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Phát biểu cảm hứng chủ đạo của tác phẩm? Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản - Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà hung bạo: - Gọi HS đọc các đoạn văn ở trang 186,187. - Trong thiên tùy bút, tác giả đã khắc họa sự hung bạo ấy trên nhiều dạng vẻ. Chỉ ra những dạng vẻ đó? + Để diễn tả chính xác và sinh động những gì NT quan sát thấy về sự hung bạo của dòng sông, tác giả đó sử dụng nhiều chi tiết NT độc đáo nào? - Qua sự quan sát của tác giả về sông Đà NT đã tìm thấy thứ vàng nào của con sông đằng sau biểu hiện hung bạo đó? *************************** Tiết 2.GV chuyển ý. - Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà trữ tình: - Gọi 1 HS đọc các đoạn văn ở trang 190, 191. - NT đã phát hiện ra vẻ đẹp trữ tình của dòng sông từ những góc độ nào? - Qua việc khắc họa vẻ đẹp trữ tình của sông Đà ta thấy được gì về tình cảm của tác giả? - Vì sao NT lại dày công dồn tài năng và tâm sức để khắc họa những đặc tính và vẻ đẹp của con sông đến thế? - Chuyển ý - Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng người lái đò Gọi HS đọc đoạn miêu tả 1 quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. - Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến với con sông Đà hung bạo? Gợi ý: + Thoạt nhìn, em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến? + Kết quả ra sao? + Nguyễn Tuân cho thấy nguyên nhân làm nên chiến thắng của con người có hề bí ẩn không? Đó chính là điều gì? - Hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của NT, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta? GV thuyết giảng - Nêu nét độc đáo trong cách khắc hoạ nhân vật ông lái đò? - Hướng dẫn hs tổng kết nd, nt? Hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh Người lái đò sông Đà với tp Chữ người tử tù viết trước CM ở phương diện khắc họa con người. I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả Nguyến Tuân : (Xem lại phần Tiểu dẫn bài Chữ người tử tù, SGK Ngữ văn 11, tập I, tr 107). 2. Tác phẩm Người lái đò Sông Đà: - Xuất xứ: Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960). - Hoàn cảnh ra đời: Thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. - Tùy bút: Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của NT sau cm: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất. => Cho thấy diện mạo của một NT mới mẻ, khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời (không giống với NT trước CM, con người chỉ muốn xê dịch cho khuây cảm giác “thiếu quê hương”) - Cảm hứng chủ đạo: Nhiệt tình ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân của một nhà văn mà trái tim đang tràn đầy niềm hứng khởi khi thấy nay mình đã có đất nước, mình đã không còn “thiếu quê hương”. II/ Đọc - hiểu văn bản: 1. Hình tượng con sông Đà a. Một con sông hung bạo: - Cảnh đá bờ sông dựng vách thành: + Lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời: cao, lạnh, âm u. + So sánh lòng sông hẹp, như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng. + Liên tưởng độc đáo: "ngồi…đèn điện" khắc sâu ấn tượng về độ cao của vách đá, lạnh lẽo u tối của đoạn sông. + So sánh cảm giác giữa thiên nhiên hoang so với khoảng khắc đời sống thị thành. => cảm nhận từ nhiều giác quan: thị giác, xúc giác. - Quãng ghềnh Hát Loong: + Nhân hóa: con sông- kẻ đòi nợ dữ dằn. + Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, các thanh trắc liên tiếp: dữ dội, khẩn trương, dồn dập vừa xô vừa đẩy của gió + sóng + đá -> cuộn chảy dữ dằn, mối đe dọa lớn với người lái đò. - Những cái hút nước: + So sánh: xoáy nước- cái giếng bê tông. + Nhân hóa: nước thỏ, kêu. + Kể, tả, liên tưởng, tưởng tượng. + Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau: giao thông, điện ảnh. => cảm nhận vẻ độc ác, hung dữ, tàn nhẫn của Sông Đà. - Những cái thác nước: + Nhân hóa con sông: âm thanh phong phú gào thét, van xin, khiêu khích, rống lên -> sinh thể dữ dằn. + Đá: hung tợn, ngỗ ngược, nhăn nhúm, sẵn sàng giao chiến, nhiều âm mưu, thủ đoạn. + Dùng lửa để tả nước ->Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. ->Bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ óQuan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ: Sông Đà hoang dại, sức mạnh thên nhiên kì vĩ, tiềm năng thủy điện to lớn . ******************************************** b/Một con sông Đà trữ tình: - Từ trên cao nhìn xuống: Dòng chảy con sông- mái tóc của thiếu nữ -> con sông: như thiếu nữ trẻ trung, duyên dáng. - Theo thời gian, không gian: + Màu sắc tươi đẹp, đa dạng. + Màu nước biến đổi theo mùa: xuân xanh ngọc bích so sánh với màu của Sông Gâm, sông Lô; Thu: chín đỏ; chưa bao giờ có màu đen. => tôn vinh vẻ đẹp của con sông, tình yêu mến , lòng tự hào về vẻ đẹp của con sông. - Nhìn từ góc độ cố nhân: đầm ấm, thân quen, giàu chất thơ. - Từ một du khách du thuyền trên sông: + Vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả thanh bình. + Vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy nhựa sống. + Vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính. Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả- Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo. => tôn vinh vẻ đẹp của con sông, tình yêu mến đến độ say mê , lòng tự hào về vẻ đẹp của con sông. - Vì: + thiên nhiên cũng là một sản phẩm nghệ thuật vô giá của tạo hóa cần được trân trọng và làm lộ ra vẻ đẹp đó. + Kín đáothể hiện tình yêu mến, say mê đói với đát nước. + Thiên nhiên là phông nề để tôn vinh vẻ đẹp của con người. 2. Hình tượng người lái đò - Cuộc chiến giữa ông lái đò với dòng sông Đà. + Tính chất cuộc chiến: không cân sức + Sông Đà: sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền; thạch trận với đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm -> dữ dội, hiểm độc với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh. + Con người: nhỏ bé, không hề có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc hết chỗ lùi. - Kết quả: + Thác dữ đó không chặn bắt được con thuyền; con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên. + Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông. + Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè. - Nguyên nhân làm nên chiến thắng: sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh. - Nhận xét: + Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười => trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả. + Con người được ví với khối vàng mười: người lái đò vẻ đẹp bình dị thầm lặng nhưng đầy trí tuệ, ý chí, nghị lực, tài hoa, dũng cảm, khả năng chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ con người - Nét độc đáo trong cách khắc hoạ: + Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ. + Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất. + Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình =>Khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi lao động vinh quang III/ Tổng kết: 1. Nội dung: Ngợi ca vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc; Tình yêu đất nước, con người say đắm, thiết tha. 2. Nghệ thuật: - So sánh ví von, liên tưởng bất ngờ, thú vị. - Từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh có sức gợi cao. - Câu văn đa dạng nhiều tầng. IV/ Luyện tập: - Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ. - Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình 4. Hướng dẫn tự học. - Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà. Rút kinh nghiệm. ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNguoi lai do song da(1).doc