Giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản về tác giả Tố Hữu để đánh giá đúng thơ ông – Nhà thơ của lý tưởng cộng sản.
- Thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị.
- Thơ Tố Hữu gắn liền với thời kỳ cách mạng, thể hiện sự vận động tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
---> Những nét phong cách cơ bản của thơ Tố Hữu.
2. Về kĩ năng:
- Hình thành kỹ năng tổng hợp kiến thức
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp.
3. Về thái độ tình cảm:
- Yêu mến, kính trọng nhà thơ Tố Hữu.
---> Học tập lý tưởng yêu nước.
II. Phương pháp:
- Phát vấn và thuyết giảng ( thiên về thuyết giảng)
III. Tiến trình bài dạy:
A. Ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:Lồng vào bài giảng.
C. Nội dung bài mới:
Vào bài:
27 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 47 đến tiết 62, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm
Tiết 47 - 48 Văn học sử
Tác gia Tố Hữu
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản về tác giả Tố Hữu để đánh giá đúng thơ ông – Nhà thơ của lý tưởng cộng sản.
- Thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị.
- Thơ Tố Hữu gắn liền với thời kỳ cách mạng, thể hiện sự vận động tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
---> Những nét phong cách cơ bản của thơ Tố Hữu.
2. Về kĩ năng:
- Hình thành kỹ năng tổng hợp kiến thức
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp.
3. Về thái độ tình cảm:
- Yêu mến, kính trọng nhà thơ Tố Hữu.
---> Học tập lý tưởng yêu nước.
II. Phương pháp:
- Phát vấn và thuyết giảng ( thiên về thuyết giảng)
III. Tiến trình bài dạy:
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:Lồng vào bài giảng.
C. Nội dung bài mới:
Vào bài:
hoạt động của trò
hoạt động của thầy
? Dựa vào sách giáo khoa, hãy tóm tắt những nét chính về tiểu sử của nhà thơ?
I.Vài nét về tiểu sử:
- Tên thật : Nguyễn Kim Thành ( 04/10/1920-12/2002).
- Quê: Thừa thiên-Huế.
- Hoàn cảnh xuất thân: Cha mẹ là nhà nho nghèo yêu thích ca dao. Tố Hữu được dạy làm thơ từ nhỏ.
- Bản thân:
+ là người sớm giác ngộ cách mạng.
+ Gặp gỡ giữa lý tưởng cách mạng và cả cuộc đời ông gắn bó, phấn đấu cho cách mạng.
+Rất có ý thức sáng tác thơ ca phục vụ cách mạng.
---> Quê hương và gia đình là chiếc nôi văn hoá góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ thiên bẩm của Tố Hữu bay tới đỉnh cao của thơ cách mạng.
---> Là nhà thơ-chiến sĩ, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng.
? Nhận xét chung về con đường thơ Tố Hữu?
? Hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của từng tập thơ?
II. Con đường thơ của Tố Hữu:
- Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc( 1937) --> con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng, sự nghiệp thơ song hành với sự nghiệp cách mạng.
- Sự tiếp nhận những thành tựu của thơ mới để làm giàu cho thơ ca cách mạng.
--> Khác hẳn với con đường của các nhà thơ mới vì nó gắn liền với lý tưởng cộng sản và cuộc đời cách mạng.
1.Tập “ Từ ấy” ( 1937 – 1946 ).
- Hoàn cảnh sáng tác: Là chặng đường 10 năm đầu sôi nổi, say mê: Từ giác ngộ ---> thử thách ---> trưởng thành.
- Nội dung: Gồm 3 phần
+ Máu lửa: Là tiếng reo vui, náo nức của một hông thơ tràn đầy nhiệt huyết.
+ Xiềng xích: Là bài ca chiến đấu, bản quyết tâm thư của người chiến sĩ.
+ Giải phóng: Là bài ca viết sau khi vượt ngục, là vũ khí đấu tranh cách mạng là bài ca bất diệt.
- Nghệ thuật: Tuy còn non nớt nhưng vấn tỏ rõ:
+ Giọng điệu sôi nổi, tha thiết, chân thành.
+ Đậm chất lãng mạn, trong trẻo.
2. Tập “ Việt Bắc” ( 1947-1954)
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp
- Nội dung:
+ Là bản anh hùng ca ca ngợi nhân dân, dân tộc anh hùng; thể hiện được tâm tư và hình ảnh quần chúng nhân dân trong cuộc kháng chiến.
+ Là sự kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam mà bao trùm lag tình cảm yêu nước.
- Nghệ thuật:
+ Mang đậm màu sắc dân tộc và tính đại chúng.
+ Đậm tính sử thi anh hùng ca mang hào khí thời đại
--> Là một trong những thành tựu xuất sắc của kháng chiến chống Pháp.
3. Tập “Gió Lộng” ( 1955-1961)
- Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước chia hai miền
+ Miền Bắc: Sôi nổi trong phong trào xây dựng CNXH.
+ Miền Nam: Tiếp tục chiến đấu chống xâm lược.
- Nội dung:
+ Niềm vui, tự hào, tin tưởng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Cuộc sống mới ở Miền Bắc như một mùa xuân lớn ( cái nhìn giản đơn)
+ Tình cảm nhớ thương Miền Namvà quá khứ cha ông---> càng thấm thía ân tình cách mạng
- Nghệ thuật:
+ Cảm hứng sử thi ,lãng mạn
+ Cái Tôi trữ tình, đa dạng
4.Tập “Ra trận”(1962-1971)
“Máu và hoa”(1972-1977)
- Hoàn cảnh sáng tác:trong những năm kháng chiến chống Mĩ quyết liệt và hào hùng cho đến ngày toàn thắng
- Nội dung: là khúc ca ra trận, mệnh lệnh chiến đấu thiêng liêng, lời cổ vũ chiến đấu
- Nghệ thuật: Mang đậm tính chính luận, tính sử thi và âm hưởng anh hùng ca.
5. Tập “Một tiếng đờn”(1992)
“Ta với ta”(1999)
- Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước đã hoà bình thống nhất
- Nội dung:
+ Thể hiện sự chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống.
+ Hướng tới những qui luật phổ quát: Tất cả đều thể hịện sự nhạy cảm của tác giả đối với vấn đề chính trị, niềm tin kiên định vào lý tưởng Cách mạng
- Nghệ thuật:
+ Khuynh hướng sử thi, cảm xúc trữ tình chính trị.
+ Giọng thơ trầm lắng thấm đượm chất suy tư
--> trước sau thơ Tố Hữu vẫn là niềm tin kiên định vào con đường Cách mạng, lý tưởng cộng sản.
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
1. Nhà thơ của lý tưởng cộng sản, tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
- Nhà thơ- chiến sỹ: Làm thơ để phục vụ Cách mạng, để nói lên lý tưởng cộng sản mà mình tôn thờ----> ông có ý thức dùng văn học làm vũ khí đấu tranh cách mạng.
- Lý tưởng cộng sản làm ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.( Sgk 150).
Đề tài: Với mọi vấn đề lớn của cuộc sống, với mọi sự kiện chính trị đều trở thành đề tài khơi nguồn cảm hứng trong thơ Tố Hữu.
---->“ Thơ Tố Hữu vang ứng, nhạy bén và dạt dào cảm xúc trước mọi ván đề chính trị ” hay như Xuân Diệu nói:” Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình ”.
2. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Ban dầu là cái Tôi chiến sĩ ---> về sau cái tôi nhân danh Đảng, cộng đồng, dân tộc.
- Hướng tới tương lai, thể hiện niềm vui, niềm tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng
3. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, là tiếng nói của tình thương mến.
- Thừa hưởng tiếp thu từ điệu tâm hồn xứ Huế.
- Xuất phát từ quan điểm” Thơ là tiếng nói của tình đồng ý, đồng tình, đồng chí”.
----> Cách xưng hô gần gũi thân mật.
----> Cách diến đạt rất tự nhiên, liền mạch.
4. Đậm đà tính dân tộc.
- Về nội dung: Phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, đưa những tư tưởng, tình cảm cách mạng hoà nhập với truyền thống, tinh thần, tình cảm, đạo lý dân tộc.
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc, vận dụng điêu luyện các hình thức diễn ý của văn học dân gian.
+ Hình ảnh thơ thiên về giá trị biểu cảm hơn giá trị tạo hình; giầu nhạc điệu, nghiêng về tính truyền thống ---> dễ thuộc.
? Thơ Tố Hữu có vị trí như thế nào trong dòng thơ ca cách mạng?
IV. Kết luận.
- Vị trí: Một thành công xuát sắc của thơ ca cách mạng, của dòng thơ trữ tình chính trị, mang đậm trưuyền thống thơ ca dân tộc.
- Có sự kết hợp của hai yếu tố: Cách mạng và truyền thống.
- Sức thu hút: Niềm say mê lý tưởng và tính dân tộc đậm đà.
D. Củng cố:
- Qua bài học, học sinh cần nắm được phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu ( 4 nét cơ bản); và những tác phẩm tiêu biểu của ông.
Đặc biệt lưu ý nói đến nhà thơ Tố Hữu là nói đến một nhà thơ- chiến sĩ.
E. Luyện tập:
- Học thuộc những nội dung cơ bản và nghệ thuật trong 5 tập thơ của Tố Hữu.
- Tìm đọc thêm những tác phẩm cụ thể làm dẫn chứng minh hoạ
F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Ngày tháng năm
Tiết 49 Giảng văn:
Việt Bắc
Tố Hữu.
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Về kiến thức:
- Việt Bắc là một bài thơ hay, đặc sắc, đậm tính dân tộc của thơ Tố Hữu.
- Nội dung: Viết về một giai đoạn hào hùng, thiêng liêng của dân tộc: là tiếng nói ân tình thuỷ chung đối với cách mạng, với Đảng, với Bác.
- Nghệ thuật: Tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu
2. Về kĩ năng:
- Hình thành kỹ năng phân tích tác phẩm trên cơ sở phong cách tác giả.
- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm thơ
3. Về thái độ tình cảm:
- Yêu mến, trân trọng nhà thơ------ yêu nước.
II. Phương pháp:
- Phát vấn và tổng hợp kiến thức của học sinh
III. Tiến trình bài dạy:
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:
1. Tóm tắt con đường thơ Tố Hữu?
2. Nêu phong cách Nghệ thuật thơ Tố Hữu?
C. Nội dung bài mới:
Vào bài:
hoạt động của trò
hoạt động của thầy
- Đọc và nêu chủ đề?
- Tác phẩm được viết theo thể loại nào? Điều này có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung?
I. Xuất xứ:
- Hoàn cảnh lịch sử: 10/1954 cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc kết thúc thắng lợi; các cơ quan TW Đảng rời chiến khu Việt Bắc trở về HN
- Nằm trong tập thơ “Việt Bắc”(1947-1954)
II.Chủ đề:
-Việt bắc là bản trường ca trữ tình ca ngợi cuộc kháng chiến gian khổ mà vẻ vang; ca ngợi những tình cảm Cách Mạng cao đẹp: thuỷ chung với Cách Mạng, Đảng, BH.
III. Phân tích:
* Thể loại và kết cấu:
- Thể thơ: Lục bát
- Kết cấu: Đối đáp “mình- ta”--> thường gặp trong lối hát giao duyên của văn học dân gian --> bài thơ có âm điệu ngọt ngào----> phù hợp với lối cảm, lối nghĩ quen thuộc của mọi tâm hồn VN.
----> bài thơ mang đậm tính truyền thống, đậm tính ND.
- Bài thơ mở ra khung cảnh ntn?
- Tâm trạng của NV trữ tình được gửi gắm dưới hình thức nghệ thuật nào?
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh nêu bật tình cảm của người cán bộ kháng chiến ra về?
- Ngoài những hình ảnh so sánh tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Người về nhớ những kỷ niệm gì?
*Phân tích:
1. Lời tâm tình của Việt Bắc(người ở lại)
- Khung cảnh: chia tay đầy tâm trạng
- Tâm trạng: bịn rịn, lưu luyến,khẳng định tình cảm thuỷ chung son sắt
- Nghệ thuật:
+ Câu nghi vấn”mình có nhớ ta”- cách nhắc nhở và khẳng định tình cảm.
+ Gợi lại những kỉ niệm: 15 năm....; những tháng ngày gian khổ mà vẻ vang(mưa nguồn suối lũ, miếng cơm chấm muối,hắt hiu lau xám, khi kháng Nhật...).
+ Hình ảnh ẩn dụ:”người về rừng núi trông theo bóng người”.
+ Hai từ láy gần nghĩa:”thiết tha mặn nồng”.
---> khẳng định tình cảm gắn bó lưu luyến tha thiết với người về---> nhắn nhủ người về luôn giữ tấm lòng thuỷ chung.
2. Lời của người cán bộ kháng chiến ra về:
- Tình cảm: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn bịn rịn, lưu luyến, xúc động nghẹn ngào.
-> Nghệ thuật: một loạt từ láy nêu bật cảnh chia ly
- Hình ảnh so sánh:”nguồn bao nhiêunước nghĩa tình bấy nhiêu”
“nhớ gì như nhớ người yêu”
- Nghệ thuật: Điệp từ:”nhớ”(35lần), phương pháp liệt kê, nghệ thuật kể, tả.
+ Nhớ cảnh TN Việt Bắc thi vị, tươi đẹp, anh hùng.
+ Nhớ đồng bào Việt Bắcvới cộc sống nghèo khổ mà chan chứa tình người.
+ Nhớ những tháng ngày gian khổ thiếu thốn mà lạc quan yêu đời.
+ Nhớ về cuộc kháng chiến hào hùng vinh quang của dân tộc gắn với những di tích lịch sử, những chiến công oai hùng.
--->Nêu bật nỗi nhớ ngọt ngào, sâu lắng, cháy bỏng của người về- kẻ ở- nỗi nhớ vừa mãnh liệt, vừa rất cụ thể.
-->thông qua nỗi nhớ tác giả đã dựng lại bức tranh hào hùng về 15 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ mà vẻ vang của dân tộc---> ta hiểu được tình cảm gắn bó thiêng liêng, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến với Việt Bắc- quê hương Cách Mạng:
“15 năm ấy ai quên
Quê hương Cách Mạng dựng nên Cộng hoà”.
Kết luận:
* Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị trong sáng, cấu tứ và hình ảnh thơ đậm đà màu sắc dân tộc.
* Nội dung: Vừa là bản tình ca, vừa là bản anh hùng ca ca ngợi những tình cảm Cách Mạng cao đẹp và cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng cuả dân tộc.
--> tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu, là đỉnh cao của thơ ca Cách Mạng
D. Củng cố:
- Tại sao nói “ Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ ca cách mạng? Hãy chứng minh.
E. Luyện tập:
Tính dân tộc trong bài thơ được thể hiện ntn?
( một số câu hỏi nâng cao-giáo án 2003 – 2004).
- Nhắc: Soạn tiếp.
- Học thuộc lòng.
- Nắm được nội dung và phân tích được tác phẩm
F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Ngày tháng năm
Tiết 50 Giảng văn:
Kính gửi cụ Nguyễn Du
Tố Hữu
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Về kiến thức:
- Bài thơ là sự trân trọng, cảm thông của tác giả với Nguyễn Du và những tác phẩm của ông – Một di sản văn hoá dân tộc; sự ý thức sâu sắc về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
- Cảm nhận được hơi thở dân tộc, màu sắc cổ điển, trang trọng đã gợi lên không khí truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du.
- Thơ Tố Hữu đậm đà màu sắc dân tộc.
2. Về kĩ năng:
-Củng cố kỹ năng phân tích tác phẩm thơ.
3. Về thái độ tình cảm:
-Nêu cao ý thức tự hào về giá trị văn hoá dân tộc và quá khứ cha ông
II. Phương pháp:
-Pháp vấn gợi mở và phân tích
III. Tiến trình bài dạy:
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:
1. Cách bày tỏ tình cảm của Việt Bắc – Người ở lại được thể hiện ntn?
2. Người về đã bày tỏ tình cảm với Việt Bắc bằng những hình thức gì? Mức độ tình cảm và cảm xúc ra sao?
C. Nội dung bài mới:
Vào bài:
hoạt động của trò
hoạt động của thầy
Đọc sgk và nêu xuất xứ của tác phẩm.
I. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
- Sáng tác 1965- Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt nhất.
- Nhân chuyến tác giả vào thăm Miền Trung và qua quê hương Nguyễn Du.
- Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du
- Rút trong tập “ Ra trận ”.
Nêu thể loại và hướng phân tích bài thơ.
- Theo dõi hai câu đầu trong sgk và phát hiện câu thơ gợi ra thời gian và không gian nào?
- Phát hiện từ ngữ bộc lộ tâm trạng của tác giả.
- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm của tác giả
- Tác giả bày tỏ cảm xúc của mình về vấn đề gì.
- Phát hiện nét đặc sắc trong cách bày tỏ cảm xúc của tác giả
- Tác giả bày tỏ cảm xúc của mình về quá khứ hay hiện tại?
- Phát hiện những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ.
- Nghệ thuật ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung.
II. Phân tích:
* Thể loại và kết cấu:
- Thể thơ: Lục bát.
- Kết cấu: 3 phần
+ Hai câu đầu
+ 5 khổ giữa ( mỗi khổ sáu câu)
+ Hai câu cuối.
-----> Hài hoà, cân đối.
1. Hai câu đầu:
- Thời gian nửa đêm.
- Không gian vắng lặng
----> Thời khắc có sức gợi những cảm xúc sâu lắng nhất của lòng người; là thời gian, không gian hkơi nguồn cảm hứng cho tác giả.
- Tâm trạng: bâng khuâng---> chìm đắm triền miên trong niềm tưởng nhớ Nguyễn Du và xót thương cho nàng Kiều.
----> Giới thiệu hoàn cảnh và cảm xúc chủ đạo của toàn tác phẩm.
2. 5 khổ tiếp theo:
2.1 Khổ 1:
- Từ láy: tê tái, ngổn ngang, lênh đênh, ngẩn ngơ.
- Câu hỏi tu từ.
- Câu cảm thán.
---> Nỗi lòng thương cảm của tác giả trrước cảnh ngộ bơ vơ bế tắc vàa số phận bi kịch vủa nàng Kiều- người con gái thuỷ chung hiếu nghĩa mà cuộc đời lênh đênh, bi thảm, không tìm được lối thoát.
--> Gợi lên cuộc đời, thân phận bế tắc của Nguyễn Du trong xã hội phong kiến suy tàn.
2.2 Khổ 2 – 3:
- Tác giả bày tỏ niềm cảm thương cho những con người bất hạnh: Nguyễn Du, Thuý Kiều.
- Cách bày tỏ mang nhiều nét đặc sắc.
+ Lối nói tập Kiều------
+ hình ảnh ẩn dụ--------
---> Tri âm giao cảm với Nguyến Du.
2.3. Khổ 4.
- Tác giả bày tỏ cảm xúc của mình trước hiện thực xã hội: đất nước chìm đắm trong khói lửa chiến tranh ( Tác giả gọi bọn xâm lược là “ hổ báo, ruồi xanh”).
----> Tác giả suy ngẫm, trăn trở băn khoăn và day dứt trước hiện tại và càng xót thương , sẻ chia với những con người bất hạnh trong quá khứ.
Khổ 5
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ: Tiếng thơ, tiếng thương, tiếng ru...
+ Câu hỏi tu từ: “ Tiếng thơ ai động đất trời”.
----> Tác giả khẳng định sức sống trường tồn của tài thơ, tình thơ Nguyễn Du: Thơ Nguyễn Du đi vào cõi bất tử, nhập vào mạch nguồn của văn hoá dân tộc----> nuôi dưỡng tâm hồn mọi thế hệ Việt Nam.
3. Hai câu kết:
- Hình ảnh thơ “ Sông Lam nước chảy bên đồi” như hồn thiêng của quá khứ, là tình đời, tình người của Nguyễn Du hoà nhập vào tiếng trống gọi quân trong những ngày chống Mỹ sục sôi----> Sức mạnh tinh thần cổ vũ cuộc kháng chiến.
- Bài thơ nói về vấn đề gì qua đó em thấy tác giả muốn gửi gắm điều gì tới người đọc
4. Kết luận
* Nghệ thuật:
- Sự hài hoà giữa yếu tố cổ kính trang trọngmà gắn liền với thời sự.
- Giọng thơ trữ tình chính trị và sự sử dụng nhuần nhuyễn lối tập Kiều.
* Nội dung:
- Sự gắn bó giữa quá khứ và hiện tại, vai trò của quá khứ đối với hiện tại----> tác giả nhắn nhủ: Chúng ta cần cảm thông, trân trọng lịch sử cha ông bởi chính họ đá nuôi dưỡng và nâng bước cho chúng ta.
Liên hệ
- Tác giả Mộng Liên Đường nói “ Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.
- “ Nguyến Du viết truyện Kiều như có máu rỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy”.
D. Củng cố:
- Qua bài học học sinh cần nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm : Đó là sự trân trọng của Tố Hữu đối với quá khứ cha ông;Từ đó giáo dục ý thức trân trọng quá khứ cho thế hệ trẻ.
- Nắm được tài thơ Tố Hữu qua việc sử dụng tài tình các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm.
E. Luyện tập:
- Học thuộc tác phẩm.
- Thông qua tác phẩm “Kính gửi cụ Nguyễn Du” tác giả muốn gửi gắm điều gì tới người đọc. Hãy phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ tâm sự ấy.
F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Ngày tháng năm
Tiết 51 Làm văn:
Hành văn trong văn nghị luận
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Về kiến thức:
-Giúp học sinh nắm được:
-Những yêu cầu về hành văn trong văn nghị luận và các kiểu lỗi trong hành văn thường gặp.
2. Về kĩ năng:
- Hình thành kỹ năng diễn đạt mạch lạc chuẩn xác khi viết văn nghị luận.
- Biết viết những câu văn có hình ảnh, có cảm xúc.
- Biết tránh những lỗi thông thường về hành văn.
3. Về thái độ tình cảm:
-Bước đầu tạo niềm say mê viết văn nghị luận.
II. Phương pháp:
-Thiên về thuyết giảng
III. Tiến trình bài dạy:
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:(Lồng vào bài giảng)
C. Nội dung bài mới:
Vào bài:
hoạt động của trò
hoạt động của thầy
Dựa vào sgk, hãy nêu những yêu cầu về hành văn trong văn nghị luận?
- Tham khảo sgk và chọn ý cơ bản để trả lời.
I.Yêu cầu về hành văn trong văn nghị luận:
1.Chuẩn xác:
- Dùng từ, chấm câu phải đúng, chính xác và trong sáng.
- Lời văn và lập luận phải chặt chẽ:
+ Nhất quán.
+ Đúng mức.
+ Trong sáng.
2.Truyền cảm:
-Lời văn có hình ảnh và dồi dào cảm xúc, tạo điều kiện cho người đọc tiếp nhận một cách thoải mái và có hứng thú.
- Để câu văn có hình ảnh người viết phải biết vận dụng những biện pháp tu từ về từ và về câu.
- Truyền cảm là câu văn viết ra bằng tình thật, cảm xúc thật,tránh lối khoa trương sáo rỗng.
- Liệt kê những lỗi thường gặp khi hành văn.
- Lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ.
- Tìm lỗi trong bài văn nghị luận mà mình từng mắc phải và tự sửa.
II. Những lỗi về hành văn:
1.Dùng từ sai chuẩn mực:
a. Dùng từ không đúng nghĩa:
*Ví dụ: Từ “hình ảnh” và từ “hình tượng” :
-“Hình ảnh” là người, vật, cảnh tượng cụ thể gắn với thời điểm nơi chốn cụ thể.
-“Hình tượng” là bức tranh về đời sống vừa cụ thể vừa khái quát.
b. Dùng từ không hợp phong cách:
- Mỗi loại phong cách ngôn ngữ có đặc điểm và thế mạnh riêng-----> Phải sử dụng đúng phong cách thì câu văn, bài văn mới chuẩn về mặt diễn đạt.
c.Dùng từ lặp:
- Lặp đi lặp lại một từ.
- Lặp từ với nghĩa tương tự nhau.
-----> Câu văn, bài văn nhàm chán, không thoát ý, lủng củng.
Ví dụ: sgk/ 48.
d. Kết hợp từ sai chuẩn mực:
2. Đặt câu sai qui tắc:
a. Thiếu các thành phần chính của câu:
- Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
- Thiếu chủ ngữ.
- Thiếu vị ngữ.
b. Thiếu một vế của câu ghép chính phụ:
c.Thể hiện sai quan hệ giữa các bộ phận câu:
d. Không biết cách tách mỗi ý độc lập thành một câu:
3. Diễn đạt thiếu chặt chẽ:
4. Khoa trương, khuôn sáo:
Luyện tập:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1/51 sgk
D. Củng cố:
-
-
E. Luyện tập:
-
-
F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Ngày tháng năm
Tiết 52 - 53 Văn học sử:
Tác gia Nguyễn Tuân
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Về kiến thức: Qua bài học giúp học sinh nắm được:
- Những nét chính về cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.
- Phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân
2. Về kĩ năng:
- Củng cố kỹ năng tổng hợp và khái quát kiến thức
3. Về thái độ tình cảm:
- Hiểu biết và trân trọng tác giả Nguyễn Tuân và những tác phẩm của ông.
II. Phương pháp:
-Thiên về thuyết giảng(đôi chỗ có kết hợp với phát vấn).
III. Tiến trình bài dạy:
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc khổ 5 trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”và phân tích.
2. Vai trò của Nguyễn Du và truyện Kiều đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ được tác giả thể hiện như thế nào trong tác phẩm “Kính gửi cụ Nguyễn Du”.
C. Nội dung bài mới:
Vào bài:
hoạt động của trò
hoạt động của thầy
học sinh theo dõi sgk và ghi nhớ những nét cơ bản.
- Phát hiện những nét cơ bản trong con người Nguyễn Tuân.
I. Vài nét về tiểu sử và con người Nguyễn Tuân:
1.Tiểu sử:
- Nguyễn Tuân (10/07/1910-28/7/1987).
- Quê quán: Nhân Mục- Nhân Chính- Thanh Xuân- Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn.
- Bản thân:
+ Học đến cuối bậc thành trung, từng tham gia phong trào yêu nước
+ ảnh hưởng chủ nghĩa xê dịch.
+ Viết văn từ năm 19 tuổi(1929).
+ Sau Cách Mạng: tích cực sáng tác phục vụ Cách Mạng-----> nhà lãnh đạo của hội văn nghệ Việt Nam, tiêu biểu cho cây bút văn xuôi hiện đại.
----> Để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang độc đáo, tài hoa.
2. Con người:
- Một tri thức giàu lòng yêu nước và có tinh thần dân tộc rất cao---> văn chương mang màu sắc riêng:
+ Gắn liền với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
+ Những thú chơi tao nhã.
- ý thức cá nhân rất cao: sống tự do, phóng túng---> ông viết văn là để khẳng định cá tính độc đáo của mình.
- Con người rất mực tài hoa: thể hiện ở tài văn và sự am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác nhau. Đặc biệt ông luôn vận dụng con mắt của nhiều nghành Nghệ thuật để tăng cường khả năng quan sát và diễn tả qua ngôn ngữ văn chương.
- Rất coi trọng nghiệp văn.
Sở trường là thể loại: tuỳ bút và ký.
Quá trình sáng tác chia 2 thời kỳ và xoay quanh 3 đề tài cơ bản.
II. Sự nghiệp sáng tác:
Những năm đầu Nguyễn Tuân thử bút qua nhiều thể loại nhưng chưa thành công. Đến năm 1938 ông mới nhận ra sở trường của mình là tuỳ bút và ký.
1. Quá trình sáng tác: (chia làm hai thời kỳ).
1.1 Trước Cách mạng:
Ông là cây bút tiêu biểu của văn học lãng mạn. Các tác phẩm xoay quanh 3 đề tài chính: Xê dịch; Vẻ đẹp “ vang bóng một thời”và cái Tôi khinh bạc nổi loạn.
a.Chủ nghĩa “xê dịch”:- Luôn thay đổi chỗ để tìm những cảm giác mới lạ, thoát ly trách nhiệm với gia đình, xã hội.
- Thái độ bát mãn, bất lực trước thời cuộc.
- Bày tỏ tấm lòng với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
b. Vẻ đẹp “Vang bóng một thời ”:
- Vì không tin ở hiện tại nên ông đi tìm những dư âm dư ảnh của thời phong kiến vọng lại(sgk/164).
-----> Vể đẹp của những nhà nho tài hoa, bất đắc chí không chịu hợp tác với chế độ.
c. Cái tôi khinh bạc nổi loạn hoang mang, bế tắc:( Những tác phẩm chính: “ Vang bóng một thời”, “ Chiếc lư đồng mắt cua”, “ Một chuyến đi ”,” Tóc chị Hoài Nguyễn” ).
1.2 Sau Cách Mạng:
Nguyễn Tuân hoà mình vào cuộc sống của nhân dân rộng lớn---> tác phẩm của ông giàu tính thời sự, có giá trị nghệ thuật cao; nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi những con người trong lao động và chiến đấu từ đó khơi dậy cho người đọc lòng tự hào về con người và dân tộc Việt Nam.
2. Phong cách nghệ thuật:
- Đặc biệt thành công và có sở trường ở hai thể loại: Tuỳ bút và ký.
- Một cây bút tài hoa độc đáo: sự tài hoa và uyên bác ( có thể thâu tóm trong chữ “ Ngông”.
+Thiên nhiên hay con người đều được chú ý khám phá ở góc độ văn hoá mỹ thuật; mọi nhân vật đều đạt đến độ nghệ nhân tài hoa.
+ Nhìn sư vật, con người ở nhiều chiều lịch sử, gắn với quá khứ, hiện tạivà tương lai.
----> Văn Nguyễn Tuân vừa cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.
+Vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, địa lý, hội hoạ, điện ảnh...
+ Có thiên hướng thể hiện những hiện tượng gây cảm giác mạnh, đậm nét, phi thường, mãnh liệt hoặc đẹp tuyệt vời (Nguyễn Tuân không thích những cái bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn).
-Là nghệ sỹ của ngôn từ: ngôn ngữ phong phú, giàu giá trị tạo hình, giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình.
=> Là cây bút xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại(sgk/167).
D. Củng cố:
- Đặc điểm cơ bản về con người Nguyễn Tuân
- Quá trính sáng tác(2 giai đoạn).
- Phong cách nghệ thuật của tác giả.
E. Luyện tập:
- Tại sao nói “ Văn Nguyễn Tuân vừa cổ kính vừa trẻ trung hiện đại”.Bằng hiểu biết của mình về con người và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
F. Rút kinh nghiệm sau bài giảng:
Ngày tháng năm
Tiết 54 Giảng văn:
Người lái đò sông đà
Nguyễn Tuân
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Về kiến thức: giúp học sinh nắm được :
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện rất rõ trong tác phẩm.Ông tiếp nhận thiên nhiên ở nhiều phương diện văn hoá nghệ thuật và con người ở phương diện tài hoa nhệ sỹ.
- Nguyễn Tuân là một bậc thầy về ngôn ngữ văn xuôi hiện đại.
2. Về kĩ năng:
- Củng cố kỹ năng phân tích tác phẩm văn xuôi.
Về thái độ tình cảm:
- Từ chỗ hiểu rõ về con người tác giả càng thêm yêu mến và trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của ông.
II. Phương pháp:
- Phát vấn và thuyết giảng.
III. Tiến trình bài dạy:
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy nêu những nét tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?
C. Nội dung bài mới:
Vào bài:
hoạt động của trò
hoạt động của thầy
I. Xuất xứ:
File đính kèm:
- Tiet 47 - 62.doc