I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò. Từ đó, hiểu được tình yêu sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc Tổ quốc.
-Thấy được sự tài hoa uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên tuỳ bút.
2.Kĩ năng:
- Đọc- hiểu tuỳ bút theo đặc trưng thể loại .
3.Thái độ:
- Thể hiện niềm tự hào và cảm phục đối với con người lao động trong cuộc sống mới .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, tranh ảnh minh họa, bài giảng điện tử, máy chiếu.
b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, bảng phụ
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
CH: Phân tích tính cách hung bạo của con sông Đà?
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 47: đọc văn Người lài đò sông Đà (Tiếp) - Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/12/2010
Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
Tiết 47: Đọc văn
Người lài đò sông đà - Tiếp -
- Nguyễn Tuân -
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò. Từ đó, hiểu được tình yêu sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc Tổ quốc.
-Thấy được sự tài hoa uyên bác của nhà văn và hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên tuỳ bút.
2.Kĩ năng:
- Đọc- hiểu tuỳ bút theo đặc trưng thể loại .
3.Thái độ:
- Thể hiện niềm tự hào và cảm phục đối với con người lao động trong cuộc sống mới .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, tranh ảnh minh họa, bài giảng điện tử, máy chiếu.
b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, bảng phụ
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
CH: Phân tích tính cách hung bạo của con sông Đà?
2. Bài mới:
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: Hình dáng người lái đò( 10 phút)
- Giáo viên cho học sinh làm việc độc lập
- GV: Em có nhận xét gì trong cách miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân về hình tượng người lái đò sông Đà về:
Hình dáng ?
Công việc ?
Sức khoẻ ?
* HĐ2: Cuộc vượt thác ( 20 phút)
- GV cho HS hoạt động theo nhóm
+ Thời gian 4 phút
+ Nhiệm vụ:
. Nhóm 1: Vòng vây thứ nhất được tác giả miêu tả như thế nào ?
. Nhóm 2: Vòng vây thứ hai có gì dữ dội, nguy hiểm hơn vòng vây thứ nhất, luồng sinh nằm ở đâu ?
. Nhóm 3: Đặc điểm khác biệt ở vòng vây thứ ba so với hai vòng vây trước ?
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, làm việc đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chuẩn hoá kiến thức.
- GV: Người lái đò thành công trong việc vượt thác là nhờ có yếu tố nào ?
- GV: Không khí của cảnh vượt thác được miêu tả ra sao ?
- GV: Qua tác phảm Nguyễn Tuân muốn gửi đến người đọc quan niệm gì?
- GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ -sgk
* HĐ3: Luyện tập ( 5 phút)
a. Câu 1: Giá trị nghệ thuật được Nguyễn Tuân sử dụng trong đoạn trích “ Người lái đò sông Đà” là gì?
b. Câu 2: ý nghĩa của văn bản ?
2. Hình tượng người lái đò sông Đà:
- Gần 70 tuổi, làm nghề chở đò đã mười năm liền "tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh, nhỡn giới ông vòi vọi. Cái đầu quắc thước, thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun".
=>Sức khoẻ tuyệt vời, nghề vận tải đường nước vất vả "luôn tay, luôn chân, luôn mắt, luôn gân và luôn tim nữa"
- Hàng ngày vẫn trở 2 tấn hàng vượt qua mọi thác ghềnh hiểm trở trên sông Đà .
a. Vòng vây thứ nhất:
- Thạch trận vòng thứ nhất "mở ra năm cửa trận có 4 cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm ở phía trái"
=>Đá và nước phối hợp với nhau đánh những đòn rất hiểm vào người lái đò. Ông giữ chặt mái chèo, ghì cương nén vết thương -> Vượt qua vòng vây thứ nhất .
b. Vòng vây thứ hai:
- Tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh bố trí lệch qua phía phải, sóng đánh liên hồi =>Ông đò ghì cương lái, bám chắc đúng luồng nước, phóng nhanh vào cửa sinh .
c. Vòng vây thứ ba:
- ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, luồng sống ở giữa bọn đá hậu vệ =>Ông phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa, thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép, thuyền xuyên nhanh tự động lái .
=> Người lái đò thành công trong việc vượt thác là nhờ có trí dũng, sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước, tài nghệ tuyệt vời .
=>Không khí trận đánh ác liệt, dữ dội. Cuộc vượt thác được miêu tả như trận đánh ác liệt của viên tướng tài ba lao vào trận đồ bát quái với muôn vàn cạm bẫy nguy hiểm .
-> Người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
* Ghi nhớ –sgk
IV. Luyện tập
a. Câu 1:
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình.
b. Câu 2:
Giới thiệu khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc, thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
3. Củng cố
- Vẻ đẹp người lái đò sông Đà hiện lên như thế nào?
4. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
- Liệt kê dẫn chứng và phân tích hiệu quả của một vài biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng để khắc hoạ hình tượng sông Đà.
- Chuẩn bị bài : Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.
File đính kèm:
- Tiet 47- Nguoi lai do song da.doc