A. Phần chuẩn bị
I. Yêu cầu bài dạy
1. Giúp HS:
- Nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ, cảm nhận chung về tác phẩm (tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu) đồng thời cảm nhận được giá trị đặc sắc của 8 câu thơ đầu của bài thơ.
- RLKN đọc, phân tích.
2. GD HS: lòng yêu thơ Tố Hữu.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, Thơ Tố Hữu, học tốt văn 12.
- HS: SGK, soạn theo hướng dẫn.
B. Phần thể hiện trên lớp
* Ổn định tổ chức
I. Kiểm tra bài cũ (5')
1. Câu hỏi
Tại sao nói thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc?
2. Đáp án
PT trên 3 phương diện sau:
+ Việc sử dụng thể thơ 3 đ.
+ Việc sử dụng ngôn ngữ. 3đ.
+ Về đề tài. 4đ.
II. Bài mới
* Lời vào bài (1) Cùng viết về đề tài Đất nước mỗi nhà thơ, văn có 1 cách thể hiện khác nhau, như Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm. riêng Tố Hữu có một đóng góp với đỉnh cao là Việt Bắc. Bài học.
I. Vài nét chung (14)
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 48, giảng văn Việt Bắc (trích), tác giả Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 48, Giảng văn
Việt bắc
(Trích) -Tố Hữu-
A. Phần chuẩn bị
I. Yêu cầu bài dạy
1. Giúp HS:
- Nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ, cảm nhận chung về tác phẩm (tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu) đồng thời cảm nhận được giá trị đặc sắc của 8 câu thơ đầu của bài thơ.
- RLKN đọc, phân tích.
2. GD HS: lòng yêu thơ Tố Hữu.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, Thơ Tố Hữu, học tốt văn 12.
- HS: SGK, soạn theo hướng dẫn.
B. Phần thể hiện trên lớp
* ổn định tổ chức
I. Kiểm tra bài cũ (5')
1. Câu hỏi
Tại sao nói thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc?
2. Đáp án
PT trên 3 phương diện sau:
+ Việc sử dụng thể thơ 3 đ.
+ Việc sử dụng ngôn ngữ. 3đ.
+ Về đề tài. 4đ.
II. Bài mới
* Lời vào bài (1’) Cùng viết về đề tài Đất nước mỗi nhà thơ, văn có 1 cách thể hiện khác nhau, như Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm... riêng Tố Hữu có một đóng góp với đỉnh cao là Việt Bắc. Bài học...
I. Vài nét chung (14’)
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Em hãy cho biết vị trí bài thơ?
? Cấu tứ b.thơ có gì đặc biệt?
? Kết cấu b.thơ thật đặc biệt, tại sao nói như vậy?
? Cảm nhận của em về giọng thơ?
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Tháng 10. 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, TƯĐ và chính phủ rời căn cứ địa cách mạng từ Việt Bắc về Hà Nội. Đây là khúc hát giao thời của lịch sử và lòng người.
(Tố Hữu sáng tác bài thơ này như là lời chia tay giữa cán bộ miền xuôi với nhân dân miền núi; Cũng là tình cảm thắm thiết với quê hương cách mạng, nhân dân và cuộc kháng chiến)
2. Vị trí
- Nằm trong tập thơ Việt Bắc (1946- 1954).
- Là bài thơ tiêu biểu cho tập thơ
(Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và là tác phẩm xuất sắc của VHVN thời kì kháng chiến chống Pháp nên Việt Bắc không chỉ là tình cảm riêng của Tố Hữu mà còn là tiêu biểu cho ý nghĩa tình cảm cao đẹp của con người kháng chiến đối với Việt Bắc, đất nước, nhân dân, kháng chiến và cách mạng)-> Bài thơ là khúc hát ân tình, chung thuỷ của con người kháng chiến với nhân dân mà bề sâu là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc.
3. Cảm nhận chung về cấu tứ và giọng điệu của bài thơ
- B thơ sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt: cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa đồng bào Việt Bắc với cán bộ miền xuôi có 15 năm chia ngọt xẻ bùi-> nay giờ phút chia tay, họ không muốn nói lời tạm biệt mà cùng nhau:
+ Gợi lại kỉ niệm xưa.
+ Cất lên nỗi hoài niệm thiết tha.
+ Khẳng định tình nghĩa bền chặt.
+ Hẹn ước về tương lai.
=> Cấu tứ này thường diễn tả tâm trạng của Tình yêu, tình nghĩa riêng tư của đôi lứa-> chuyện tình nghĩa cách mạng, kháng chiến đã đến với lòng người bằng tình yêu (tạo nên tiếng thơ ngọt ngào tha thiết rất riêng của Tố Hữu)
- Kết cấu đặc biệt:
+ Lối đối đáp quen thuộc của ca dao mình, ta
+ Sự phân thân của tác giả
-> Tâm trạng được biểu hiện sâu sắc lắng đọng.
- Giọng điệu: tâm tình ngọt ngào, êm ái, nhịp nhàng, tạo không khí đậm tình người.
II. Phân tích
? Trạng thái tình cảm bao trùm bài thơ? Được diễn tả bằng từ ngữ nào?
(2’)Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ da diết, mênh mang trong đoạn trích nhà thơ nhắc tới 35 lần từ nhớ để diễn tả những cung bậc tình cảm khác nhau
1. Tám câu đầu- Cảnh chia tay (13’)
? Đọc 8 câu thơ đầu, bài thơ được mở ra trong hoàn cảnh ntn?
? Theo em ai là người lên tiếng trước? có ý nghĩa gì?
? Em hiểu thế nào là 15 năm ấy...
? Tâm trạng người ra đi thì sao?
? Động tác cầm tay nhau nói lên điều gì?
? Cảm nhận của em về lời người Việt Bắc?
- Bài thơ mở ra:
+ Bằng 1 khung cảnh chia tay với tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn, bịn rịn, lưu luyến giữa 2 người đã từng gắn bó sâu nặng, bền lâu.
+ Lời đồng vọng thiết tha.
-> Người ở lại lên tiếng trước. Vì người ở lại nhạy cảm với khoảng cách thay đổi: sống với nhau gian khổ, khó nghèo nhưng gần nhau với tình cảm sâu nặng thắm thiết. Giờ xa nhau, đi ở nơi nhà cao, phố đông, điện sáng, liệu có còn thương nhớ người vùng rừng núi nữa không?
-> 15 năm ở Việt Bắc (1940 – 1954) đây là căn cứ địa cách mạng.
- Trong sóng vỗ của nỗi niềm kẻ ở, người đi im lặng lắng nghe Tiếng ai... hôm nay.
Im lặng: Là 1 tư thế trữ tình sâu lắng, để tri âm, để tiếng ai ngân vang đồng vọng hồn người.
- Cũng là một cách trả lời, là đồng tình đồng ý và hợp tâm lý người đi xa, vừa là sắc thái kín đáo, sâu sắc của người cán bộ miền xuôi.
-> Cái bắt tay không lời, chất chứa cả bề sâu cảm xúc.
(Người ra đi cũng tâm trạng ấy, nhớ thương da diết những kỉ niệm một thời, nên nỗi nhớ không chỉ hướng về người khác mà còn là nối nhớ chính mình (Mình đi mình lại nhớ mình). Nhớ mình trong những ngày kháng chiến từ thời kỳ ấy).
=> Niềm hồi tưởng được hình thành từ những câu hỏi - đáp; lời người Việt Bắc- cán bộ về xuôi.
2. Lời người Việt Bắc (5’)
? Lời người Việt Bắc nhắc tới nội dung nhớ là gì?
? Lời hỏi này có ý nghĩa gì?
- Người ở lại đưa ra một loạt câu hỏi:
+ Người về có nhớ không?
+ Có thuỷ chung với Việt Bắc không?
-> Nhớ: - Quê hương cách mạng, ngọn nguồn cách mạng.
- Nhớ kỷ niêm kháng chiến, những ngày gian khổ hy sinh.
- Nhớ tình nghĩa đồng bào.
=> Lời hỏi của người ở lại đã khơi dậy cả một quá khứ đầy kỷ niệm khơi nguồn mạch thương nhớ, tuôn chảy.
* Củng cố (3’)
? Tại sao nói bài thơ Việt Bắc giàu tính dân tộc?
T: Vì bài thơ có:
- Kết cấu là lời đối đáp giữa cặp đại từ ta, mình.
- Giọng điệu tâm tình, tha thiết.
- Thể thơ lục bát.
III. Hướng dẫn học, làm bài tập (2’)
1. Bài cũ
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm nội dung bài học
2. Bài mới
Chuẩn bị: Tiếp theo bài Việt Bắc.
File đính kèm:
- Tiet 48 Viet Bac.doc