Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 48 Tiếng Việt:: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

A. Mục tiêu bài học:

Giúp hs:

- Liệt kê các lỗi thường gặp khi lập luận.

- Phát hiện, phân tích và sửa chữa lỗi về lập luận.

- Có ý thức thận trọng để tránh lỗi về lập luận.

B. Phương tiện thực hiện

Sgk, sgv, thiết kế bài học, tài liệu tham khảo

C. Cách thức tiến hành

- Tổ chức h/s trao đổi,thảo luận trả lời câu hỏi

- Nêu vần đề kết hợp đàm thoại

D. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Có thể xem Người lái đò Sông Đà như một khúc hùng ca, ca ngợi điều gì?

Đáp án

=> Khúc hùng ca ca ngợi con người,

ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.

2. Bài mới:

Trong quá trình viết văn nghị luận, chúng ta thường mắc nhiều lỗi về cách nêu luận điểm, luận cứ và luận chứng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các lỗi thường gặp để tìm cách phân tích và sửa chữa khi viết văn nghị luận.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4080 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 48 Tiếng Việt:: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48 Tiếng Việt: CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN Ngày soạn: 26/11/09 Ngày giảng: 27/11/09 A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: - Liệt kê các lỗi thường gặp khi lập luận. - Phát hiện, phân tích và sửa chữa lỗi về lập luận. - Có ý thức thận trọng để tránh lỗi về lập luận. B. Phương tiện thực hiện Sgk, sgv, thiết kế bài học, tài liệu tham khảo C. Cách thức tiến hành Tổ chức h/s trao đổi,thảo luận trả lời câu hỏi Nêu vần đề kết hợp đàm thoại D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Có thể xem Người lái đò Sông Đà như một khúc hùng ca, ca ngợi điều gì? Đáp án => Khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung. 2. Bài mới: Trong quá trình viết văn nghị luận, chúng ta thường mắc nhiều lỗi về cách nêu luận điểm, luận cứ và luận chứng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các lỗi thường gặp để tìm cách phân tích và sửa chữa khi viết văn nghị luận. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm. Bài tập 1: Tìm hiểu những đoạn văn trong sgk và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi là gì? - GV cho HS thảo luận theo nhóm sau đó nhận xét. + Nhóm 1: đoạn văn a + Nhóm 2: đoạn văn b + Nhóm 3: đoạn văn c - HS thảo luận và trả lời: + Luận điểm nêu ra không rõ, trùng lặp ý: “cảnh vật trong bài thơ thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ”, “ngưng đọng, im lìm”, “cảnh sắc im ắng” + Luận điểm “Người làm trai thời xưa…để mở mày, mở mặt với thiên hạ” dài dòng, không nêu được trọng tâm của luận điểm (ý nghĩa của nợ công danh theo quan niệm của PNL là gì) + Giữa luận điểm “VHDG ra đời từ…phát triển”, với luận cứ tiếp theo “Nhắc đến nó…cuộc sống” rời rạc và không có sự liên kết về nội dung I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm: 1. Bài tập 1: Lỗi nêu luận điểm a. Việc nêu luận điểm chưa rõ ràng, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý b. Đoạn văn b: Luận điểm nêu ra dài dòng, rườm rà, không rõ ràng, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề. c. Đoạn văn c: Luận điểm không rõ ràng, nhiều luận điểm nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ, chưa logic với luận cứ nêu ra. Bài tập 2: GV hướng dẫn HS chữa lại những đoạn văn trên cho đúng. - GV yêu cầu HS chữa lại các đoạn văn sao cho mỗi đoạn nêu rõ luận điểm - Sau khi HS đưa ra cách chữa đoạn văn của mình, gv yêu cầu một HS khác nhận xét, sau đó GV kết luận. -HS thực hiện bài tập theo yêu cầu - Đoạn văn a: nên thay từ “vắng vẻ” bằng một tính từ khác để phù hợp với các luận cứ - Đoạn văn b: thay bằng luận điểm “Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh” - Đoạn văn c: Luận điểm cần sửa lại là “VHDG là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa” 2. Bài tập 2: - Đoạn văn a: (GV đọc đoạn văn mẫu đã sửa) - Đoạn văn b: (GV đọc đoạn văn mẫu đã sửa) - Đoạn văn c: (GV đọc đoạn văn mẫu đã sửa) * HS đọc ghi nhớ về các lỗi nêu luận điểm. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ. - GV yêu cầu HS chỉ ra lỗi nêu luận cứ ở mỗi ví dụ và sửa lại cho đúng. - GV cho HS thảo luận theo nhóm và trả lời. các thành viên tổ khác tham gia nhận xét và sửa chửa bổ sung. HS trao đổi, thảo luận và trả lời. - Cần nêu rõ sự tương đồng giữa hình tượng thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ-tâm trạng riêng của Huy Cận, nhưng trong đó cũng hàm chứa tâm trạng của cái tôi thơ Mới. - Sửa lại luận cứ: “Nắng …sâu chót vót” - Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nước…hoàn toàn” (sửa lỗi) - Thiếu toàn diện: chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng không phù hợp với luận điểm “trong lịch sử…cũng có” (Bổ sung luận cứ) - Sắp xếp luận cứ theo trình tự hợp lý - Luận cứ không phù hợp với luận điểm. “Ải chi Lăng…Bạch Đằng” các địa danh này không phải là “tên tuổi”. II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ: 1. Bài tập 1: - Lỗi nêu luận cứ: dẫn thơ sai, luận cứ đưa ra chưa chính xác, mơ hồ. (GV cho HS tham khảo đoạn văn đã sửa đúng) 2. Bài tập 2: - Lỗi nêu luận cứ: luận cứ đưa ra thiếu chính xác, thiếu toàn diện. 3. Bài tập 3: - Lỗi luận cứ: lộn xộn, không theo trình tự logic. - Luận cứ không phù hợp với luận điểm. * HS đọc ghi nhớ về các lỗi nêu luận cứ. - GV hướng dẫn HS tìm ra lỗi liên quan đến việc vận dụng cách thức lập luận. - GV yêu cầu HS phân tích lỗi về cách thức lập luận và sửa chữa lại cho đúng - GV yêu cầu HS phân tích lỗi và sửa chữa đoạn. Sau đó Gv nhận xét. - GV yêu cầu HS tìm lỗi của đoạn và chữa lại cho đúng.GV nhận xét câu trả lời và điều chỉnh bài của HS - Qua các bài tập đã làm em rút ra kết luận gì về những lỗi nên tránh khi viết văn nghị luận? * HS thảo luận theo nhóm. - Bổ sung luận cứ - Sắp xếp lại luận cứ cho phù hợp. - Các luận cứ đều nói về cái đói và những nhân vật gắn với cái đói nhưng LĐiểm nêu ra lại là “Nam Cao viết về nông thôn”. Sửa lại: “NC viết nhiều về miếng ăn và cái đói” - LĐ không rõ ràng: phần gợi mở, dẫn dắt không giúp cho việc nêu bật luận đểm chính. - Luận cứ không phù hợp với phạm vi đề tài đã nêu ở câu trước “tinh tế…Đỗ Phủ (Thu hứng)” - HS suy nghĩ trả lời. III. LỖI VỀ CÁCH THỨC LẬP LUẬN: Bài tập 1: - Lỗi về cách thức lập luận: trình bày luận cứ thiếu lôgic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính. Bài tập 2: - Lỗi về cách thức lập luận: Luận điểm không rõ ràng. - Luận cứ thiếu toàn diện (chỉ tập trung vào “cái đói”trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao) Bài tập 3: - Luận điểm không rõ ràng, luận cứ không phù hợp với phạm vi đề tài. (GV cho HS tham khảo đoạn văn). * HS đọc ghi nhớ về các lỗi liên quan đến cách thức lập luận. IV. Tổng kết: (ghi nhớ)/sgk * Củng cố dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà xem lại các lỗi ở bài viết số 3 và làm bài tập trong sách bài tập ngữ văn 12. - GV sẽ kiểm tra vở bài tập của một số HS trong giờ trả bài cũ tại lớp. - Chuẩn bị bài mới: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

File đính kèm:

  • docT 48chua loi lap luan........doc