Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 49: đọc văn Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Thấy được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huếthân thương và đất nước.

- Hiểu được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.

2.Kĩ năng:

- Đọc- hiểu thể kí theo đặc trưng thể loại .

3.Thái độ:

- Thể hiện tình yêu và niềm tự hào đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, tranh ảnh minh họa, bài giảng điện tử, máy chiếu.

b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, bảng phụ.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới

2. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 49: đọc văn Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/12/2010 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… Tiết 49: Đọc văn Ai đã đặt tên cho dòng sông ( Trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường - I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Thấy được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huếthân thương và đất nước. - Hiểu được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí. 2.Kĩ năng: - Đọc- hiểu thể kí theo đặc trưng thể loại . 3.Thái độ: - Thể hiện tình yêu và niềm tự hào đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, tranh ảnh minh họa, bài giảng điện tử, máy chiếu. b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, bảng phụ. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới 2. Bài mới: Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: Đọc hiểu tiểu dẫn( 5 phút) - GV: Nhân xét những nét chính về tác giả Hoàng Phủ Trọng Tường? ( Gợi ý: Tên tuổi, năm sinh, quê…?) - GV: Ông là người như thế nào? - GV: Kể tên các tác phẩm chính? - GV: Cho biết xuất xứ của tác phẩm? - GV: Tác phẩm viết theo thể loại gì? - GV: Xác định bố cục tác phẩm? - GV: Xác định vị trí đoạn trích? * HĐ2: Đọc- hiểu văn bản( 10 phút) - Học sinh đọc văn bản ở nhà - GV: Cho biết bỗ cục văn bản? - Gv gọi 2 học sinh đọc văn bản đoạn miêu tả vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên dưới góc độ địa lý * HĐ3 : Tìm hiểu văn bản( 10 phút) - GV: Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? - GV: Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ địa lí được cảm nhận trên những phương diện nào? - GV:Dòng sông Hương ở thượng lưu được miêu tả qua từ ngữ, hình ảnh nào? - GV: Những từ ngữ , hình ảnh này cho thấy dòng sông Hương hiện lên như thế nào? - GV: Nhận xét về cách giới thiệu của tác giả về dòng sông Hương? - GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật già để miêu tả vẻ đẹp dòng sông ở thượng nguồn? - GV: Cảm nhận của em về vẻ đẹp dong sông Hương nơi thượng guồn * HĐ4: HS thảo luận nhóm ( 15 phút) - Thời gian: 5 phút) - Nhiệm vụ: + Nhóm 1-3:Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng đến ngoại vi TP Huế. Nhận xét nghệ thuật thể hiện của tác giả? + Nhóm 2- 4 : Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp Sông Hương đoạn chảy vào TP Huế. Nhận xét nghệ thuật thể hiện của tác giả? - Các nhóm trao đổi thảo luận và của đại diện thông qua kết quả thảo luận .Các nhóm bổ sung, thống nhất ý kiến. - GV chuẩn xác kiến thức - GV khái quát vẻ đẹp của sông Hương I.Đọc- hiểu tiểu dẫn. 1. Tác giả. - Sinh 1937, tại Huế. - Quê gốc: làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. - Là người gắn bó với xứ Huế, tâm hồn thấm đẫm văn hoá Huế. - Là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh chống Mĩ Nguỵ ở Thừa Thiên – Huế - Là một trong những nhà văn Việt Nam hiện đại chuyên viết bút kí . -Tác phẩm chính: ( SGK) 2. Tác phẩm: a.Xuất xứ: - Được viết ở Huế ngày 4/1/1981, được in lần đầu trong tập sách cùng tên của NXB Thuận Hóa năm 1986; in lần 2 trong Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập (2002). b.Thể loại : Bút kí c.Bố cục: - TP gồm 3 phần : + Phần 1 : Nói về cảnh thiên nhiên của sông Hương (có sự gắn bó với lịch sử, văn hoá). + Phần 2+3 : Nói về cảnh thiên nhiên văn hoá và lịch sử của sông Hương. 3. Đoạn trích: - Đoạn trích thuộc phần 1, nó vừa thể hiện những nét đẹp độc đáo của sông Hương,vừa phô diễn phong cách trữ tình hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa của tác giả. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc và tìm hiểu bố cục. a. Đọc. b. Bố cục: 3 phần Phần 1: Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên dưới góc độ địa lý: + Từ “Trong những dòng sông…núi Kim Phụng”: Sông Hương ở thượng lưu. + Từ “ Phải nhiều thế kỉ..tiếng gà” : sông Hương chảy về đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế. + Từ “Từ đây…xứ xở”: Sông Hương chảy vào thành phố Huế. Phần 2: Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử: Từ “Hiển nhiên … dòng sông”: Phần 3: Vẻ đẹp Song Hương được khỏm phỏ dưới gúc độ văn húa: Từ “Có một dòng thi ca…” đến hết. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Nhan đề của tác phẩm: - Là cách đặt tên tác phẩm thường thấy ở bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Gợi niềm biết ơn đối với những người đó khai phá miền đất này b.Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ địa lí * Sông Hương ở thượng lưu - Từ ngữ: bản Trường ca rừng già, dịu dàng và say đắm -> gợi cảm. - Hình ảnh: + Mãnh liệt, hoang dại: rầm rộ…mãnh liệt…cuôn xoáy như những cơn lốc + Dịu dàng, say đắm: có lúc…Hoa đỗ quyên rừng -> Cách giới thiệu ấn tượng + Màu sắc: chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng -> sắc màu rực rỡ. + Nghệ thuật: so sánh kết hợp với nhân hoá:“sông Hương...như một cô gái di-gan phóng khoáng và man dại”, “Rừng già đã hun đúc cho nú một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” -> độc đáo, giàu hình ảnh. =>Sông Hương ở thượng lưu được miêu tả với sức sống mãnh liệt, hoang dại đầy cá tính nhưng có lúc lại dịu dàng say đắm. *Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng đến ngoại vi TP. Huế. - Hình ảnh + Mạnh mẽ: Chuyển dòng liên tục… + Dịu dàng: Mềm như tấm lụa… + Trầm mặc: trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách… =>Sống động, gợi cảm. + Màu sắc: phản quang màu sắc của nền trời (Tây Nam thành phố: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”-> đầy biến ảo. + Nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn kể xen tả => vẻ đẹp của sông Hương đoạn chảy về đồng bằng đến ngoại vi TP Huế được miêu tả sống động, tinh tế và lãng mạn-> bộc lộ nét lịch lãm và tài hoa trong cách hành văn của tác giả. * Sông Hương chảy vào TP. Huế. + Hình ảnh - Tươi tắn: vui tươi hẳn lên…Kim Long - Mềm mại: uốn một cánh cung rất nhẹ - Bình dị: lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài lung linh, huyền ảo: trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy” + Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng phép so sánh kết hợp với nhân hoá, ẩn dụ độc đáo: “Dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. ->vẻ đẹp của sông Hương đoạn chảy vào TP Huế được tác giả miêu tả một cách tinh tế, tài hoa, độc đáo riêng có với nhiều góc độ. =>Thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế và cho đất nước.. 3. Củng cố Nhận xét vẻ đẹp củadòng sông Hương? 4. Hướng dẫn tự học ở nhà - Tìm hiểu phẩm chất của Sông Hương trong lịch sử và thơ ca. - Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm ấci đã đặt tên cho dòng sông?” - Đọc trước bài: “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới”. + Nhóm 1-3:Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng đến ngoại vi TP Huế. Nhận xét nghệ thuật thể hiện của tác giả? + Nhóm 2- 4 : Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả vẻ đẹp Sông Hương đoạn chảy vào TP Huế. Nhận xét nghệ thuật thể hiện của tác giả?

File đính kèm:

  • doctiet 49- Ai da dat ten cho dong song.doc
Giáo án liên quan