Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 5: Đọc văn: Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. YÊU CẦU BÀI HỌC:

* Giúp HS:

Kiến thức:

- Hiểu được nội dung chính của tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đầy đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới.

- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn, tạo nên sức thuyết phục to lớn.

Kĩ năng:

- Học và rèn kĩ năng viết văn nghị luận.

Giáo dục – tư tưởng – tình cảm:

- Hiểu rõ giá trị của độc lập tự do thêm yêu đất nước, có ý thức học tập, rèn luyện.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án.

- Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, lập dàn ý chi tiết văn bản.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

B. PHẦN LÊN LỚP

Ổn định tổ chức:

I. KIỂM TRA BÀI CŨ

1. Câu hỏi: Nêu một vài nét về một số thành tựu chủ yếu của văn học sau 1975?

2. Đáp:

* Y/cầu Hs nêu được một số thành tựu của văn học sau 1975.

* Lấy được ví dụ và phân tích

II. BÀI MỚI

* Vào bài: CMT8-1945 đã mở ra trên đất nước ta một thời kì mới: thời kì độc lập, tự do, tiến lên CHXH. Mùng 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu áng văn bất hủ ấy.

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 5: Đọc văn: Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/8/08 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 3/9 Tiết 5: Đọc văn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Hiểu được nội dung chính của tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đầy đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới. - Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn, tạo nên sức thuyết phục to lớn. Kĩ năng: - Học và rèn kĩ năng viết văn nghị luận. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Hiểu rõ giá trị của độc lập tự do thêm yêu đất nước, có ý thức học tập, rèn luyện. II. CHUẨN BỊ Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, lập dàn ý chi tiết văn bản. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Câu hỏi: Nêu một vài nét về một số thành tựu chủ yếu của văn học sau 1975? 2. Đáp: * Y/cầu Hs nêu được một số thành tựu của văn học sau 1975. * Lấy được ví dụ và phân tích II. BÀI MỚI * Vào bài: CMT8-1945 đã mở ra trên đất nước ta một thời kì mới: thời kì độc lập, tự do, tiến lên CHXH. Mùng 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu áng văn bất hủ ấy. Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt GV cùng HS tìm hiểu những nét khái quát chung nhất về bản TN. 1 HS đọc tiểu dẫn. ? TP được sáng tác trong thời điểm lịch sử nào, ở đâu. ? Bản TN được tuyên bố vào thời gian nào. ? Trong hoàn cảnh đó, nhà nước cộng hoà còn phải đứng trước nguy cơ nào. ? Bác đã lựa chọn hình thức nào để viết bản TNĐL, đặc điểm của thể loại này. ? Dựa vào HCLS, hãy cho biết bản TN muốn hướng tới những đối tượng nào. ? Bác viết TN nhằm mục đích nào. ? Bản TN được chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần. Nhận xét về cách bố cục. Từ những nét chung, Gv định hướng Hs tìm hiểu văn bản theo bố cục của thể văn nghị luận. ? Mở đầu, Bác đã trích dẫn văn bản nào. ? Bác đã nhấn mạnh nội dung nào trong những văn bản ấy. - HS đọc ngữ liệu, phát hiện ? Đưa ra nội dung của 2 bản TN ấy, Tg nhằm mục đích gì, ý nghĩa. - HS thảo luận, phát biểu. ? Từ lời của bản TN, Tg đã phát triển ý nào, có tác dụng gì. - HS phát hiện, thảo luận, phát biểu ? Kết đoạn, tg sử dụng kiểu câu gì, có tác dụng ntn. ? Nhận xét vị trí của câu, ý nghĩa - HS phát hiện, thảo luận, phát biểu ? Để chuyển đoạn, tg sử dụng từ ngữ nào, có tác dụng gì. - HS phát hiện, thảo luận, phát biểu. GV: Tiếp tục triển khai vấn đề, tác giả đã làm cho người đọc thấy rõ bộ mặt thật của TDP qua việc lột tẩy tội ác của TDP với VN. ? Tác giả dùng lí lẽ và d/c nào. - HS thống kê trong văn bản. ? Việc nêu các d/c như vậy, nhằm mục đích gì. ? Song song với việc liệt kê d/c, Tg đưa ra những điều gì. ? Nhận xét cách dùng từ, câu. ? Em có nhận xét gì về giọng điệu và thái độ của tg. GV củng cố bài học I. Tìm hiểu chung. 1. Hoàn cảnh sáng tác. - Sau gần 100o năm chế độ PK và gần 100 năm dưới chế độ thực dân. Ngày 19/8 chính quyền HN về tay nhân dân. - Ngày 26/8/1945, Chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về HN tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã soạn thảo TNĐL. - Ngày 2/9/1945, tại quảng trường BĐ, trước 50 vạn dân, thay mặt chính phủ lâm thời VNDCCH, Bác Hồ đã đọc TNĐL. - Thời điểm đó, nền độc lập đangb ị đe doạ bởi TD, ĐQ nhăm nhe muốn chiếm nước ta: + Phương Bắc: TGT, đứng sau là ĐQ Mĩ + Phương Nam: Đứng sau quân Anh, TDP tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa do Pháp có công khai hoá bảo hộ, ĐD thuộc quyền TDP. 2. Thể loại, đối tượng và mục đích của bản Tuyên ngôn độc lập. * Thể loại: - Văn chính luận. - Đặc điểm: Thể văn đánh địch bằng lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ và những bằng chứng hùng hồn không ai có thể chối cãi được. * Đối tượng: - Đồng bào cả nước. - Thế giới và công luận quốc tế: đặc biệt là Anh, Pháp, Mĩ. * Mục đích: - Tuyên bố nền độc lập, tự chủ đồng thời đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc của bọn xâm lược trước dư luận thế giới. 3. Bố cục. * Từ đầu … không ai chối cãi được. -> Cơ sở lí luận của bản TN. * Tiếp … dân tộc đó phải được độc lập. -> Cơ sở thực tế, lời tuyên cáo với kẻ thù * Còn lại: -> Tuyên bố độc lập. => Bố cục chặt chẽ của thể văn nghị luận II. Đọc hiểu văn bản. 1. Cơ sở lí luận của bản Tuyên ngôn. * Nêu ra 2 bản TN độc lập của Mĩ (1776) Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của P (1791) * Quyền của con người trên trái đất: - Quyền bình đẳng. - Quyền được sống - Quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc. -> Khẳng định: con người luôn tự do và được bình đẳng về quyền lợi. * Mục đích, ý nghĩa. - TN của 2 nước lớn có từ lâu và được thế giới công nhận -> vừa khéo léo, vừa kiên quyết dùng lí lẽ của chúng để quật lại chúng. - Đặt ngang hàng với Tn của ta: ngầm so sánh sự ngang hàng, tương đồng giữa các quốc gia -> khẳng định quyền hưởng tự do của người VN là chính đáng, hiển nhiên. * Suy rộng ra … các dân tộc … được … - Giải thích, mở rộng: quyền của con người -> quyền của các dân tộc. - Cơ sở khẳng định quyền độc lập của DTVN cũng như mọi dân tộc trên TG. - Sự đóng góp đầy ý nghĩa với phong trào GPDT toàn TG, khơi nguồn cho bão táp CM ở các nước thuộc địa. * Kết đoạn: Câu đơn đại từ: Đó là … - Câu chốt ý, khái quát, khẳng định cơ sở lí luận đã nêu. - Câu văn thành 1 dòng riêng: + Khẳng định chắc chắn lí lẽ nêu ra. + Ngầm như lời chỉ trích với cả đế quốc P và M. Đó là lẽ phải -> nên phải tuân theo. 2. Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn. * Từ: Thế mà -> chuyển ý bài văn + Từ có tính chất bản lề, đảo ngược ý cho thấy sự đảo ngược tình thế. + Lẽ phải mà chúng tuyên bố >< Hành động mà TDP thực hiện. - Vạch trần bộ mặt thật của TDP: phi nghĩa, bất nhân, giả dối. a) Lột tẩy chiêu bài “khai hóa văn minh” của TDP. * Hành động của P hơn 80 năm về 2 mặt kinh tế - chính trị. - Tg ngầm so sánh lá cờ mà chúng dựng lên để thấy rõ rằng: TDP bóc lột ND ta thật tàn tệ, không khai hóa mà thực hiện chính sách ngu dân, không làm c/s văn minh >< triệt tiêu quyền làm người. - Hành động > với lá cờ mà chúng rêu rao ở VN toát lên sự bất nhân phi nghĩa. * Liệt kê d/c // luận bàn lí lẽ. - D/c nêu ra khúc chiết rõ ràng, ngắn gọn là bằng chứng xác thực giàu tính thuyết phục. - Từ ngữ được sử dụng linh hoạt: tả ,kể, nhận xét (tuyệt đối, thi hành, ngăn cản) + Sử dụng nhiều ĐT mạnh, gợi hình ảnh, không lặp lại -> gợi tả tội ác ở nhiều phương diện khác nhau. + Từ “chúng” lặp lại nhiều lần -> thái độ khinh bỉ, tố cáo đanh thép kẻ thù, thể hiện sự căm thù sôi sục trong lòng. + Câu văn ngắn, đoạn văn đặc biệt, giọng văn hùng hồn -> khắc họa tội ác. => Tóm lại, đoạn văn là bản luận tội đanh thép đối với kẻ thù. Bằng chứng hiện thực bóc trần lớp sơn: bác ái, tự do, đập tan luận điệu khai háo của P gợi c/s nô lệ đầy máu và nước mắt. * Củng cố - HS đọc lại phần VB, nhận xét cách lập luận của tg III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI Phân tích cách lập luận của Tg trong phần mở đầu VB. Đọc phần còn lại: tìm hiểu theo câu hỏi gợi ý. Giờ sau: Học tiếp.  Ngày soạn: 31/8 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 4/9 Tiết 6: Đọc văn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Hiểu được nội dung chính của tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đầy đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới. - Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn, tạo nên sức thuyết phục to lớn. Kĩ năng: - Học và rèn kĩ năng viết văn nghị luận. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Hiểu rõ giá trị của độc lập tự do thêm yêu đất nước, có ý thức học tập, rèn luyện. II. CHUẨN BỊ Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, lập dàn ý chi tiết văn bản. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Câu hỏi: Trong phần đầu cơ sở thực tế của bản TN, tg đã tố cáo tội ác của giặc trên các mặt nào, nhận xét cách nêu? 2. Đáp: * Y/cầu Hs nêu được tội ác của giặc. * Phân tích cách lập luận của tg II. BÀI MỚI * Vào bài: TG tiếp tục tố cáo tội ác của giặc, phá tan luận điệu quyền bảo hộ của TDP ntn, chúng ta tìm hiểu tiếp ở phần 2. Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt Gv giới thiệu tiếp và h/dẫn Hs tìm hiểu phần còn lại. HS đọc đoạn văn tiếp. ? Khi Nhật đến x/lược Đ D, người P đã làm gì để bảo hộ nước ta. ? Hành động của P trong 5 năm. ? Nhận xét về từ ngữ sử dụng ? D/c ấy chứng minh điều gì. ? Với quân Đ. Minh, quân P có thái độ ntn. ? Thái độ của VM với P. ? Tg sử dụng NT gì, t/d. ? Từ những d/c đó, tg KĐ điều gì. ? Sử dụng bpnt gì. ? Kết đoạn, nhà văn chốt ý ntn ? Nhận xét cách nêu. ? Rút ra kết luận về cơ sở thực tế của bản TN. ? Tg sử dụng cụm từ nào để chuyển ý. ? Tuyên cáo điều gì với TDP ? Nhận xét về những từ ngữ mà tg đã dùng. ? Tiếp theo, tg hướng tới đối tượng nào kêu gọi điều gì. ? Đoạn văn chốt ý theo kiểu nào? Tác dụng. ? Nhận xét từ chuyển đoạn. ? Tuyên bố xác lập điều gì. ? Giá trị của bản TN về l/sử, VH GV h/dẫn HS củng cố và làm bài tập luyện tập. ? So sánh điếm giống và khác nhau của BNĐC và TNĐL. I/II Đọc hiểu. 1/2/ Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn. a)/ b) Phá tan luận điệu quyền bảo hộ của TDP. * Nhật đến: TDP quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta, rước Nhật. - 5 năm, bán nước ta 2 lần cho Nhật. -> TN giàu hình ảnh, cụ thể, chi tiết -> TDP là những kẻ cực kì hèn nhát. - Hành động của chúng là tội ác tày trời CMR: TDP chưa hề bảo hộ người VN (cách nêu ngày tháng, bản chất khôg thể thay đổi) + Giọng văn lắng lại đầy chua xót. - Thái độ với quân đồng minh: + TDP tiếp tay cho Nhật khủng bố VM, giết tù chính trị -> kẻ phản bội. + VM: thái độ khoan hồng, nhân đạo -> khẳng định lòng nhân ái, yêu chuộng hòa bình. -> Đối lập hành động của P – VM nhằm tranh thủ sự dồng tình ủng hộ của quân ĐM. * Tg khẳng định sự thật hiển nhiên: Nước ta là thuộc địa của Nhật chứ không phải là thuộc địa của P. - Lặp lại cụm từ: Sự thật là -> nhấn mạnh cơ sở có tính thuyết phục lớn nhất không thể phủ nhận -> Cơ sở của cuộc k/c chính nghĩa. * Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. - Chốt ý bằng cách liệt kê các sự kiện, cho thấy sự ra đời của nhà nước VN là sự thật lịch sử, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc. - lặp lại cấu trúc ngữ pháp, cụm từ, nêu bật tính chất cuộc CM dân tộc, dân chủ giành chính quyền ở VN. Tóm lại: Bằng những sự thật hùng hồn vừa khái quát toàn diện, vừa cụ thể xác thực, TNĐL đã lật tẩy bộ mặt lừa bịp của TDP. c) Lời tuyên cáo đòi quyền độc lập tự do. * Bởi thế, cho nên: chuyển đoạn, cụm từ có tính chất khái quát cơ sở thực tế -> kết luận quan trọng -> cơ sở lập luận chặt chẽ. * Nước Việt Nam mới tuyên bố: - Thoát li hẳn quan hệ. - Xóa bỏ mọi hiệp ước đã kí, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền. -> Từ dùng có t/c khẳng định cao, cách nêu có tầng bậc từ cụ thể đến khái quát, bộc lộ rõ ràng dứt khoát lập trường của dân tộc VN đòi TDP trả lại quyền của người VN: quyền tự do dân chủ. - Ngay sau đó là lời tuyên cáo thể hiện quyết tâm không gì lay chuyển được trước kẻ thù xâm lược * Hướng tới quân đồng minh và thế giới: - kêu gọi sự ủng hộ, đòi quyền bình đẳng, thực hiện với người VN -> Bộc lộ trí tuệ và hiểu biết của HCM (không kêu gọi chung mà trên cơ sở lí luận sẵn có) * Đoạn văn ngắn, lập luận theo cách quy nạp với phép lặp cú pháp. Lời văn ngắn rõ đanh thép khẳng định chắc chắn quyền hưởng độc lập tự do của dân tộc VN. 3. Tuyên ngôn độc lập. * Cụm từ: Vì những lẽ trên ->khái quát toàn bài, trên cơ sở lí luận, thực tế. - Câu văn gợi không khí trịnh trọng trang nghiêm gợi cảm giác thiêng liêng làm xúc động lòng người. * Tên nước: Việt nam có quyền và sự thật là nước độc lập tự do. * Lời tuyên bố hùng hồn khẳng định sức mạnh của DTVN, lời thề kêu gọi tàon dân tộc, nổi bật tinh thần yêu nước, yêu tự do, chiến đấu ngoan cường của DTVN. 4. Tổng kết. - TNĐL là văn kiện có giá trị l/sử to lớn, đánh dấu sự kiện vẻ vang của dân tộc VN - Là áng văn chính luận mẫu mực ngắn gọn, súc tích có sức thuyết phục lớn: kết tinh tài năng, tâm hồn của chủ tịch HCM. III. Củng cố, luyện tập. 1. Củng cố. - Nắm được những nét chính về thể loại tuyên ngôn. - Về nội dung và sức thuyết phục của văn nghị luận. - Cách lập luận của tác giả. 2. Bài tập nâng cao. * Giống: - Đều là những bản tổng kết chiến thắng, đều KĐ quyền độc lập của DT bằng nhữg lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng hồn, đều thể hiện tư thế của 1 DT anh hùng trước kẻ thù. * Khác: - ĐCBN: ra đời trong thời kì văn sử bất phân nên bên cạnh yếu tố chính luận còn sáng tạo hình tượng có sức truyền cảm mạnh mẽ. - TNĐL: văn chính luận. Nhiệt tình của tg thể hiện chủ yếu ở sự mài sắc lí lẽ - sức mạnh chính của văn chính luận. III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI Hoàn thành bài tập. Chuẩn bị bài: NAQ – HCM + Đọc trước bài. + Huy động dẫn chứng. + Đọc các tác phẩm của HCM. Ngày soạn: 2/9 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 4/9 Tiết 7: Văn học sử : NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Nắm được quan điểm sáng tác văn học của HCM, từ đó hiểu được tính chất phong phú, đa dạng của văn thơ HCM từ nội dung đến hình thức. - Hiểu được những đặc điểm chung nhất trong phong cách nghệ thuật của HCM. Kĩ năng: - Nắm được kĩ năng phương pháp tìm hiểu các tác phẩm của Người. Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Hiểu 1 khiá cạnh của tư tưởng HCM từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tình nhân ái, học tập và làm theo lời Bác dạy. - Nâng lên tấm lòng kính yêu Bác Hồ. - Quan tâm tới việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. CHUẨN BỊ Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, sưu tầm tranh ảnh, sách báo viết về Bác Hồ. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ (5phút) 1. Câu hỏi: Phân tích cách lập luận của tác giả khi nêu cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn. Thống kê các tác phẩm đã học, đã biết về chủ tịch HCM, Đọc thuộc lòng một số bài thơ ngắn. Phân tích? 2. Đáp: * HS phân tích và có dẫn chứng minh họa * Y/cầu Hs thống kê được các Tp đã học. Đọc được 1 bài thơ và phân tích. II. BÀI MỚI Vào bài: Từ câu trả lời của HS dẫn vào bài mới. Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt Gv h/dẫn HS tìm hiểu những nét cơ bản nhất về cuộc đời của HCM. - HS chuẩn bị trên cơ sở SGK, những kiến tứhc thu thập được, GV bổ sung. ? Em hãy tóm tắt những nét cơ bản về tác giả. - Tên thật, quê quán. - Con đường học hành, - Thời gian ra đi, những hoạt động chính khi ở nước ngoài. - Những công việc đã làm được cho đất nước trong thời gian ở nước ngoài. - Thời gian về nước, công việc chính. ? Trong l/s dân tộc, HCM là người được đánh giá ntn. Trên cơ sở vài nét về tiểu sử HCM, h/dẫn HS tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác. GV dựa trên những VB đã học để huy động d/c của HS. ? Với Bác, văn nghệ có vai trò, chức năng gì. ? Người đã quan niệm ntn về vai trò người cầm bút. GV: Chất thép: xu hướng CM và tiến bộ về tư tưởng. Cảm hứng đấu tranh XH tích cực của thơ ca. ? Với mục đích dùng VN làm vũ khí chiến đấu, B quan tâm tới đối tượng nào. ? Từ quan điểm đó, B đã ĐB quan tâm đến vấn đề nào khi sáng tác. - HS lấy VD, d/c ở TP: TNĐL. ? NGười còn quan tâm đến đặc điểm nào trong văn chương. ? Tính chân thực thể hiện ở những khía cạnh về ND và HT ntn. GV: quan điểm st VH chứng tỏ: HCM là người có ý thức và am hiểu sâu sắc q/l đặc trưng của HĐVN từ phương diện tư tưởng chính trị đến NT biểu hiện. Sự am hiểu cộng với tài năng và tâm huyết tạo nên vẻ đẹp VC của nngười. ? Đ/g chung về sự nghiệp VH của HCM. GV yêu cầu HS thống kê những sáng tác VH của HCM trên 3 lĩnh vực. ? Từ những s/t đã học. em thấy phong cách NT của Người thể hiện ntn. - HS đ/g. * Phong cách độc đáo, đa dạng - Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép - Truyện và kí: giàu tính sáng tạo, chất trí tuệ và tính hiện đại - Thơ ca: Kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. - GV chỉ ra 3 nét p/c cơ bản - HS lấy VD chứng minh. - Gv có thể lấy thêm những d/c khác ngoài các TP đã học. GV giúp HS rút ra kết luận. GV chia nhóm cho HS mỗi tổ lựa chọn 1 tác phẩm của HCM để thực hiện. HS làm bài tập. I. Cuộc đời. * Tên thật là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19.5.1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An trong 1 gia đình có truyền thống hiếu học và yêu nước. - Tuổi trẻ học chữ Hán trong gia đình, học trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh. - Năm 1911, xuất dương đi tìm đường cứu nước. + 1919 đưa ra bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” -> tiếng sét trên bàn hội nghị Véc xai (P). + 1920, là một trong những ĐVĐCS đầu tiên của ĐCSP. - 1925, tham gia thành lập TNCMĐCH, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. - 3.2.1930, chủ tọa hội nghị thống nhất các t/c CS trong nước thành lập ĐCSVN. - Tháng 2.1941, về nước thành lập Mặt trận V.Minh. 1942, lấy tên là HCM - 2.9.1945. Đọc bản TNĐL. - 2.3.1946. Người làm chủ tịch nước đến 2.9.1969. * HCM là người chiến sĩ kiên cường, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Tổ chức giáo dục KH và VH Liên hợp quốc UNESCO suy tôn là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn. II. Sự nghiệp văn học. 1. Quan điểm sáng tác văn học * HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM góp phần đấu tranh và phát triển XH. - Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy - Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong. * HCM đặc biệt quan tâm đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. VC trong thời đại CM phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. - Người xác định rõ: + Viết cho ai. + Viết để làm gì. + Viết cái gì. + Viết ntn. * HCM luôn quan niệm Tpvc phải mang tính chân thực. - Nội dung: Miêu tả hay, chân thật, hùng hồn những đề tài phong phú của CM - Hình thức: trong sáng, giản dị, dễ hiểu, hấp dẫn, chọn lọc ngôn ngữ. 2. Sáng tác văn học * HCM để lại cho ND ta 1 sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại, đặc sắc về p/c sáng tạo. - TP viết bằng nhiều thứ tiếng: P – H – V * Đáng chú ý nhất: 3 lĩnh vực. - Văn chính luận. - Truyện và kí. - Thơ ca. 3. Phong cách nghệ thuật - Ngắn gọn, trong sáng, giản dị thể hiện ở đề tài, ở khuôn khổ TP,ở ngôn từ, giọng điệu, ở b/c nhân vật trần thuật (truyện, kí) hay cái tôi trữ tình (thơ) - Sáng tạo linh hoạt, hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng các hình thức thể loại và ngôn ngữ, các thủ pháp, bút pháp khác nhau nhằm MĐ thiết thực của mỗi TP. Luôn đặt c/s lên trênVC nên không bị câu thúc bởi những quy phạm cứng nhắc của NT. - Tư tưởng, tình cảm, hình tượng NT luôn vận động tự nhiên hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Hướng vận động nhất quán từ văn chính luận đến văn nghệ thuật. III. Củng cố, luyện tập. 1. Kết luận. - Văn thơ HCM thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương cao cả của Người. - Đó là tiếng nói nhân danh người cùng khổ đấu tranh đòi quyền sống. - Là tiếng nói của người cần lao luôn lạc quan tin vào sức mạnh của chân lí và con người vươn tới: Chân - thiện – mĩ. 2. Bài tập. - Phân tích những nét đặc sắc về PCNT của HCM qua 1 tác phẩm đã học. III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI Hoàn thành bài tập. Chuẩn bị bài: Tiếng Việt. + Đọc bài. + Lấy VD chứng minh. + Tìm hiểu trước các bài tập.  Ngày soạn: 2/9 Lớp dạy: 12A5 Ngày dạy: 4/9 Tiết 8: Tiếng Việt : Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt A. PHẦN CHUẨN BỊ I. YÊU CẦU BÀI HỌC: * Giúp HS: Kiến thức: - Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Kĩ năng: - Có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; Giáo dục – tư tưởng – tình cảm: - Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; đồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt II. CHUẨN BỊ Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi, nghiên cứu các VD và tự lấy thêm dẫn chứng dảm bảo sự trong sáng của TV cũng như hiện tượng làm vẩn đục TV III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH Gv trao đổi, nêu vấn dề, HS thảo luận, trả lời câu hỏi. B. PHẦN LÊN LỚP Ổn định tổ chức: I. KIỂM TRA BÀI CŨ GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. II. BÀI MỚI * Vào bài: Hiện nay, vấn đề sử dụng TV chưa được chú ý đúng mức. Việc lạm dụng tiếng nước ngoài đang trở thành phổ biến. Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của TV. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của GV & HS Tg Nội dung cần đạt GV h/dẫn HS phân tích VD. 1) Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt. 2) TK của ND đã nêu cao 1 tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp 3) Lưng trần phơi nắng phơi sg. Có manh áo cộc tre nhường cho con. ? Trong các câu trên, chỉ ra câu đúng, sai ? Lỗi của câu. HS trả lời lần lượt. HS p/t từng câu. ? TRong câu 3, h/tượg cây tre được Tg khắc họa cụ thể qua những từ ngữ, h/a nào trg 2 câu thơ. Bpnt sử dụng, t/d. - HS suy nghĩ, p/tích. ? Vậy, việc sử dụng: lưng, áo, con của Tg có chuẩn xác kh?Tại sao. ? Qua việc phân tích các VD trên, em thấy sự trong sáng của TV biểu hiện ở những phương diện nào. GV: Sự trong sáng: - Trong: trong trẻo, kh có chất tạp - Ság: ság tỏ, dễ hiểu GV lấy VD trong từng trường hợp. GV diễn giảng cho HS VD về sự giàu đẹp của TV, có thể cho HS tự lấy thêm VD về các từ ngữ khác. GV: Tiếng nói của chúng ta giàu: có nhiều từ để chỉ vật, việc, hiện tượng vật lí tâm lí tinh thần khác nhau. TV đẹp: tiếng ta không những có những từ nhảy múa mà còn hát lên những tiếng hát trong vắt, vẽ lên những bức tranh linh hoạt muôn màu. - tam cá nguyệt, trung thâm, mạn đàm, hải phận… GV: Từ việc thấy tiếng Việt của chúng ta luôn trong sáng và giàu đẹp, nên cha ông ta đã chú ý đến việc bảo vệ tiếng nói của dân tộc như thế nào? HS trả lời, GV bổ sung: GV dẫn dắt HS tìm hiểu những nhiệm vụ giữ gìn TV. ? Chúng ta cần phải có nhiệm vụ gì để giữ gìn sự trong sáng của TV. HS trả lời, GV có thể lấy thêm VD để minh họa. Các supestar thích dùng mobile phone loại xịn. Các câu chào hỏi khi gặp nhau… GV chốt lại những điểm cần lưu ý của bài học. GV h/dẫn HS làm bài tập luyện tập. ? Nêu ý kiến về từng đoạn văn. GV cho các tổ tự sưu tầm ở nhà và phát biểu. I. Về sự giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 1. Tìm hiểu ví dụ. * Phân tích: - Câu sai: Câu 1, 3, 3. + Câu 1: Sai về từ ngữ: chót lọt -> Câu không trong sáng. + Câu 2: Sai về phong cách ngôn ngữ: hết sức là -> văn nói, làm cho câu không trong sáng. + Câu 3: từ ngữ, h/ảnh: lưng trần, phơi nắng, phơi sương, manh áo cộc + biện pháp ẩn dụ -> hình tượng thực về cây tre -> người phụ nữ VN trung hậu đảm đang, giàu đức hi sinh, giàu lòng nhân ái. Các từ đó không chỉ diễn tả h/a thực về cây tre mà còn gợi lên 1 cách sâu sắc về h/a những người PNVN, đồng thời còn gửi gắm thái độ, t/c của Tg. Cách sử dụng từ ngữ của Tg khôg chỉ chuẩn xác mà còn mang tính sáng tạo -> Câu trong sáng. 2. Kết luận. a) Sự trong sáng của tiếng Việt * Đó là những quy tắc về ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản. Những quy tắc ấy làm thành nền tảng cho các chuẩn mực diễn đạt, đảm bảo cho TV có phẩm chất trong sáng. VD: - Từ -> tiếng -> Phụ âm+vần+thanh điệu - Câu: câu đơn, câu phức, câu ghép. - Quy tắc viết hoa, viết tiếng nước ngoài. * Tiếng Việt còn rất giàu và đẹp tạo nên sự phong phú nhiều vẻ trong giao tiếp và sáng tác văn học. VD: - Rộng: rộng rãi, thênh thang, bao la, bát ngát,… + To: lớn, nhỉnh, to tát, lớn lao, kếch xù, khổng lồ, đồ sộ, vĩ đại … + Yêu ≠ thương, mến, quý, thích, chuộng, ham, mê, say. - Sáng vằng vặc, nắng chang chang, lăn tăn, lả tả, vời vợi, rủng rỉnh, xăm xăm, nhấp nhô, thánh thót, … + Sáu thanh tạo 3 cặp đối nhau rõ rệt. * Sự trong sáng của TV không chấp nhận những yếu tố lai căng pha tạp quá mức ngôn ngữ nước ngoài, nhưng vẫn dung hợp những yếu tố tích cực đối với TV VD: Lạm dụng quá mức tiếng Anh, tiếng Hán + lạm dụng quá mức các từ “lón

File đính kèm:

  • doctiet 58.doc
Giáo án liên quan