A . MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS :
1 . Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản và sự trong sáng cũng là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.
2 . Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng ; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng.
B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
- SGK + SGV Ngữ văn 12 - Tập 1 .
- Tham khảo :
C . CÁCH THỨC TỔ CHỨC :
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức : đọc sáng tạo , gợi mở , trao đổi , thảo luận .
D . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1 . Kiểm tra bài cũ :
2 . Giới thiệu bài mới :
3 . Tổ chức bài học :
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 5 - Tiếng Việt: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuẦn 2 Ngµy so¹n:
TiÕt 5 - TiÕng ViÖt Ngµy gi¶ng:
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
A . MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS :
1 . Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản và sự trong sáng cũng là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.
2 . Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng ; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng.
B . PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
- SGK + SGV Ngữ văn 12 - Tập 1 .
- Tham khảo :
C . CÁCH THỨC TỔ CHỨC :
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức : đọc sáng tạo , gợi mở , trao đổi , thảo luận .
D . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1 . Kiểm tra bài cũ :
2 . Giới thiệu bài mới :
3 . Tổ chức bài học :
HOẠT ĐỘNG 1 : Sự trong sáng của tiếng việt :
+ HS đọc SGK.
- Chuẩn mực và qui tắc chung :
Ví dụ:
+ Qui định thanh phải đánh dấu đúng âm chính.
+ Phát âm đúng chuẩn mực.
+ Viết đúng mẫu câu khi sử dụng câu ghép chính phụ:
Vì C1V1 nên C2V2.
Để(Bằng, với) C1V1 thì C2V2.
- GV : Em hiểu thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở những phương diện nào?
- Trong sáng thuộc về phẩm chất của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng.
+ ” Trong có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục”.
- GV : Tiếng Việt có hệ thống qui tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận(loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực qui tắc.
+ Ví dụ :
”Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”( HCM – TNĐ)
-> Từ tắm được sử dụng với một nghĩa mới theo phương thức chuyển nghĩa hoá của từ về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp: câu văn không những trong sáng mà còn có giá trị biểu cảm cao.
+ Sự trong sáng còn được thể hiện ở những chuẩn mực nào?( Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác)
( HS đọc SGK và trả lời câu hỏi)
( HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời)
+ Cho một số ví dụ về vay mượn ngôn ngữ khác?
- Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng Hán, tiếng Pháp như: Chính trị, Cách mạng, Dân chủ, Độc lập, Du kích, Nhân đạo, Ôxi, Các bon, E líp, Von…
-Song không vì vay mượn mà quá lợi dụng là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt: Không nói “ xe cứu thương mà nói “ xe hồng thập tự”; không nói “máy bay lên thẳng” mà nói “trực thăng vận”; không nói “xe lửa” mà nói “hỏa xa”.
=> Bác Hồ dặn: “ Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải vay mượn tiếng nước khác nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta”.
+ Sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện ở điểm nào?( tính văn hoá , lịch sự của lời nói)
Ca dao có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
- Gv cho HS đọc VD trong SGK và nêu những biểu hiện của tính văn hoá, lich sự trong lời nói
* HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập .
- HS làm bài tập theo nhóm: 1,2,3
4. CỦNG CỐ: Gv giúp Hs củng cố nội dung chính của bài:
Sự trong sáng của tiếng Việt.
Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nội dung phần ghi nhớ .
5 . HDVN:
+ Học bài cũ.,chuÈn bÞ bµi viÕt sè 1 nghÞ luËn x· h«ng «n c¸c chñ ®Ò vÒ giao th«ng, c«ng ngiÖp ho¸ ë ®Þa ph¬ng, ®¹o lµm con
Mục tiêu cần đạt
I ./ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT :
1.Tiếng Việt có những chuẩn mực và qui tắc chung về : Phát âm,Chữ viết, Dùng từ, Đặt câu, Cấu tạo lời nói, bài văn.
=> Sự trong sáng của Tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và qui tắc chung , ở sự tuân thủ các chuẩn mực và qui tắc đó.
2. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói.
+ Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hóa làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai.
+ Phải biết cám ơn người khác khi được giúp đỡ.
+ Phải biết giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí tuổi tác, đúng chỗ.
+ Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp…
* LUYỆN TẬP : Gợi ý :
Bài tập 1: Tính chuẩn xác trong việc dùng từ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi lột tả tính cách của các nhân vật trong Truiyện Kiều :
Từ ngữ của Hoài Thanh :
Chàng Kim : rất mực chung tình.
Thuý Vân : cô em gái ngoan.
Hoạn Thư : người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.
Thúc Sinh : anh chàng sợ vợ .
Từ Hải : chợt hiện ra, chợt biên đi như một vì sao lạ.
Sở Khanh cái vẻ chải chuốt dịu dàng
Bọn nhà chứa : cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc.
Từ ngữ của Nguyễn Du :
Tú Bà :nhờn nhợt màu da.
Mã Giám Sinh : mày râu nhẵn nhụi
Bạc Bà, Bạc Hạnh: ( miệng thề) xoen xoét
=> những từ ngữ trên đây đã lột tả đúng thần thái và tính cách từng nhân vật, đến mức tưởng như không có từ ngữ nào có thể thay thế được.
Bài tập 2 : đặt các dấu câu vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn :
- Đặt dấu chấm(.) giữa hai từ dòng sông(ở dòng chữ đầu)
- Đặt dấu chấm(.) sau những dòng nước khác (ở dòng thứ hai)
- Đặt dấu phẩy(,) sau dòng ngôn ngữ cũng vậy(ở dòng chữ thứ hai)
File đính kèm:
- T5 - 6giu gin su trong sang cua TV -12CB 09 - 10.doc