Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 52 làm văn: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. GIÚP HS:

- Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời sống hàng ngày

- Biết nêu ý kiến và nhận xét một hiện tượng đời sống xung quanh

B. Chuẩn bị: - GV: Thiết kế bài học, Tài liệu tham khảo

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn

C. Tiến trình bài học

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

* Bài mới: đây là bài quan trọng vì có 2 kiểu bài nlxh mà đã chiếm 30% số lượng đề kiểm tra thi tốt nghiệp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 52 làm văn: Nghị luận về một hiện tượng đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52 Làm văn Nghị luận về một hiện tượng đời sống A. Mục tiêu bài học. Giúp HS: - Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống - Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời sống hàng ngày - Biết nêu ý kiến và nhận xét một hiện tượng đời sống xung quanh B. Chuẩn bị: - GV: Thiết kế bài học, Tài liệu tham khảo - HS: Sách giáo khoa, bài soạn C. Tiến trình bài học * ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ * Bài mới: đây là bài quan trọng vì có 2 kiểu bài nlxh mà đã chiếm 30% số lượng đề kiểm tra thi tốt nghiệp... Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 – Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống I. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. (ba bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý) 1.cho đề bài: - Đề 1: SGK đề 1 - Đề 2: Nêu suy nghĩ nhận xét của anh (chị) về Người đương thời-Đỗ Việt Khoa - Giáo viên đặt câu hỏi: + Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng gì ? + Anh (chị) dự định ý kiến của mình gồm những luận điểm nào ? + Bài nên có những dẫn chứng minh hoạ gì ? + Cần vận dụng những thao tác lập luận nào ? HS: làm việc cá nhân Gv gợi ý khái quát 1. Tìm hiểu đề bài Đề1 - Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng xh vấn đề chống tiêu cực trong thi cử + Thể loại: nghị luận xh 1 hiện tượng đs + Nội dung luận đề: hiện tượng số liệu thí sinh vi phạm chứng tỏ có hiện tượng “nhờn thuốc” cố tình vi phạm. + Dẫn chứng tư liệu: trong báo, đài, hiểu biết thực tế Đề 2 + thể loại: nghị luận xh... + Nội dung luận đề: gương tốt, hiện tượng chống tiêu cực trong nghành gd và những chuyện đằng sau đó + Dẫn chứng tư liệu: tren các bào Hà nội mới, báo điện tử: dân trí, Vn nét, Chúng ta.com... hiểu biết bản thân Về đợt chống tiêu cực trong thi cử của Đỗ Viẹt Khoa năm 2006 Về lá đơn kiện dài 26 trang tố cáo trường THPT Vân Tảo có nhiều khuất tất trong trù dập và thu chi sai nguyên tắc vào tháng 11 năm 2008 Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các ý đã nêu để lập dàn ý hợp lý theo 3 phần. - Tất cả học sinh đều làm - Giáo viên gọi 1 số học sinh trình bày, cả lớp xây dựng dàn ý. - Giáo viên chốt lại ý chính. Gv cho làm đề 1 Gv liên hệ trong gợi ý đề 2 Hoạt động 3 :Củng cố 2. Lập dàn ý Có thể lập dàn ý như sau: Đề 1 Mở bài : Nêu hiện tượng, trích dẫn đề nhận định chung. Thân bài :Có 3 luận điểm - Nêu hiện tượng và giải thích về hiện tượng đó + Số liệu trên báo cáo tuyển sinh đại học hay trong thi tốt nghiệp, trong thi kiểm tra thường xuyên + Hiện tượng đó chứng tỏ: đạo đức hs 1 bộ phận đang sa sút , học sinh đó học yếu nên không tin vào bản thân, muốn chờ thời cơ, hs bị sử lí nhiều nhưng càng nhờn thuốc - Phân tích hiện tượng, chứng minh trong thực tế phòng thi các cấp hiện nay với từng mức độ vi phạm: + Thi đại học, cao đẳng: mang tài liệu vào, + Thi tốt nghiệp, kiểm tra: mang tài liệu, nhờ thi, quay cóp gian lận nhìn bài, đổi bài… - Bình luận : + Đánh giá chung về hiện tượng: xấu cần lên án hs vi phạm và xử lí thích đáng + Biểu dương việc làm của gv làm việc nghiêm túc, thí sinh không vi phạm + Kêu gọi thanh niên, học sinh hãy noi gươngtốt và rèn luyện học tập - Liên hệ: hướng khắc phục + Hs: cần học tập tốt quy chế, rèn luyện mình + gv: nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn Kết bài : Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiện tượng trên. Đề 2 MB: nêu hiện tượng xaỷ ra trong dư luận, báo đài... TB Có 3 luận điểm chính - Nêu hiện tượng với quá trình xảy ra: năm 2006 ĐVK được lên TV trong mục Người đương thời sau khi được phó thủ tướng kiêm bộ trưởng đén thăm và động viên khen thưởng huân chương lao động vì dũng cảm dám tố cáo hành vi gian dối trong thi cử. Năm 2008 ĐVK lại nổi tiếng với vụ kiện hiệu trưởng trường Vân Tảo. - Giải thích phân tích đánh giá hiện tượng: + Đó là sự khởi đầu cho các phong trào: hai không và hiện nay là: căn bệnh gian dối trong xã hội và nghành gd + Đó là gương tốt: gv có lương tâm nghề nghiệp, dám dũng cảm đấu tranh + Nhưng có thể do anh ta vì cá nhân: mâu thuẫn trong tập thể vì bị xa lánh, không thăng tiến. Vì muốn “đốt đền”, vì ghen tức không được dạy toán, vì muốn lên chức(đã tự ứng cử vào đại biểu quốc hội) + Đó đã phản ánh những vấn đề mâu thuẫn trong nghành gd, trong tập thể cá thể nhưng cũng mang nét điẻn hình, khái quát cho nghành gd + Đó là căn bệnh nan giải của nghành gd và cả xh trong thời kì quá độ và kinh tế TT. Khi thiếu thốn v/c vì mưu sinh nên gian dối. - Liên hệ cách giải quyết + Với tập thể gv trong nghành và trường Vân Tảo: nên xem lại mình để điều chỉnh tránh tiêu cực + Với nghành GD đã liên tiếp có những phong trào thi đua phù hợp là phương thuốc tạm thời nhưng có tác dụng tốt . Đã cho thanh tra làm việc giải quyết và dư luận đang chờ + Với hs: hãy tỉnh táo trong tiếp nhận thông tinvà hiểu thông cảm với hoạt động nhà trường để chấm dứt tiêu cực, rèn luyện GV : nghị luận về một hiện tượng đời sống là gì? Cần đạt những yêu cầu nào khi làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống ? HS: thảo luận và phát biểu 3. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống - Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội. - Cần người viết phải có hiểu biết rộng, sâu sắc trong nhận thức. - Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết. - Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận phân tích so sánh, bác bỏ, bình luận… người viết cần diễn đạt giản dị ngắn gọn, sáng sủa nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docT52 lv Nghi luan ve hien tuong ds 12NC.doc