A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS:
- Cảm nhận được vẽ đẹp hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng rất dữ dội, hung bạo của sông Đà và vùng Tây Bắc.- Cảm nhận được những nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân.B. PHƯƠNG PHÁP:- Đọc - hiểu. - Cảm thụ.- Phân tích - mở rộng.C. KẾ HOẠCH BÀI DẠY: * Bài cũ: Các đề tài trong sáng tác của Nguyễn Tuân?* Bài mới: I. Tiểu dẫn:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 53, 54: Người lái đò sông đà, tác giả Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn Ngày soạn:
Tiết: 53,54
người lái đò sông đà
Nguyễn Tuân
A. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
- Cảm nhận được vẽ đẹp hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng rất dữ dội, hung bạo của sông Đà và vùng Tây Bắc.
- Cảm nhận được những nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân.
B. phương pháp:
- Đọc - hiểu.
- Cảm thụ.
- Phân tích - mở rộng.
C. Kế hoạch bài dạy:
* Bài cũ: Các đề tài trong sáng tác của Nguyễn Tuân?
* Bài mới:
I. Tiểu dẫn:
- Em hãy nêu đặc điểm tập tuỳ bút "Sông Đà"?
- Đánh giá về nghệ thuật tập tuỳ bút "sông Đà"?
- Xuất xứ: Tập tuỳ bút "Sông Đà".
+ Hoàn cảnh sáng tác: những chuyến đi thực tế ở Tây Bắc.
+ Cảm hứng sáng tác: . Thiên nhiên Tây Bắc.
.Con người lao động mới ở Tây Bắc.
(khai thác "chất vàng mười" trong tâm hồn con người.
+ Nghệ thuật: hình tượng hấp dẫn, cảm hứng lãng mạn, chất thơ, chất trữ tình đậm nét.
+ Đây là tập tuỳ bút tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
II. Phân tích:
1. Hình tượng con sông Đà:
a. Tính cách hung bạo:
- Tính cách hung bạo được thể hiện qua những phương diện miêu tả nào?
- Tìm những chi tiết miêu tả diện mạo sông Đà?
- Tâm địa con sông Đà được nhà văn diễn tả bằng nghệ thuật gì?
- Nhận xét chung về mặt nghệ thuật?
- Diện mạo bề ngoài:
+Cảnh bờ đá sông dựng thành vách (so sánh độc đáo: hẹp "như một cái yết hầu", "lạnh như đứng ở hè..." (độ sâu hun hút của bờ sông.
+Những luồng gió: sự phối hợp đá, nước, sóng, gió dữ dội (sức mạnh ghê gớm.
+Đặc biệt là những cái hút nước ghê rợn: âm thanh, sự đe doạ (rợn người.
- Tâm địa hung bạo:
+ Âm thanh những thác nước: khắc hoạ từ xa đến gần - với biện pháp so sánh, bằng những h/ả độc đáo: tiếng lồng lộn của ngàn con trâu mộng, tiếng lửa cháy... thực thể sống động với tâm địa vô cùng ghê gớm (thứ âm thanh kỳ lạ.
+ Thạch trận trên sông: khi ẩn nấp mai phục, khi lừa miếng đánh theo lối du kích, khi đánh theo lối vu hồi, khi liều mạng đánh dồn dập, cách bài binh bố trận...
khôn ngoan, nham hiểm và hung ác.
- Nghệ thuật: nhân hoá; tri thức của Nguyễn Tuân về quân sự, võ thuật; ngôn ngữ sinh động, giàu chất tạo hình; trí tưởng tượng phong phú.
Nhấn mạnh những thử thách ghê gớm của thiên nhiên đối với con người.
b. Tính cách trữ tình:
- Tác giả còn nhìn sông Đà ở gốc độ nào?
- Con sông Đà trữ tình được miêu tả như thế nào?
- Nhận xét cách miêu tả của nhà thơ?
- Nhận xét ngôn ngữ của Nguyễn Tuân?
- Sông Đà như một mỹ nhân:
+ Sông Đà như một áng tóc trữ tình: thướt tha, mềm mại.
+ Màu sắc sông Đà quyến rũ, đẹp đẽ:
. xanh màu ngọc bích
. lừ lừ chín đỏ...
có hồn.
- Sông Đà như một cố nhân:
+ Mặt nước loang loáng
+Màu nắng ấm áp gợi nhớ...
Sinh động, gần gũi, thân quen.
bắt gặp một tình cảm gợi nhớ thân thiết.
- Sông Đà thơ mộng:
+ nước sông lặng tờ
+ bờ sông hoang dại
+ h/ả hươu non...
yên tỉnh, thơ mộng, bình yên.
Ngôn ngữ đầy chất thơ, h/ả đẹp, trí tưởng tượng bay bổng.
H/ả con sông Đà từ quá khứ chảy về hiện tại, đến tương lai.
2. Hình tượng ông lái đò:
- Nhân vật ông lái đò là một con người thuộc tầng lớp nào?
- H/ả ông lái đò được khắc hoạ như thế nào?
- H/ả ông lái đò hiện lên như thế nào qua cuộc vượt thác?
- Là con người lao động mới.
- Hoàn cảnh sống: đấu tranh hàng ngày với cái dữ dội của con sông Đà để giành giật sự sống từ tay nó về tay mình.
- Cuộc chiến đấu với thạch trận:
+ trùng vi thứ nhất: chiến sỹ dũng cảm, bình tĩnh:
. giọng chỉ huy bình tĩnh
. cần chắc tay lái
. nén vết thương, chọc thủng cửa tử...
+ trùng vi thứ hai: nắm vững binh pháp của dòng sông, thuộc quy luật phục kích ( tay lái thuần thục.
+ trùng vi thứ ba: tay lái thật sự điệu nghệ (so sánh: như mũi tên tre - tự động lái được) ->tài hoa.
- Ngôn ngữ ngắn gọn, chắc -> ngợi ca mạnh mẽ.
=>. một con người dũng cảm
. nắm vững binh pháp dòng sông
. tài nghệ vượt thác điêu luyện -> nghệ thuật.
=> H/ả một con người hiên ngang trên dòng sông hung bạo => Vẻ đẹp của con người chinh phục tự nhiên trí dũng và tài hoa.
3. Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân:
- HS tự rút ra nhận xét về ngòi bút Nguyễn Tuân - tìm dẫn chứng cụ thể.
Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân chủ yếu xét trên các mặt:
- Ngôn ngữ
- Hình ảnh
- Trí tưởng tượng
- Tri thức vận dụng.
* Củng cố: - Vẽ đẹp hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng rất dữ dội, hung bạo của con sông Đà.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân.
* Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi trong SGK.
- Phân tích hình tượng con sông Đà.
File đính kèm:
- Tiet 53-54 Nguoi lai do song Da.doc