Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 55, 56 Đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân)

A.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức :

-Hiểu được tình cảm th thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dn Php v pht xít Nhật gy ra

-Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vo cuộc sống v tình yu thương đùm bọc lẫn nhau giữa những người lao động nghèo khổ ngay trn bờ vực của ci chết

-Hiểu được nghệ thuật:sng tạo tình huống,miu tả tm lí nhn vật,kể chuyện

2.Kĩ năng :Đọc hiểu tác phẩm văn xuôi

3.Thái độ :Thấy được tấm lòng nhân ái sẽ giúp mỗi con ngườivượt qua mọi sự bế tắc của cuộc đời .

B.Trọng tâm và Phương pháp:

I.Trọng tâm:

-Tình huống truyện,niềm khao khát hạnh phúc gia đình của Trng,niềm tin vo cuộc sống v tình thương của cụ Tứ

II.Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm(khi giảng từng phần chọn những đoạn đặc sắc để học sinh đọc diễn cảm)

C.Chuẩn bị:

1.Công việc chính:

@.Giáo viên: SGK,SGV,GA,Tài liệu,Công cụ :Phim tại liệu nạn đói 1945

@.Học sinh: Học bài cũ,Chuẩn bị bài mới(Tĩm tắt cốt truyện)

2.Nội dung tích hợp: “Tuyên ngôn Độc lập”,”Chí Phèo”,Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi,

D.Tiến trình:

1.On định ,sỉ số:

2.Bài cũ:

3.Bài mới: Cĩ một tc phẩm luôn ám ảnh tâm hôn người đọc nhiều thế hệ .

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5230 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 55, 56 Đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần ,Tiết 55-56, Ngày soạn:3.12.08,Ngày dạy:8.12.08 Gv: Trần Công Hân Đọc văn: Vợ nhặt (Kim Lân) A.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức : -Hiểu được tình cảm thê thảm của người nơng dân nước ta trong nạn đĩi khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra -Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa những người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết -Hiểu được nghệ thuật:sáng tạo tình huống,miêu tả tâm lí nhân vật,kể chuyện 2.Kĩ năng :Đọc hiểu tác phẩm văn xuơi 3.Thái độ :Thấy được tấm lòng nhân ái sẽ giúp mỗi con ngườivượt qua mọi sự bế tắc của cuộc đời . B.Trọng tâm và Phương pháp: I.Trọng tâm: -Tình huống truyện,niềm khao khát hạnh phúc gia đình của Tràng,niềm tin vào cuộc sống và tình thương của cụ Tứ II.Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm(khi giảng từng phần chọn những đoạn đặc sắc để học sinh đọc diễn cảm) C.Chuẩn bị: 1.Công việc chính: @.Giáo viên: SGK,SGV,GA,Tài liệu,Công cụ :Phim tại liệu nạn đĩi 1945 @.Học sinh: Học bài cũ,Chuẩn bị bài mới(Tĩm tắt cốt truyện) 2.Nội dung tích hợp: “Tuyên ngơn Độc lập”,”Chí Phèo”,Nghị luận về một tác phẩm văn xuơi, D.Tiến trình: 1.Oån định ,sỉ số: 2.Bài cũ: 3.Bài mới: Cĩ một tác phẩm luơn ám ảnh tâm hơn người đọc nhiều thế hệ….. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt * Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm. Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm * Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu tác phẩm. -GV gọi HS đọc tác phẩm(đoạn Tràng đưa vơ về) Bình luận nhan đề tác phẩm? Vì sao nói tình huống truyện độc đáo và cảm động? *Một người có vợ là bình thường nhưng Tràng có vợ làm cho những ai ngạc nhiên? Vì sao Tràng có vợ làm mọi người ngạc nhiên? Nêu yếu tố thứ 2 Tràng có vợ làm mọi người ngạc nhiên? Nêu yếu tố thứ 3 Tràng có vợ làm mọi người ngạc nhiên? - Tính độc đáo và ý nghĩa của tình huống truyện đối với sự thể hiện chủ đề của tác phẩm? * Tiết 2 : Tâm trạng của Tràng khi lấy được vợ? *Lúc biết người đàn bà theo về (Đọc đoạn văn này) *Lúc cùng người vợ nhặt trên đường về (Đọc đoạn văn này) *Lúc buổi sáng sau khi có vợ (Đọc đoạn văn này) @.Bình giảng tâm trạng nhân vật Tràng? Phân tích tâm trạng của bà cụ Tứ? *Lúc thấy người vợ nhặt ngồi trong nhà mình?(Đọc đoạn văn này) *Khi biết con mình có được vợ (Đọc đoạn văn này) *Lời nói với con dâu vợ nhặt? (Đọc đoạn văn này) *Trong bữa ăn? (đọc đoạn văn này) @.Bình giảng nhân vật bà cụ Tứ? Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt? HS phát hiện và bình luận các chi tiết nghệ thuật bên?! GV hướng dẫn!!! Nhận xét chung của em về nghệ thuật của tác phẩm? Nêu giá trị nội dung tác phẩm? HS thực hiện bài tập bên!! I.Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : -Tên: Nguyễn Văn Tài(1920) quê Bắc Ninh -Gắn bĩ sâu sắc với nơng thơn,người nơng dân “con đẻ của đồng ruộng” - Cây bút viết truyện ngắn tài năng :Đặc biệt là viết về đề tài nơng thơn và người nơng dân -Các tác phẩm tiêu biểu: tập truyện ngắn:“Nên vợ nên chồng”(1955), “Con chĩ xấu xí”(1962) 2.Tác phẩm : a.Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ : -Tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư “ được viết sau khi CMT8 thành cơng . -In trong tập “Con chó xấu xí”. b.Nội dung : -Giá trị hiện thực:thể hiện nạn đí 1945 -Giá trị nhân đạo:niềm khát khao hạnh phúc gia đình,niềm tin cuộc sống,tinh thương đùm bọc của người nông dân nghèo khổ II.Đọc hiểu văn bản: 1.Đọc 2.Tìm hiểu văn bản: a.Nhan đề tác phẩm -Không cưới vợ mà là “nhặt vợ” -Không phải vợ mà là “vợ nhặt” ànhan đề ấn tượng àCái giá của con người rẻ rúng đến vậyàtình cảnh thê thảm tủi nhụcàNạn đói và tội ác TD Pháp+phát xít Nhật b.Tình huống truyện :độc đáo và cảm động . *Người dân xóm ngụ cư,bà cụ Tứ mẹ Tràng và cả Tràng ngạc nhiên khi Tràng có được vợ -Người như Tràng mà lấy được vợ +Gia cảnh: ngụ cư,mẹ già yếu,cha mất,căn nhà rúm ró,làm nghề kéo xe bò thuê +Con người: xấu trai,thô kệch,lưng như lưng gấu,áo nâu cà tàng,lời nói thô “rích bố cu” “làm đếch gì”… -Tràng lấy vợ ngay trong lúc nạn đói khủng khiếp + “Người chết như ngả rạ…ba bốn cái thây đang nằm còng queo bên đường.Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” -Tràng có được vợ chỉ bằng một câu hò vu vơ: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò này-Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì” và bốn bát bánh đúc : “Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc” -Tràng ngạc nhiên: “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà,đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải ra thế.Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?” è Nạn đói khủng khiếp (đói đến nổi việc có vợ là lẽ thường của một con người trở thanh là điều bất bình thường ngạc nhiên) èNiềm khát khao hạnh phúc gia đình của người lao động nghèo(Có vợ ngay trong nạn đói đầy người chết) èTình huống truyện tác động làm rõ hành động và tâm trạng nhân vật các nhân vật c.Tâm trạng nhân vật Tràng-Nỗi khát khao hạnh phúc gia đình *Lúc biết người đàn bà theo về - “Mới đầu anh chàng cũng chợn,nghĩ:thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không,lại còn đèo bòng.Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái:-Chậc kệ!” *Lúc cùng người vợ nhặt trên đường về -“Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường.Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh…Trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề,tăm tối hàng ngày,quên cả cái đói khát ghê gớm…Trong lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên.Một cái gì mới mẻ lạ lắm,chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy,nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng..” *Lúc buổi sáng sau khi có vợ -“Tràng cảm thấy trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra…chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ,khác lạ…Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng…một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng…Bây giờ hắn thấy hắn mới nên người,hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân ,hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” èNghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật sâu sắc èMột người đàn ông nghèo,thô như Tràng mà có tâm trạng như vậyàKhát vọng hạnh phúc gia đình ,tình thươngàVẻ đẹp của nhân vật-Giá trị nhân đạo sâu sắc d.Tâm trạng của bà cụ Tứ-Tình thương và niềm tin cuộc sống : *Lúc thấy người vợ nhặt ngồi trong nhà mình -“Bà Lão đứng sững lại,bà lão càng ngạc nhiên hơn..Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?Sao lại chào mình bằng u? *Khi biết con mình có được vợ -“Bà lão cúi đầu nín lặng.Bà lão hiểu rồi.Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này.Còn mình thì…trong kẻ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt..biết rằng chúng có nuôi nổi sống qua được cơn đói khát này không. *Với con dâu vợ nhặt -“Ừ,thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau,u cũng mừng lòng…Ai giàu ba họ ai khó ba đời -“Bà Lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót…chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá..Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa,nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.. *Trong bữa ăn -“Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn.Bà lão nói toàn chuyện vui,toàn chuyện sung sướng sau này:Tràng ạ.Khi nào có tiền mua lấy đôi gà…Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem” èHình tượng bà cụ Tứ:vẻ đẹp của tình thương con,lòng vị tha,niềm tin cuộc sống.Vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nghèo khổ Việt Nam e.Nhân vật người vợ nhặt -Không tên -Hình dáng:gầy sọp,ngực lép kẹp,khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt -Hành động,diễn biến tính cách +ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc..theo Tràng làm vợ nhặt +Quét sân(buổi sáng khine6n vợ nên chồng) àgià trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm f.Chi tiết nghệ thuật *Chi tiết dân xóm ngụ cư khi Tràng có vợ:”Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên.Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát và tăm tối của họ” *Chi tiết đêm tân hôn của Tràng: “có tiếng hờ khóc vẳng đến từ phía những nhà có người chết đói” *Chi tiết nồi chè cám mừng ngày cưới của Tràng *Chi tiết lá cờ đỏ xuất hiện trong đầu óc Tràng ở phần kết tác phẩm III.Tổng kết-Luyện tập 1.Tổng kết a.Nghệ thuật : + sáng tạo tình huống độc đáo. +thể hiện tâm lí nhân vật sâu sắc. +kể chuyện hấp dẫn,đối thoại sinh động,ngôn ngữ giản dị dể hiểu,sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật -Dựng cảnh sinh động có nhiều chi tiết đặc sắc b.Nội dung :SGK 2.Luyện tập a.Đoạn văn nào,chi tiết nào của tác phẩm gây xúc động và để lại ấn tượng cho anh chị?Vì sao? b.Phân tích ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm 4.Củng cố : Nêu những biểu hiện của giá trị nhân đạo của tác phẩm 5.Dặn dò -Chú ý đọc kĩ hơn phần tri thức đọc hiểu và các luận cứ -Thực hiện lập dàn ý bài tập “Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi”(SGK trang 35,36) D.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docvo nhatmoi.doc