Giáo án ngữ văn 12 - Tiết: 56, 57 Cách làm bài phân tích tác phẩm văn học

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS:- Nắm vững phương pháp phân tích một tác phẩm văn học.- Nắm vững các thao tác làm bài từ định hướng đến lập ý, đến phân tích chi tiết hoặc đặc điểm.- Biết cách từ việc phân tích rút ra nhận định, đánh giá tổng quát.B. PHƯƠNG PHÁP:- Đọc - hiểu - nắm bắt được ý cơ bản.- Từ khái niệm biết vận dụng.- Thực hành có hiệu quả.C. KẾ HOẠCH BÀI DẠY: * Bài cũ: Em hãy nêu cách chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận?* Bài mới: I. Một số phương pháp phân tích tác phẩm văn học:1. Ôn lại khái niệm phân tích văn học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tiết: 56, 57 Cách làm bài phân tích tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm văn Ngày soạn: Tiết: 56,57 Cách làm bài phân tích tác phẩm văn học A. Mục đích yêu cầu: Giúp HS: - Nắm vững phương pháp phân tích một tác phẩm văn học. - Nắm vững các thao tác làm bài từ định hướng đến lập ý, đến phân tích chi tiết hoặc đặc điểm. - Biết cách từ việc phân tích rút ra nhận định, đánh giá tổng quát. B. phương pháp: - Đọc - hiểu - nắm bắt được ý cơ bản. - Từ khái niệm biết vận dụng. - Thực hành có hiệu quả. c. Kế hoạch bài dạy: * Bài cũ: Em hãy nêu cách chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận? * Bài mới: I. Một số phương pháp phân tích tác phẩm văn học: 1. Ôn lại khái niệm phân tích văn học: - Phân tích đề bài đã cho. Từ đó rút ra khái niệm thế nào là phân tích văn học? * Đề bài: Phân tích tinh thần hiện đại thể hiện trong bài thơ "Giải đi sớm" của Hồ Chí Minh. * Khái niệm: - Phân tích văn học là kiểu bài nghị luận đem một hiện tượng văn học chia nhỏ ra để xem xét từng phần rồi đem tổng hợp lại trong một kết luận chung. - Có các dạng: phân tích tác phẩm, tác giả, một vấn đề văn học sử hoặc lý luận văn học. 2. Một số phương pháp phân tích văn học: - Nêu các phương pháp phân tích văn học? - Cho ví dụ cụ thể? - Thế nào là cấu trúc của chính nó? Ví dụ? - Phân tích đối tượng theo quá trình phát triển: + Phân tích nhân vật: các giai đoạn, chuyển biến trong cuộc đời nhân vật. VD: Chí Phèo: lương thiện -> tù -> quỷ dữ... + Phong cách nhà văn: các giai đoạn sáng tác. VD: Nguyễn Tuân: Trước CM - Sau CM. - Phân tích đối tượng theo mối quan hệ của nó đối với môi trường, hoàn cảnh xung quanh: tìm ra mối quan hệ tương đồng hay tương phản. VD: . Nhân vật Huấn Cao: tương phản với môi trường, với hiện thực xã hội. . TP: mối quan hệ với hoàn cảnh XH và xu hướng sáng tác ( độc đáo của tác phẩm. - Phân tích đối tượng theo cấu trúc của chính nó: + TP: tương quan nội dung - hình thức. + Nhân vật: ngoại hình - tính cách. - Phân tích đối tượng theo mối quan hệ tương đồng hay tương phản với các đối tượng cùng loại. Phân tích có đối chiếu. II. Cách làm bài phân tích tác phẩm văn học: 1. Định hướng và lập ý: Tìm dẫn chứng cho các đề bài sau: 1. Phân tích bài thơ "Mộ". 2. Phân tích nhân vật Đào trong "Mùa lạc". 3. Phân tích tinh thần hiện đại trong "Tảo giải". - Hãy cụ thể hoá chủ đề phân tích ở các dẫn chứng trên? - HS tự tìm hiểu trong SGK. a. Cụ thể hoá chủ đề phân tích ở đề bài: Tuỳ từng đề bài mà cụ thể hoá chủ đề phân tích: - Phân tích tác phẩm: chia ra các biểu hiện nội dung và nghệ thuật. Đề 1: - 2 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối. - 2 câu cuối: H/ả con người xóm núi. - Phân tích nhân vật: chia ra các mặt nội tâm và ngoại hình, tính cách và số phận... Đề 2: Nhân vật Đào: . ngoại hình . số phận . tính cách -> cuộc đời mới. - Phân tích tác phẩm theo một định hướng cụ thể: chia vấn đề thành từng đặc điểm hoặc biểu hiện. Đề 3: Tinh thần hiện đại: - H/ả chiến sỹ đối mặt với thử thách. - Tâm hồn thi nhân. - Cái nhìn tươi sáng. b. Phân tích sơ bộ theo định hướng: VD: SGK. 2. Chọn chi tiết để phân tích: - ý nghĩa của việc chọn chi tiết trong phân tích tác phẩm? Cho ví dụ? - Chi tiết có khả năng thuyết minh, biểu hiện cái toàn thể -> chọn chi tiết có sức biểu đạt cao. - Yêu cầu: chọn chi tiết tiêu biểu, nói lên tư tưởng quan trọng của nhà văn, phù hợp với chủ đề phân tích. Ví dụ ở đề 3: chọn chi tiết: . Người đi cất bước... gió hàn . Phương Đông màu trắng... . Thi hứng thêm nồng. 3. Phân tích chi tiết: - Nêu các phương pháp phân tích chi tiết? - Khai thác chức năng biểu hiện của các chi tiết trong văn bản. - Dùng biện pháp đối chiếu, so sánh, suy luận từ bên ngoài đề phát hiện giá trị: + Có thể nêu câu hỏi để tìm câu trả lời. + Có thể miêu tả ấn tượng của mình về tác phẩm. + Có thể tìm cái tương đồng cùng loại để so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt, độc đáo. + Có thể trừu tượng hoá một khía cạnh của hình thức nghệ thuật để tìm hiểu giá trị của nó. 4. Tổng kết, nhận định, đánh giá: - Cần tổng kết, nhận định, đánh giá như thế nào? - Đánh giá về tính độc đáo của tác phẩm, giá trị nhận thức, giá trị nghệ thuật... III. Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm BT 2 (SGK). BT 2: Những chi tiết được chú ý phân tích: - Hình dáng của Tràng và ngụ dân xóm ngụ cư trong nạn đói. - Sự kiện Tràng lấy vợ giữa nạn đói. - Cảnh về làng của 2 vợ chồng. - Thái độ của người dân đối với sự kiện này... * Củng cố: - Nắm vững phương pháp phân tích một tác phẩm văn học. - Nắm vững các thao tác làm bài phân tích tác phẩm văn học. - Từ việc phân tích rút ra nhận định, đánh giá tổng quát. * Dặn dò: - Làm bài tập trong SGK. - Chuẩn bị GV: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).

File đính kèm:

  • docTiet 56-57 Cach lam bai pt tp van hoc.doc
Giáo án liên quan