Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 56: đọc văn Vợ chồng A phủ - Tô Hoài

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Thấy được cuộc sống cực nhục, tăm tối và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

- Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

2.Kĩ năng:

- Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3.Thái độ:

- Thông qua tác phẩm học sinh có thái độ đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, phim minh hoạ( Mị trong đêm tình mùa xuân, Mị cởi trói cho A Phủ), bài giảng điện tử, máy chiếu, loa.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: ( Không)

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 56: đọc văn Vợ chồng A phủ - Tô Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2011 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… Tiết 56: Đọc văn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Thấy được cuộc sống cực nhục, tăm tối và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. - Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. 2.Kĩ năng: - Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3.Thái độ: - Thông qua tác phẩm học sinh có thái độ đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, phim minh hoạ( Mị trong đêm tình mùa xuân, Mị cởi trói cho A Phủ), bài giảng điện tử, máy chiếu, loa. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: ( Không) 2. Bài mới: Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: Tiểu dẫn( 5 phút) - GV: Em hãy khái quát đôi nét cơ bản về cuộc đời của tác giả Tô Hoài ? - GV trình chiếu tranh chân dung nhà văn Tô Hoài. - GV: Thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài? - GV: Nêu một vài tác phẩm tiêu biểu ? Nội dung chính ? * Giáo viên nêu nội dung một số tác phẩm tiêu biểu giúp học sinh hiểu rõ về tác phẩm . - GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm - GV: "Vợ chồng Aphủ" đề cập đến vấn đề gì ? - GV : Nghệ thuật chính sử dụng trong tác phẩm này ? * HĐ2: Đọc, tóm tắt tác phẩm( 10 phút) - GV gọi HS tóm tắt nội dung cốt truyện - GV:Mị được miêu tả như thế nào trong phần mở đầu của tác phẩm? - GV: Em có nhận xét gì về cách giới thiệu đó? * HĐ3: 30 phút - GV: Mị xuất thân trong hoàn cảnh gia đình như thế nào? - GV: Mị vốn là cô gái như thế nào? - GV: Tại sao Mị lại trở thành con dâu nhà thống lí Pá Tra? - GV: Khi trở thành dâu gạt nợ Mị phải sống cuộc đời như thế nào? Cô bị người nhà thống lí đối xử như thế nào? - GV: Không gian sống của Mị ở nhà Pá Tra? - GV: Mị có được sống đúng nghĩa là người co dâu trong nhà hay không? - GV: Dần Mị đã trở nên như thế nào? - GV cho HS thảo luận nhanh trong 3 phút. + Nhiệm vụ: Vì sao Mị lại phải cam chịu kiếp sống nô lệ? - Các nhóm nhận nhiệm vụ làm việc, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét chuẩn hoá kiến thức. - GV: Thái độ của Mị khi mới về làm dâu nhà Thống Lí PáTra? - GV cho HS xem phim( Mị trong đêm tình mùa xuân). - GV: Qua việc quan sát đoạn phim và văn bản trang 7- 8 SGK. Hãy cho biết trong đêm tình mùa xuân Mị đã làm gì? Tâm trạng của Mị? - GV: Những hành động của Mị nói lên điều gì? - GV: Khi bị A Sử trói vào cột Mị có phản ứng gì ? - GV: Điều đó thể hiện khát vọng gì? I. Đọc hiểu phần tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. 10/8/1920 ở nghĩa Đô- Cầu Giấy- Hà Nội. - 1943 tham gia hội văn hóa cứu quốc, chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực báo chí . - Đến với văn chương được người đọc chú ý đặc biệt là tác phẩm" Dế mèn phiêu lưu ký" - Có những thành tựu quan trọng trong sáng tác được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996) . - Một số tác phẩm chính: SGK 2. Tác phẩm" Vợ chồng Aphủ". - “ Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in trong tập truyện “ Truyện Tây Bắc”, được giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. - - Tác phẩm gồm 2 phần, đoạn trích trong SGK là phần một. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc và tóm tắt cốt truyện : 2. Tìm hiểu chi tiết 2.1. Nhân vật Mị: a. Cách giới thiệu: - Ngồi bên tảng đã, cạnh tàu ngựa quay sợi. - Thái cỏ, dệt vải, chẻ củi, đi cõng nước… -> cúi mặt, mặt buồn rười rượi - Hình ảnh Mị >< khung cảnh tấp nập, giàu có nhà thống lí. =>Cách giới thiệu hấp dẫn, gây sự chú ý cho người đọc -> Gợi ra một số phận éo le đau khổ ." Cúi mặt, buồn rười rượi, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa ". b. Mị trước khi bị bắt về làm dâu gạt nợ: - Con gái 1 gia đình lao động nghèo. - Mị xinh đẹp, nết na, hiếu thảo với cha. - Có tài thổi sáo và thổi kèn lá. - Rất yêu đời và ham sống. -> Mị là niềm mơ ước của nhiều chàng trai, cô đã từng có người yêu và sống rất hạnh phúc-> Mị đáng được hưởng như vậy. c. Khi Mị về làm dâu gạt nợ. - Vì món nợ “ truyền kiếp”, Mị bị bắt về làm “ con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra. + Sống kiếp con vật: làm việc quần quật suốt ngày đêm không có lúc nào nghỉ ngơi “ con trâu, con ngựa…”-> bị bóc lột sức lao động. + Bị đánh đập, hành hạ dã man, bị trói đứng vào cột… + Không gian sống: chật hẹp, tù túng, căn phòng Mị ở “ chỉ có một lỗ vuông…” -> Cuộc sống không có tự do, mị trở nên vô cảm, vô hồn: “ Lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. => Mất hết ý niệm về thời gian, cuộc sống không có dĩ vãng, không có hiện thực, không có tương lai. Mị sống mà như chết( không còn nghĩ đến cái chết). - Mị cam chịu kiếp sống trâu ngựa vì 3 nguyên nhân. + Sức mạnh của cường quyền( cha con thống lí độc ác có quyền thế, tiền của). + Sức mạnh của thần quyền, hủ tục phong kiến( bắt về cúng trình ma). + Sống mãi trong cái khổ Mị đã quen-> không hề có ý thức phản kháng. d. Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. - Khi mới bị bắt về làm dâu: đêm nào cũng khóc, có ý định tự tử-> vì thương cha nên không đành lòng chết. - Đêm tình mùa xuân: lén uống rượu nghe tiếng sáo gọibạn -> Mị thấy trong lòng phơi phới trở lại( hồi ức quá khứ trở về) + Mị vui sướng “ Mị vẫn còn trẻ lắm, đẹp lắm”-> Mị muốn đi chơi. + Khát vọng sống trỗi dậy mãnh liệt Mị chuẩn bị đi chơi “ thắp đèn, quấn tóc…” + Khi bị A sử trói đứng vào cột, Mị “ như không biết mình đang bị trói” -> vẫn thả hồn theo tiếng sáo, vùng bước đi-> nhận ra hiện thực nghiệt ngã, muốn chết-> khát vọng sống mãnh liệt. =>Diễn biến tâm lí nv Mị, 1 tâm hồn thiết tha khao khát được sống, được yêu cháy bỏng trong tiềm thức. 3. Củng cố : - Nhận xét về tính cách và số phận của nhân vật Mị? 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài cũ, yêu cầu tóm tắt được tác phẩm . - Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”. - Soạn tiết 2 ( Tìm hiểu, phân tích nhân vật A Phủ).

File đính kèm:

  • docTiet 56- Vo chong A phu.doc