A. Phần chuẩn bị:
I. Yêu cầu bài dạy:
1. Giúp HS:
- Hiểu t.chất sử thi của truyện qua cốt truyện, h.thống n.vật, hình
tượng ngôn ngữ.
- Làm nổi rõ nh.vật trung tâm: Tnú.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hùnh tráng của hình tượng “Rừng xà nu
- P.cách NT của NTT về h.ảnh, nh.vật, cốt truyện.
- RLKN phân tích TPVH ( Văn xuôi).
2. GD lòng yêu nước, tự hào DT.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, PTBGTP12, soạn giáo án.
- HS : SGK, soạn theo hướng dẫn của GV, SGK.
B. Phần trên lớp:
* Ổn định tổ chức lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(5)
1. Câu hỏi :
Em hãy nêu bố cục tp “Rừng xà nu” ?
2. Đáp án :
Gồm 2 phần :
- Phần đau thương .
- Phần quật khởi .
II. Dạy bài mới :
* Lời vào bài :(1) Để giúp các em thấy và hiểu rõ hơn những giá trị nd, ngth của tp. Ta vào bài
II. PHÂN TÍCH:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5517 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tiết 58 - Giảng văn Rừng xà nu, tác giả Nguyễn Trung Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 58 - Giảng văn
rừng xà nu
Nguyễn Trung Thành
A. Phần chuẩn bị:
I. Yêu cầu bài dạy:
1. Giúp HS:
- Hiểu t.chất sử thi của truyện qua cốt truyện, h.thống n.vật, hình
tượng ngôn ngữ...
- Làm nổi rõ nh.vật trung tâm: Tnú.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hùnh tráng của hình tượng “Rừng xà nu’’
- P.cách NT của NTT về h.ảnh, nh.vật, cốt truyện.
- RLKN phân tích TPVH ( Văn xuôi).
2. GD lòng yêu nước, tự hào DT.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, PTBGTP12, soạn giáo án.
- HS : SGK, soạn theo hướng dẫn của GV, SGK.
B. Phần trên lớp:
* ổn định tổ chức lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:(5’)
1. Câu hỏi :
Em hãy nêu bố cục tp “Rừng xà nu” ?
2. Đáp án :
Gồm 2 phần :
- Phần đau thương .
- Phần quật khởi .
II. Dạy bài mới :
* Lời vào bài :(1’) Để giúp các em thấy và hiểu rõ hơn những giá trị nd, ngth của tp. Ta vào bài…
II. Phân tích:
? E cho biết hướng khai thác tr.ngắn?
? Hình tượng Xà nu được giới thiệu, miêu tả NTN?
? RXN xuất hiện NTN trong truyện?
? E hãy c/m điều đó?
? ý nghĩa của nó?
? Phần đầu truyện , xà nu được miêu tả NTN?
? Theo là vì lẽ gì?
? Trong rừng cây xà nu ấy, em đặc biệt ấn tượng về cây xà nu NTN?
? GV đọc đ.văn’’ ưỡn tấm ngực..’’ em có nhận xét gì về h.động ấy của cây xà nu?
Khai thác theo 3 hình tượng nhân vật.
1. Hình tượng “Xà nu’’:(19’)
- Ngay đầu TP ng đọc đã bị cuốn hút vào cảnh rừng xà nu.
Cảm hứng chủ đạo của nhà văn khi viết ‘’RXN’’ nghiêng hẳn về con ng và làng Xô man nhỏ bé kiên cường-> H.tượng xà nu chính là 1 sáng tạo NT độc đáo của nh.văn.
- N.văn tập trung miêu tả về cây xà nu ở phần đầu, cuối TP, song thực ra xuyên suốt thiên truyện, nh.văn chưa bao giờ gián đoạn mạch kể về xà nu.
-> Cây xà nu có mặt tham dự vào tất cả những sinh hoạt, tâm tình, buồn vui của con ng T.Nguyên, làng Xô man:
. Có mặt trong ngọn lửa của mọi nhà, ở nhà Ưng
. Đuốc xà nu soi cho dân làng làm vũ khí chuẩn bị k/c.
. Khói xà nu xông làm bảng cho Mai và Tnú học chữ
. Lửa xà nu đốt cháy 10 đầu ngón tay của Tnú thì cũng chính nó đã soi rõ mặt 10 tên lính bị dân làng giết chết.
. Xà nu cũng chứng kiến toàn bộ cuộc nổi dậy của dân làng.
->Nó trở thành biểu tượng của làng Xô man. Cả c.đời đầy đau thương mà anh dũng của Tnú và dân làng Xô man đều được kể trên hình tượng cây xà nu
* Phần đầu truyện: miêu tả cụ thể, chi tiết
. Nằm ngay đầu làng...
. Cũng chính vì thế mà nó giống dân làng Xô man, phải đối diện với những thử thách ác liệt
- Đau thương song RXN vẫn rất kiên cường, hào hùng. Trong tầm đại bác oanh tạc, nó vẫn cứ sinh sôi nảy nở “trong rừng...’’
-> Chúng khỏe bởi ham ánh sáng mặt trời (ít có loại cây...)
->Thêm nữa sức sống mãnh liệt của cây xà nu là do chất đất của đất Xô man.
- Những cây xà nu con: màu xanh rờn hình nhọn mũi tên...; Đạn đại bác không thể giết nổi chúng, cây này gục, cây khác lập tức vươn lên thay thế.”
(Sự sống của cây xà nu kế tiếp nhau cũng giống như nhiều thế hệ c.đời của dân làng Xô man này.)
-> Hành động hào hiệp, phóng khoáng do xác định được vị trí đứng đầu bão táp của mình.
GV: M.tả sức sống mãnh liệt của cây xà nu, nh.văn như muốn nói với chúng ta rằng: Sự sống vẫn mạnh hơn cái chết; sự sống vẫn luôn luôn bất diệt ngay trong sự huỷ diệt.Rừng xà nu đau thương mà anh hùng là biểu tượng của người Strá đau khổ mà bất khuất kiên cường luôn kiêu hãnh hướng về phía trước, bền bỉ đấu tranh vì ĐLTD
? Em cho biết để tả về hình tượng xà nu ở phần đầu truyện ,nhà văn đã vận dụng những thủ pháp nghệ thuật nào?
-> Đoạn văn gây ấn tượng sâu sắc về hình tượng cây xà nu bởi hàng loạt động từ, trạng từ mà nhà văn dùng để miêu tả về sức sống mãnh liệt của loài cây đó: ào ào, ứa ,tràn trề, ngào ngạt ...Đặc biệt là sự vận dụng tài tình kĩ thuật điện ảnh làm cho cảnh rừng xà nu hiện lên ‘động’ và ‘nét’ hơn. ống kính nhà văn khi thì lùi ra xa ghi lấy toàn cảnh rừng xà nu bạt ngàn, khi lại rà xét, soi kĩ dáng vươn lên kiêu dũng của những cây xà nu con ‘ngọn xanh rờn..’, có lúc nhà văn lại chếch ống kính trước mắt ta màn ảnh như chao đảo, một cảnh tượng tuyệt vời nên thơ , tráng lệ hiện ra ‘ánh sáng...’
Không chỉ ở ĐV đầu, đến cuối thiên truyện, xà nu cũng được tác giả TP khắc hoạ
? Đọc thầm ĐV cuối và cho biết cây xà nu được miêu tả NTN, có giống như cách miêu tả ở ĐV đầu không?
? Theo em,dụng ý của nhà văn khi miêu tả như thế là gì?
*ở cuối thiên truyện:
Xà nu được NV miêu tả nhưng không bằng cách tỉ mỉ, chi tiết mà bằng cách láy lại hình tượng này trong những câu văn ngắn gọn, cô đúc ‘trận đại bác đêm qua..’, đặc biệt hình ảnh ‘những rừng xà nu...’, câu văn đầy sức gợi cảm.
-. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn láy lại nó, bởi nó là hình ảnh đẹp đẽ, hùng tráng nhất giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, rạng ngời vẻ đẹp kiêu dũng, che chở cho con người.
Ta có cảm giác :- Cánh tay của rừng xà nu đang vươn dài, dang rộng ôm lấy làng xô man vào lồng ngực lớn, yêu thương, bảo vệ, che chở
- Khuất lấp sau khu rừng đại ngàn hoang sơ ấy là lời thách thức với kẻ thù ‘chừng nào ta còn tồn tại thì các ngươi đừng hòng xâm nhập và phá tan cuộc sống bình yên nơi đây’
? Vậy xà nu trong những câu văn cuối truyện này có thêm những phong cách mới nào?
- Mang thêm những phong cách mới mẻ: Nó là xà nu đã hứng chịu, đã trải qua trọn vẹn nỗi đau của cả nó và dân làng xô man. Song nó cũng gợi nhiều sức vươn lên mãnh liệt nhất, quật khởi nhất “vô số những cây non...’’
GV:RXN nó là chứng nhân cho cuộc nổi dậy của cụ Mết, Tnú, Dít và dân làng xô man này “đứng trên rừng cây xà nu ...”. Nó chứa đựng cả niềm tin chiến thắng .Thật là đẹp và cũng thật kì vĩ. Ta có cảm giác như đang choáng ngợp trong cái không khí sử thi, gan góc, dũng cảm, kiên cường của cả một rừng xà nu đau thương mà anh dũng. Nó như một dàn nhạc tấu lên bản trường ca của một TN bất khuất, kiên cường .
*Tóm lại: Hình ảnh rừng xà nu với mức sinh tồn mạnh mẽ giống như một thứ động mạch chảy miết bên trong cơ thể NT đã được sáng tạo dưới ngòi bút của NTT, tráng lệ ,mang đậm cảm hứng bi tráng .
2.Hình tượng làng Xô man : (15’)
?Làng Xô Man được nhà văn giới thiệu NTN?
?Nhà giới thiệu ,kể về những người dân làng xô man theo thủ pháp NT
?Hãy giới thiệu từng nhân vật
?ấn tượng của em về nhân vật Dít là ở điểm nào ?
? Nhân vật này được tác giả giới thiệu NTN?
(Ông kể chuyện cuộc đời Tnú là một cách viết trang sử sống của đồng bào mình và luôn nhắc nhở con cháu truyền nhau những trang sử đó )
- ‘Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc...và trở gà gáy’.Cả cái làng xô man nhỏ bé ấy cũng là đối tượng oanh tạc của kẻ thù . Bởi thế mà con người nơi đây đã phải nếm trải nhiều mất mát ,đau thương ,cũng giống như rừng xà nu mà hầu hết cây nào cũng bị thương vậy
- Những người con của làng xô man được kể sóng đôi với hình tượng xà nu ,họ chính là những cây xà nu đau thương nhưng anh dùng ,kiên cường ,bất khuất
+ Thằng bé Heng ,nó giống như 1 cây xà nu con ,
nhanh nhẹn ,hiểu biết ,lòng đầy tự tin
+ Là Dít ,cây xà nu con mà đạn ĐB không giết
nổi trưởng thành thay thế chỗ của người người
cán bộ ,của Tnú để lãnh đạo địa phương mình
(là bí thư chi bộ ,là chính trị viên xã đội)
- ở đôi mắt mở to,bình thản ,trong suốt, tính tình cương nghị, đúng với cương vị người chỉ huy ,người cán bộ ở địa phương (d/c)
+ Đó là cụ Mết ,cây xà nu lớn, tiêu biểu cho sức
sống và phẩm chất của người làng.
-> Được miêu tả khá kĩ :
+ Ngoại hình: Quắc thước, râu tới ngực đen bóng,
mắt sắc, Ngực căng như một cây xà nu, 60tuổi
mà giọng nói vẫn dội vang
+ Tính cách: Là người mạnh mẽ, giàu tình cảm,
ông yêu thương trân trọng Tnú, ông là người
chỉ huy có uy tín của dân làng, cũng là người
đặc biệt có ý thức giữ gìn sự tiếp nối tinh thần
bất khuất của dân tộc
-> Cụ Mết còn là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc với kinh nghiệm xương máu; “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”
GV;Qua cụ Mết ,qua những lời của cụ với dân làng đêm Tnú về thăm nhà ,chúng ta hiểu nhiều hơn về tình yêu thương ,về những đức tính truyền thống và tinh thần kỉ luật của dân làng XM.
? Ngoài ra ,làng XM còn đón nhận a/s của Đảng để gây dựng phong trào đấu tranh ,quật khởi NTN?
Người được người dân strá yêu quí là ai?
-> Họ đón nhận a/s của Đảng một cách tự giác ...
- Đấy là anh Quyết ,anh đã gieo mầm cho người strá , cho làng XM để thế hệ này đến thế hệ kia mà chiến đấu cho ĐLTD của quê hương ,đất nước mình
*Tóm lại: Hình tượng làng XM thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một sức sống kiên cường ,hào hùng, đậm tình sử thi
( Giờ sau tìm hiểu tiếp )
*Củng cố : (3’)
? Tại sao nói hình tượng cây xà nu có nhiều ý nghĩa ?
Đáp : Vì cây xà nu là : - Loại cây đặc trưng của T.Nguyên.
- Biểu tượng cho buôn làng , con người ở T.Nguyên.
III. Hướng dẫn hs hoc ở nhà.(2’)
1.Bài cũ :
- Nắm nd bài học.
- Kết hợp đọc SGK.
2. Bài mới :
- Soạn tiếp bài này.
File đính kèm:
- Tiet 58 Rung xa nu.doc