Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 59: Nhân vật giao tiếp

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội , quan hệ thân sơ của họ đối với nhau , cùng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp .

Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK- SGV

- Thiết kế bài học

C. Cách thức tiến hành.

- Tiến hành bài học theo phương pháp quy nạp , trao đổi thảo luận .

D. Tiến trình giờ học

1. ổn định tổ chức lớp- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ.

- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 59: Nhân vật giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 59- PPCT Nhân Vật Giao Tiếp Ngày soạn:18/12/2008 Thực hiện: 19/12/2008 A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội , quan hệ thân sơ của họ đối với nhau , cùng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp . Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định. B. Phương tiện thực hiện - SGK- SGV - Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành. - Tiến hành bài học theo phương pháp quy nạp , trao đổi thảo luận . D. Tiến trình giờ học 1. ổn định tổ chức lớp- Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới. HĐ1: Khởi động Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ2: GV Kiểm tra lại kiến thức lí thuyết ( lớp 11) -GV: Hoạt động giao tiếp bao gồm những quá trình gì ? - Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? Nhân tố nào là quan trọng nhất? -HS trả lời. GV nhận xét – chốt lại HĐ3: GV- hướng dẫn HS thực hành bài tập –sau đó rút ra định nghĩa. GV: Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận làm bài tập theo câu hỏi hướng dẫn SGK - Các nhóm cử đại diện trả lời . GV: nhận xét , khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh những ý kiến sai. GV: Nhấn mạnh : cô gái đã nhanh chóng chuyển từ sự giao tiếp với các bạn sang giao tiếp với chàng trai . điều đó cho thấy họ cùng lứa tuổi….tuy khác nhau về giới tính . GV: Yêu cầu HS đoạc đoạn trích và trả lời câu hỏi SGK - GV Hướng dẫn , gợi ý và tổ chức. -HS thảo luận và phát biểu tự do. - GV nhận xét , khẳng định những ý kiến đúng và điều chỉnh ý kiến sai . HĐ4: kết luận -Gvhỏi: Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên , em rút ra nhận xét gì về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp? -GV: gọi 1,2 học sinh trả lời. - GV: nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản. HĐ5: củng cố và dặn dò. - củng cố: nhân vật giao tiếp và hoạt động giao tiếp - Dặn dò: học bài và soạn bài tiết sau. ( chuẩn bị tốt các bài tập) I. Lý thuyết 1. Hoạt động giao tiếp bao gồm quá trình tạo lập văn bản ( nói, viết ) và quá trình lĩnh hội văn bản ( nghe, đọc ) 2. Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố : nhân vật giao tiếp ; bối cảnh rộng ( bối cảnh văn hoá) , bối cảnh hẹp ( bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh , trong đó nhân vật giao tiếp là quan trọng nhất. II. Ngữ liệu 1. Phân tích ngữ liệu 1 –SGK trang 18. a. Các nhân vật giao tiếp là: hắn ( Tràng) và thị ( một trong số các cô gái cùng lứa). - Họ là những người trẻ tuổi , cùng lứa , cùng tầng lớp xã hội ( những người lao động nghèo khó) –Khác nhau về giới tính( nam/ nữ) b. Các nhân vật giao tiếp thường xuyên chuyển đổi vai nói và vai nghe, nghĩa là có sự luân phiên lượt lời. - Lượt lời đầu tiên của nhân vật thị có hai phần: + phần đầu là nói với các bạn gái ( Có khối cơm …giò đấy) + phần sau nói với hắn ( Này, nhà….đấy) c. Các nhân vật giao tiếp trên đều ngang hàng, bình đẳng về lứa tuổi, về tầng lớp XH, về vị thế XH. - Vì sự giao tiếp diễn ra rất thoải mái, tự nhiên : nhiều câu nói trống không , cách xưng hô rất thân mật… ( đằng ấy , nhà tôi ) d. Lúc đầu quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là xa lạ , không quen biết, nhưng họ đã nhanh chóng thiết lập được quan hệ thân mật , gần gũi, do cùng lứa tuổi , cùng tầng lớp xã hội . e. Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ ……như trên đã chi phối lời nói ( nội dung và cách nói) của các nhân vật . + Họ cười đùa nhưng đều nói chuyện làm ăn , về công việc và miếng cơm manh áo + Họ nói năng luôn có sự phối hợp với cử chỉ, điệu bộ ( cười như nắc nẻ , đẩy vai nhau, cong cớn , ton ton chạy, liếc mắt, cười tít….) + Lời nói mang tính chất khẩu ngữ ( này, đấy, có khối , nhà tôi ơi, đằng ấy nhỉ, …..) + Nhiều kết cấu khẩu ngữ( có… thì, đã… thì,…) , ít dùng từ xưng hô , thường nói trống không,… 2. Phân tích ngữ liệu 2- SGK trang 19, 20 a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, mấy bà vợ Bá Kiến , dân làng và Chí Phèo. -Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp quay sang nói với Chí Phèo . Còn lại, khi nói với mấy bà vợ , với dân làng , với Lí Cường , Bá Kiến nói cho nhiều ngưòi nghe ( trong đó có cả Chí Phèo). b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe: + Với mấy bà vợ – Bá Kiến là chồng ( chủ gia đình) nên “ quát. + Với dân làng- Bá Kiến là “ cụ lớn”, thuộc tầng lớp trên , lời nói có vẻ quan trọng ( các ông , các bà) nhưng thực chất là đuổi ( về đi thôi chứ ! Có gì mà xúm lại thế này? ) + Với Chí Phèo – Bá Kiến vừa là ông chủ cũ , vừa là kẻ đẩy Chi Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến “ ăn vạ”. Bá kiến vừa thăm dò , vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao , coi trọng. + Với Lí Cường – Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất để xoa dịu Chí Phèo. c. Đối với Chí Phèo , Bá Kiến thực hiện nhiều chiến lược giao tiếp : + Đuổi mọi người về để cô lập Chí Phèo . + Dùng lời ngọt nhạt để vuốt ve, mơn trớn Chí. + Nâng vị thế Chí Phèo lên ngang hàng với mình để xoa dịu Chí . d. Với chiến lược giao tiếp như trên , Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp . Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến. Đến như Chí Phèo , hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục. III- Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp. 1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói họăc người nghe. Dạng nói , các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luôn phiên lượt lời với nhau . Vai người nghe có thể gồm nhiều người , có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói . 2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt ( tuổi, giới , nghề, vốn sống văn hoá, môi trường xã hội) , chi phối lời nói ( nội dung và hình thức ngôn ngữ) 3. Trong giao tiếp , các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả. Tiết: 60 - PPCT Nhân Vật Giao Tiếp Ngày soạn:18/12/2008 Thực hiện: 22 /12/2008 A. Mục tiêu bài học * Giúp HS: - Nắm chắc khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về vị thế xã hội , quan hệ thân sơ của họ đối với nhau , cùng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp . -Nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân và có thể xác định được chiến lược giao tiếp trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định. - Rèn luyện kỹ năng phân tích các mối quan hệ của các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp. B. Phương tiện thực hiện - SGK- SGV -Thiết kế bài học C. Cách thức tiến hành. - Tiến hành bài học theo phương pháp quy nạp , trao đổi - thảo luận ,Làm các bài tạp thực hành. D. Tiến trình giờ học 1. ổn định tổ chức lớp- Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. -Đọc thuộc phần ghi nhớ rút ra nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp? - Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới. HĐ1: Khởi động Hoạt động của giáo viên và học Yêu cầu cần đạt HĐ 2: Hướng dẫn học sinh thực hành làm bài tập. -GV: Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm nhỏ trao đổi, thảo luận làm bài tập theo yêu cầu của bài tập SGK? - Giáo viên gọi đại diện một , hai nhóm trả lời. -Các nhóm khác bổ sung. - GV: Nhận xét, nhấn mạnh những điểm cơ bản. GV: Gọi HS đọc đoạn trích . - GV gợi dẫn , học sinh làm bài tập . - HS thảo luận, trình bày. - GV: Chốt lại. -GV: Đọc ngữ liệu SGK- mục 3và làm theo yêu cầu bài tập. -GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập. ( mỗi em trả lời một phần) -GV gọi một ,hai em khác nhận xét. - GV: nhận xét , nhấn mạnh nhưng KT cơ bản cần bổ sung. HĐ 3: Củng cố – dặn dò. -Củng cố: hệ thống KT phần lý thuyết. - Dặn dò: tìm một số hội thoại và phân tích- soạn Vợ Nhặt. I- Luyện tập. 1. Bài tập 1: Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời của họ trong đoạn trích. Nhân vật giao tiếp. Anh Mịch Ông Lí Vị thế xã hội - Anh Mịch thấp hơn (hạng cùng đinh , nghèo khổ) - Kẻ dưới – nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng. - Vị thế cao hơn ( Là chức sắc trong làng) - Bề trên- thừa lệnh quan bắt người dân đi xem đá bóng. Lời nói - Lời anh Mịch là kẻ bề dưới nên phải van xin, cầu cạnh khúm núm( cắn cỏ…lạy ông.) - Lời ông Lí là kẻ bề trên : hống hách , hăm doạ, với thái độ mặc kệ ( xưng hô mày tao, cau mày, lắc đầu giơ roi, doạ dẫm. 2. Bài tập 2. Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội , nghề nghiệp giới tính văn hoá…của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích. * Đoạn trích gồm 5 nhân vật giao tiếp, nhưng mỗi người có vị thế , sở thích, lúa tuổi giới tính, nghề nghiệp…, khác nhau. - Trước cùng một sự kiện , mỗi người quan tâm đến một phương diện và thể hiện điều đó trong lời nói của mình. + Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ , nói rất ngộ nghĩnh. “ Quan có …sọ” + Chị con gái : phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc ( cái áo dài), khen với vẻ thích thú. + Anh sinh viên :thường quan tâm đến hoạt động trí tuệ thì lại dự đoán về hoạt động diễn thuyết . + Bác cu li xe : thì thấy đôi chân ngài bọc ủng mà ngao ngán cho thân phận chạy xe với đôi chân trần của mình( chú ý đôi ủng) + Nhà nho: vốn thâm trầm sâu sắc và ác cảm với “ Tây Dương” thì buông lời mỉa mai , chỉ trích bằng một thành ngữ “ rậm râu,sâu mắt” => Kết hợp với ngôn ngữ là những cử chỉ điêu bộ, cách nói. điểm chung là châm biếm mỉa mai. 3. Bài tập 3. a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chi Dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. - Do đó, lời nói của họ mang rõ sắc thái thân mật. + Chị Dâu xưng hô với bà cụ: là cụ – cháu. + Bà lão: không dùng từ xưng hô với chị Dậu , nhưng với anh Dậu cụ gọi : là bác trai, anh ấy,… + Chị Dậu: cảm ơn cụ, vâng, nhà cháu…-> các từ ngữ thể hiện sự thân mật , nhưng kính trọng. => Nội dung lời nói của bà cụ thể hiện sự quan tâm , đồng cảm , còn lời chị Dậu thể hiện sự biết ơn kính trọng. b. Sự tương tác về hành động nói theo các lượt lời của bà lão láng giềng và của chị Dậu: hỏi thăm- cảm ơn ; hỏi về sức khoẻ- trả lời chi tiết; mách bảo- nghe theo ; dự định- giục giã. -> Sự tương tác về hành động nói giữa lượt lời của hai nhân vật giao tiếp: Hai nhân vật đổi vai luôn phiên cho nhau. c. Lời nói và cách nói của hai nhân vật cho thấy đây là những người láng giềng nghèo khổ nhưng luôn quan tâm, đồng cảm , sẵn sàng giúp đỡ nhau. Trong giao tiếp, ngôn ngữ của họ thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và ứng xử có lịch sự : có hỏi thăm, cảm ơn, khuyên nhủ, nghe lời,…. -> Nét văn hoá đáng trân trọng qua lời nói và cách nói của hai nhân vật.

File đính kèm:

  • docTiet 59 Nhan vat giao tiep.doc