A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh :
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên vực thẳm của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
B. Phương tiện thực hiện.
- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* CH: Diễn biến tâm lí Mị khi cởi trói cho A Phủ?
* Gợi ý trả lời:
- A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, những đêm trước Mị vẫn thản nhiên như không.
- Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sởi lửa; nhưng Mị đã đổi thay
* Mị cứu A Phủ, giải thoát luôn cuộc đời mình.
- Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ. Mị không nghĩ đến sự giải thoát cho bản thân mà nghĩ đến cho A Phủ. A Phủ ở vào cảng ngộ khác, không bị ràng buộc và có lẽ nào lại phải chết ở nhà này.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 61: Vợ nhặt của Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61- ĐV:
vợ nhặt
- Kim Lân -
Ngày soạn: 26/12/2008.
Ngày giảng: /12/2008.
A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh :
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên vực thẳm của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
B. Phương tiện thực hiện.
- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* CH: Diễn biến tâm lí Mị khi cởi trói cho A Phủ?
* Gợi ý trả lời:
- A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, những đêm trước Mị vẫn thản nhiên như không.
- Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sởi lửa; nhưng Mị đã đổi thay
* Mị cứu A Phủ, giải thoát luôn cuộc đời mình.
- Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ. Mị không nghĩ đến sự giải thoát cho bản thân mà nghĩ đến cho A Phủ. A Phủ ở vào cảng ngộ khác, không bị ràng buộc và có lẽ nào lại phải chết ở nhà này.
+ Mị nghĩ đến việc A Phủ chạy trốn và hậu quả của việc làm này …..
- Nhưng tình thương cứ lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết, cơ sở tâm lí ấy đã thúc đẩy Mị hành động: cô đã mạnh dạn cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ.
- Và sau đó cơn hoảng hốt tưởng đã biến từ nãy, đột nhiên ập lại và Mị vùng chạy theo A Phủ, chấm dứt những ngày sống ở Hồng Ngài.
Sự giải thoát của Mị và A Phủ nói lên sức sống mạnh mẽ, quết liệt không có gì có thể làm mai một của người dân để dành lại cuộc sống tự do.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi.
CH: Em cho biết những nét chính về tiểu sử tác giả?
CH: Sở trường của Kim Lân là viết về thể loại nào? Đề tài mà ông đề cập đến?
CH: Em nêu xuất xứ của tác phẩm?
CH: Chủ đề của tác phẩm nói về điều gì?
CH: Truyện được xây dựng trên bối cảnh nào?
CH: Hiện ra trong bối cảnh ấy là gì?
CH: Tình huống truyện thể hiện ở đâu? Cụ thể là chi tiết nào?
CH: Việc Tràng có vợ gây ra sự ngạc nhiên cho mọi người, vì sao nói vậy?
Xây dựng tình huống éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều ý nghĩa cho tác phẩm của mình, em hãy chỉ rõ?
I. Khái quát.
1. Tác giả.
- Kim Lân (1920- 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Linh.
- Năm 1944 ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng.
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm.
a. Xuất xứ.
- “Vợ nhặt” có tiền thân là "Xóm ngụ cư”, là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân được rút ra trong tập “Con chó xấu xí”(1962).
- Tác phẩp được viết ngay sau CMT8 thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo, khi hoà bình lập lại, dựa vào một phần cốt truyện, Kim Lân đã viết lại truyện ngắn này (1954).
b. Chủ đề.
Phản ánh cuộc đời nghèo khổ và cơ cực, qua đó thể hiện khát vọng hạnh phúc gia đình của người nông dân Việt Nam năm 1945.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Bối cảnh của truyện.
- Truyện được xây dựng trong bối cảnh năm Ất Dậu – năm xảy ra nạn đói khủng khiếp đã cướp đi hơn 2 triệu người Việt Nam.
- Không gian diễn ra trong truyện đó là con đường vào xóm ngụ cư- con đường luồn qua xóm chợ vào trong bến khẳng khiu.
- Hiện ra những bóng người vật vờ, ủ rũ đúi “xanh sám như những bóng ma”, những người đang sống “nằm ngổn ngang khắp lều chợ”, và những “cái thây nằm còng queo bên đường” với cái không khí “vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người".
2. Tình huống truyện.
- Thể hiện ngay ở nhan đề:
+ “Vợ” là mối quan hệ đối với chồng phải qua cưới xin.
+ “Nhặt”- nhặt được của rơi ngoài đường ngoài chợ.
- Đó là tình huống một anh nông dân tên là Tràng, xấu, nghèo xơ xác, lại là dân ngụ cư không ai thèm lấy, bỗng nhiên “nhặt” được vợ một cách dễ dàng ngay giữa đường giữa chợ trong vụ đói khủng khiếp ở nước ta vào tháng 3/1945.
- Việc Tràng có vợ gây ra sự ngạc nhiên cho mọi người: người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ ngạc nhiên và chính Tràng cũng ngạc nhiên.
- Mọi người ngạc nhiên vì hai lí do:
+ Người như Tràng mà có vợ.
+ Thời buổi đói khát ấy, người như Tràng, nuôi thân, nuôi mẹ chẳng xong mà còn dám đèo bòng vợ con.
Khổ nỗi, nếu không gặp hoàn cảnh đói khát như thế thì ai thèm lấy Tràng. Đau xót ở chỗ, đây không phải là vợ theo cung cách bình thường, có cưới hỏi đàng hoàng, mà đây là “vợ nhặt”.
* Xây dựng tình huống éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều ý nghĩa cho tác phẩm của mình:
- Tựa đề gây cho người đọc một sự chú ý đặc biệt. Người ta thường nói nhặt được vật này vật khác, chứ không ai nói “nhặt” được vợ hoặc chồng. Hơn nữa toàn bộ câu chuyện đều xoay quanh việc anh Tràng “nhặt” được vợ một cách dễ dàng.
- Người dân lao động dù ở tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn tin vào cuộc sống và hi vọng vào tương lai.
- Không cần đến những lời kết tội to tát và hùng biện mà tố cáo được sâu sắc tội ác của bọn Thực dân, Phát xít và tay sai vì chúng đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Trong cái đói ấy, con người vô cùng rẻ rúng. Người ta có thể có vợ theo chỉ nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ.
4. Luyện tập, củng cố:
- Trình bày ý nghĩa tình huống truyện?
File đính kèm:
- Vo nhat Tiet 1.doc