A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Nhận biết được hiện tượng trùng nghĩa.
- Biết cách tránh hiện tượng trùng nghĩa khi viết và nói tiếng Việt.
2. Tư tưởng- tình cảm
Có ý thức trong việc dùng từ, tránh hiện tượng trùng nghĩa
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu
- SGK, tài liệu tham khảo
III. Cách thức tiến hành
Thảo luận nhóm, thực hành
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ: (trong khi học bài mới)
II. Bài mới
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 63 Tiếng Việt: Luyện tập về cách tránh hiện tượng trùng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/12 Ngày giảng: 09/12/2008
Tiết 63 - Tiếng Việt
Luyện tập về cách
tránh hiện tượng trùng nghĩa
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Nhận biết được hiện tượng trùng nghĩa.
- Biết cách tránh hiện tượng trùng nghĩa khi viết và nói tiếng Việt.
2. Tư tưởng- tình cảm
Có ý thức trong việc dùng từ, tránh hiện tượng trùng nghĩa
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu
- SGK, tài liệu tham khảo
III. Cách thức tiến hành
Thảo luận nhóm, thực hành
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ: (trong khi học bài mới)
II. Bài mới
* Giới thiệu bài mới
Thế nào là hiện tượng trùng nghĩa, làm thế nào để có thể tránh được hiện tượng này? Đó là nội dung của bài luyện tập hôm nay....
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
- Nghĩa của từ là gì?
- HS trả lời
- GV chiếu khái niệm, ví dụ
I. Lí thuyết (3 phút)
1. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
* VD:
Từ
Nghĩa (nội dung)
chết
- mất khả năng sống, không còn có biểu hiện của sự sống
quy phạm
- điều quy định được coi là chuẩn mực cần phải tuân theo.
ăn
- đưa thức nuôi sống vào cơ thể
- Vậy em hiểu thế nào là hiện tượng trùng nghĩa?
- Tuỳ HS
2. Hiện tượng trùng nghĩa
- Chuyển: Để trả lời đầy đủ, chính xác câu hỏi này chúng ta chuyển…
II. Bài tập
Bài tập1 (10 phút)
- GV chiếu ví dụ
- Yêu cầu hS đọc và chú ý những chữ in đậm màu xanh.
- Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng loá xói vào hai con măt còn cay sè của hắn.
(Kim Lân- Vợ nhặt)
- Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mùa trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
(Nguyễn Minh Châu- Chiếc thuyền ngoài xa)
- Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luống lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ bụi cây bay ra, thơm mỡ màng.
(Nguyễn Trung Thành- Rừng Xà Nu)
- Qua những ví dụ trên, em hiểu thế nào là "nắng"?
"nắng": - ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu xuống…
- Vậy khi nói đến "nắng", các nhà văn đã dùng những từ ngữ nào?
- ánh nắng, ánh mặt trời, ánh sáng mặt trời
- GV: Dựa vào nghĩa của từ "nắng" và cách dùng những từ ngữ ở những đoạn văn trên em hãy chỉ ra hiện tượng trùng nghĩa ở ví dụ sau:
- GV chiếu ví dụ:
- HS chỉ ra hiện tượng trùng nghĩa: "Ánh nắng mặt trời".
-VD: Ánh nắng mặt trời chói chang chiếu vào cửa sổ.
- Tại sao sử dụng cụm "Ánh nắng mặt trời" lại là trùng nghĩa?
- Vì trong từ "nắng" hàm nghĩa "mặt trời" không cần dùng từ "mặt trời" nữa.
- Vậy cụm từ "Ánh nắng mặt trời" có thể được thay thế bằng những từ ngữ nào?
- ánh nắng, ánh mặt trời, ánh sáng mặt trời
- Yêu cầu: hãy diễn đạt lại nội dung của câu ("Ánh…") sao cho không có sự trùng nghĩa.
- Ánh nắng chói chang chiếu vào cửa sổ.
- Ánh mặt trời chói chang chiếu vào cửa sổ.
- Ánh sáng mặt trời chói chang chiếu vào cửa sổ.
Bài 2 (19 phút)
- HS làm việc nhóm (mỗi bàn một nhóm)
- GV phát phiếu học tập
- Từ nào là từ trùng nghĩa?
- Vì sao từ đó là từ trùng nghĩa?
- Có thể diễn đạt lại bằng những cách nào mà nghĩa của câu không thay đổi?
(1)- Năng lực sử dụng ngôn ngữ/ tiếng Việt của học sinh chúng ta nhìn chung còn nhiều hạn chế.
(2)- Lớp nhà thơ trẻ có nhiều đóng góp đáng ghi nhận cho thơ hiện đại/ ngày nay.
(3)- Sân trường rợp bóng mát của những cây cổ thụ/ lâu đời.
(4)- Dư luận của/ số đông học sinh tán thành chủ trương lập lại trật tự an toàn giao thông.
(5)- Các trường đại học trong cả nước đã công bố/ công khai điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh.
(6)- Gia đình nạn nhân bí mật báo cho công an biết bức tối hậu thư cuối cùng mà bọn bắt cóc con tin đã gửi tới.
(7)- Lực lượng cứu hộ đã dốc những cố gắng tối đa/ nhất để hạn chế thiệt hại do cơn bão gây ra.
(8)- Trong giao lưu quốc tế, chúng ta phải biết tôn trọng luật lệ của quốc gia/ nước bạn.
(9)- Vận động viên mang số /đeo 15 đang dẫn đầu cuộc so tài.
(10)- Nguyên nhân cá chết hàng loạt là do nước hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ra.
" Nguyên nhân /gây ra/do
- Từ "do" là một quan hệ từ chuyên đứng trước vế chỉ nguyên nhân, vì vậy viết "nguyên nhân…do…" là trùng nghĩa.
+ Nguyên nhân cá chết hàng loạt là nước hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Cá chết hàng loạt là do nước hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- GV chốt:
+ Cách sửa thứ nhất: bỏ đi một từ trùng nghĩa, giữ lại một từ mà ta thấy phù hợp hơn trong câu văn (Gia đình nạn nhân bí mật báo cho công an biết bức tối hậu thư mà bọn bắt cóc con tin đã gửi tới - VD: Sân trường rợp bóng mát của những cây cổ thụ - vd: Trong giao lưu quốc tế, chúng ta phải biết tôn trọng luật lệ của nước bạn/ ).
+ Thay đổi (thêm, bớt) một vài từ (nếu thấy cần thiết) để câu văn rõ nghĩa hơn, phù hợp hơn (VD: Trong giao lưu quốc tế, chúng ta phải biết tôn trọng luật lệ của quốc gia khác. - Dư luận của số đông học sinh tán thành chủ trương lập lại trật tự an toàn giao thông.).
- Qua pt ví dụ, em hãy cho biết: thế nào là hiện tượng trùng nghĩa?
- Là hiện tượng dùng hai từ ngữ mà từ ngữ nọ đã chứa đựng nghĩa của từ ngữ kia.
* Lưu ý: Việc xác định chuẩn ngôn ngữ là một công việc không đơn giản. Với hiện tượng trùng nghĩa, những trường hợp nêu ra trong bài luyện tập này được coi là không hợp chuẩn, cần tránh. Nhưng cũng có những trường hợp khác, hiện tượng trùng nghĩa vẫn được xã hội chấp nhận, được dùng phổ biến và được xem là hợp chuẩn, ví dụ: cây cổ thụ, sông Cửu Long Giang,…ngày sinh nhật, đêm dạ hội, đường quốc lộ,….
- Đặt một câu có hiện tượng trùng nghĩa rồi sửa lại (nghĩa của câu không thay đổi).
- GV có thể đưa ra một vài ví dụ.
- Yêu cầu hs phân tích (chỉ ra hiện tượng trùng nghĩa).
III. Củng cố - Luyện tập (10 phút)
- Ví dụ: "Phải tìm những giải pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn".
Trong từ tối ưu đã bao hàm nghĩa chỉ mức độ cao nhất. Viết "tối ưu nhất" là trùng nghĩa.
+ Phải tìm những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn".
+ Phải tìm những giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn".
- Ví dụ: Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ dành cho thế hệ trẻ nhiều sự quan tâm đặc biệt.
Nhà nước bao gồm: Quốc Hội và Chính phủ Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ trùng nghĩa).
+ Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành cho thế hệ trẻ nhiều sự quan tâm đặc biệt.
+ Các vị lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Chính phủ dành cho thế hệ trẻ nhiều sự quan tâm đặc biệt.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa.
* Củng cố: Em hiểu thêm được những gì sau khi học xong bài này?
- Thế nào là trùng nghĩa, đó là hiện tượng dùng 2 từ ngữ mà từ ngữ nọ đã chứa đựng nghĩa của từ ngữ kia.
- Có ý thức khi dùng từ, tránh hiện tượng trùng nghĩa.
- Nhưng cũng có những trường hợp khác, hiện tượng trùng nghĩa vẫn được xã hội chấp nhận, được dùng phổ biến và được xem là hợp chuẩn, ví dụ: cây cổ thụ, sông Cửu Long Giang,…ngày sinh nhật, đêm dạ hội, đường quốc lộ, (lên đường thượng lộ bình an),….
- Mặc dầu biết một số hiện tượng trùng nghĩa vẫn được xã hội chấp nhận, được dùng phổ biến và được xem là hợp chuẩn, chúng ta có nên dùng không, vì sao?
- Tuỳ HS
III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút)
- Đọc lại phần nội dung bài học
- Đặt một số câu, có dùng hiện tượng trùng nghĩa sau đó sửa lại
- Trả lời câu hỏi trong HDHB.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc lại toàn bộ tp đã học
- Làm đề cương ôn tập (hệ thống câu hỏi trong bài Ôn tập)
PHIẾU HỌC TẬP
Họ tên người trình bày:………………………………….
- Từ nào là từ trùng nghĩa?
………………………………………………………….
- Vì sao từ đó là từ trùng nghĩa?
…………………………………………………….........
………………………………………………………….
………………………………………………………….
- Có thể diễn đạt lại bằng những cách nào mà nghĩa của câu không thay đổi?
………………………………………………………….
………………………………………………………….
………………………………………………………….
PHIẾU HỌC TẬP
Họ tên người trình bày:………………………………….
- Từ nào là từ trùng nghĩa?
………………………………………………………….
- Vì sao từ đó là từ trùng nghĩa?
…………………………………………………….........
………………………………………………………….
………………………………………………………….
- Có thể diễn đạt lại bằng những cách nào mà nghĩa của câu không thay đổi?
………………………………………………………….
………………………………………………………….
………………………………………………………….
File đính kèm:
- tiet 63 Luyen tap ve cach tranh hien tuong tung nghia NC.doc