A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới
- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn.
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 12
- Sách giáo viên Ngữ văn 12
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 7+8 đọc văn: Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 7+8 §äc v¨n
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
(Tiết 1)
Ngµy so¹n : 05.08.2010
Ngµy gi¶ng : ……08.2010 – Lớp 12A1
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới
- Hiểu được giá trị của áng văn nghị luận chính trị bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn.
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 12
Sách giáo viên Ngữ văn 12
Thiết kế dạy học Ngữ văn 12
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
- Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
- Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện qua những phương diện nào? Cho ví dụ?
Yêu cầu:
* Học sinh trả lời được thế nào là sự trong sáng của Tiếng Việt
* Nêu được những phương diện t/h sự trong sáng của tiếng Việt, lấy được ví dụ minh họa.
* Khuyến khích câu trả lời chính xác, mạch lạc, có ví dụ và phân tích được ví dụ khá sâu sắc
Cụ thể:
- Biểu hiện 1: Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn...
Nguyên tắc:
+ Phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định, chú ý cách phát âm ở phụâm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu.
+ Tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó.
+ Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa và đầy đủ các thành phần câu
- Biểu hiện 2: Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện , không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Biểu hiện 3: Việc sử dụng những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.
Yêu cầu: Cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói
3. Giảng bài mới:
Vào bài:
Như ta đã biết, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà văn chính luận mẫu mực. Điều này ta có thể thấy qua một tác phẩm bất hủ của Người: Tuyên ngôn độc lập. Tuyªn ng«n §éc lËp lµ ¸ng v¨n nghÞ luËn mÉu mùc hiÕm cã, nã kÕt tinh gi¸ trÞ nhiÒu mÆt;tiªu biÓu cho t©m hån trÝ tuÖ Hå ChÝ Minh, mét ¸ng v¨n më ®Çu cho thêi ®¹i lÞch sö míi cña v¨n häc d©n téc
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về bản tuyên ngôn.
- Thao tác 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bản tuyên ngôn.
+ GV: Bản tuyên ngôn ra đời trong hoàn cảnh của thế giới và Việt Nam như thế nào?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
+ GV: Nhấn mạnh hơn về tình hình thế giới: Sự thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp mượn uy danh Đồng minh để trở lại xâm lược Việt Nam.
à Tình hình đất nước “Ngàn cân treo sợi tóc”.
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc (Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức, Nhật đầu hàng Đồng minh).
- Trong nước: Cả nước nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.
- Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xác định mục đích viết và đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn.
+ GV: Bản tuyên ngôn được viết ra nhằm mục đích gì?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng đến là những ai?
+ HS: Trao đổi và trả lời.
+ GV: Nêu một số dẫn chứng từ bản tuyên ngôn.
2. Mục đích và đối tượng:
- Mục đích:
+ công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
+ thể hiện nguyện vọng hòa bình, tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do
- Đối tượng:
+ Tất cả đồng bào Việt Nam
+ Nhân dân thế giới
+ Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc….
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh xác định giá trị của bản tuyên ngôn.
+ GV: Bản nguyên ngôn có những giá trị nào?
+ HS: Khái quát từ phần Tiểu dẫn của sách giáo khoa để trả lời.
- Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn.
- Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ.
3. Giá trị:
-Giá trị lịch sử: Tuyên Ngôn Độc Lập là văn kiện lịch sử vô giá chính thức tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, chấm dứt mqh thuộc địa với P, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta với thế giới.
-Giá trị tư tưởng: tác phẩm là kết tinh những tư tưởng cao đẹp của nhân loại : lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
-Giá trị văn học: Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận mẫu mực lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh xác định bố cục của văn bản.
+ GV: Cho học sinh nghe giọng đọc của Bác khi đọc bản tuyên ngôn. Lưu ý học sinh cách Ngữ văn chính luận như Bác.
Văn chính luận: lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực không thể chối cãi => thuyết phục người đọc và đánh địch bằng lí lẽ.
+ GV: Cho học sinh tìm bố cục và nội dung từng phần.
+ HS: Trao đổi, thảo luận theo nhóm bàn và trả lời.
+ GV: Định hướng, nhận xét ý kiến của học sinh.
+ GV: Cho học sinh thấy rõ phần 3 của bản tuyên ngôn thể hiện được tầm nhìn chính trị của Bác.
4. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “…không ai chối cãi được”
à nguyên lí chung của bản tuyên ngôn (khẳng định quyền con người và các dân tộc.
- Phần 2: “Thế mà, …. phải được độc lập”
à tố cáo tội ác của Pháp, khẳng định thực tế lịch sử (là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Phần 3: Còn lại
à tuyên bố trước thế giới quyền tự do độc lập và quyết tâm của dân tộc.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1 của bản tuyên ngôn.
+ GV: Cách đặt vấn đề của Bác có gì đặc biệt?
+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.
+ GV: Dẫn lời bản tuyên ngôn này, Bác muốn nêu lên điều gì?
+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.
-Dẫn lời một nhà nghiên cứu nước ngoài “ Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình”
G viên liên hệ bài Bình Ngô đại cáo .
“Phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các nước t/địa sẽ làm sụp đổ CNTD trên khắp t/giới vào nửa sau T/k XX”.( Ng. Đăng Mạnh).
+ GV: Dẫn thêm bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp là muốn khẳng định thêm điều gì?
+ HS: Suy nghĩ và phát biểu cá nhân.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn:
- Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyên ngôn:
+ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
à nêu nguyên lí chung về quyền lợi của con người và các dân tộc.
“Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”
à từ quyền lợi của con người, Bác nâng lên thành quyền lợi của dân tộc ta.
+ Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
à xoáy sâu vào quyền bình đẳng của con người.
=> “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”: khẳng định dứt khoát để chuyển sang phần tiếp theo.
+ GV: Theo em, việc Bác trích dẫn lời của hai bản tuyên ngôn này có ý nghĩ gì?
+ HS: Trao đổi, trả lời.
+ GV: Có thể bổ sung, giải thích cho học sinh thấu đáo vấn đề.
- Ý nghĩa:
+ Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phù hợp với đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn (Mĩ và Pháp.
+ Hai bản tuyên ngôn là chân lí bất hủ của nhân loại.
+ GV: Từ ý nghĩa trên, em hiểu được là Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn này nhằm mục đích gì?
+ HS: Trao đổi và trả lời.
+ GV: Theo em, Bác dựa vào những chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để nêu lên điều gì mới?
+ HS: Phát biểu
+ GV: Khẳng định đóng góp lớn về tư tưởng của Bác ở phần này.
- Mục đích:
+ Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông”: để bác bỏ luận điệu xâm lược và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của Pháp và Mĩ.
+ Dùng lập luận so sánh: đặt vai trò của cách mạng Việt Nam ngang hang với cách mạng Pháp và Mĩ.
+ Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi dân tộc, trong đó có Việt Nam.
à những đóng góp lớn về tư tưởng của Bác.
Vừa kiên quyết vừa khôn khéo.
à Thức tỉnh trí tuệ của n/loại tiến bộ , nd VN. –cổ vũ p/trào giành độc lập của nd các nước thuộc địa. –tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nền độc lập , t/do của d/tộc VN.
=>cơ sở pháp lý của nền độc lập tự do được khẳng định chắc chắn = những lí lẽ chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
V. Củng cố:
Hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác, đối tượng sáng tác của tuyên ngôn độc lập?
Giá trị tác phẩm?
Cơ sở phấp lí của bản tuyên ngôn độc lập?
VI. dặn dò:
- Học bài theo vở ghi
- Nhận xét gì về nghệ thuật lập luận HCM sử dụng ở phần I của bản tuyên ngôn?
VII. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T7 - 12 Cb- TNDL huynh.doc