Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 79 đến 87

Sô - lô -khốp

A. Mục tiêu bài học:

I> Mức độ cần đạt: Giúp HS: - Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.

- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng lặng mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.

II> Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1. Kiến thức: Giúp hs: - Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.

- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.

2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu TP theo đặc trưng thể loại.

B. Cách thức tiến hành:

- GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng.

C. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV, thiết kế bài dạy.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới:

 

doc29 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 79 đến 87, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 28/02/2013 TiÕt 79 Sè phËn con ngêi . (Trích) Sô - lô -khốp A. Mục tiêu bài học: I> Mức độ cần đạt: Giúp HS: - Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu. - Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp. - Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng lặng mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương. II> Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: Giúp hs: - Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu. - Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp. - Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu TP theo đặc trưng thể loại. B. Cách thức tiến hành: - GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng. C. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài dạy. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung - Thao tác 1: Tìm hiểu chung về tác giả. + GV: Gọi HS đọc Tiểu dẫn (SGK) và yêu cầu HS tóm tắt những nét chính về tác giả Sô-lô-khốp. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - A. Sô – lô - khốp (1905 - 1984) - Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi – ô – sen – xcai - a, một địa phương thuộc tỉnh Rô - xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông. - Ông tham gia nhiều công tác cách mạng từ khá sớm: làm thư kí uỷ ban thÞ trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ... - Cuối 1922, ông đến Mát – xcơ – va, chấp nhận làm mọi nghề để sinh sống và thực hiện “giấc mơ viết văn”. - Năm 1925, ông trở lại quê hương và bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”- một bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ dựng lại bức tranh sinh động về cuộc sống của những người nông dân Cô - dắc cùng những biến động xã hội và đấu tranh giai cấp ở vùng này sau Cách mạng Tháng Mười Nga 1917. - Năm 1926, ông đã in hai tập truyện ngắn “Truyện sông Đông” và “Thảo nguyên xanh”. - Trong thời kì chiến tranh vệ quốc, với tư cách là phóng viên mặt trận, Sô – lô - khốp xông pha nhiều chiến trường, viết nhiều bài chính luận, kí, truyện ngắn nổi tiếng. - Sau chiến tranh, ông tập trung chủ yếu vào sáng tác. - Năm 1965, ông được tặng Giải thưởng Nô – ben về văn học. - Những tác phẩm chính: + Tập truyện: “Truyện sông Đông” + Các tiểu thuyết: “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc”... - Thao tác 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm. + GV: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của truyện. + GV: Truyện ngắn này có vị trí như thế nào trong nền văn học Nga? + HS dựa vào Tiểu dẫn phát biểu vị trí của truyện ngắn Số phận con người trong nền văn học Xô-viết. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Truyện được công bố lần đầu trên báo Sự thật, số ra ngày 31 – 12 – 1956 và 1 – 1 – 1957. - Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của văn học Xô Viết. Đây là tác phẩm đầu tiên, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh toàn diện, chân thực. - Về sau, truyện được in trong tập “Truyện sông Đông”. b. Tóm tắt: * Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản GV định hướng để HS phân tích Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a + GV: Cuộc đời của nhân vật Xô – cô – lốp có những đau khổ, bất hạnh nào? + GV: Em có suy nghĩ như thế nào về cuộc đời của anh? + GV: Sau chiến tranh, cuộc đời của anh tiếp diễn như thế nào? + GV: Em có suy nghĩ như thế nào về anh qua chi tiết này? II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 1. Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a: - Bản thân anh chịu nhiều cay đắng: + Bị thương hai lần, hai năm bị đoạ đày trong trại tù binh Đức. + Sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: Vợ và hai con gái anh đã bị bom phát xít giết hại, - Đứa con trai yêu quí của anh bị “một tên thiện xạ Đức” giết chết ngay ngày chiến thắng. à Vì độc lập và sự sống còn của nhân dân, anh đã chịu đựng những mất mát ghê gớm. - Sau chiến tranh: + Anh không còn quê, không còn nhà, không còn người thân, phải sống nhờ nhà người đồng đội cũ à Sống trong nỗi đau khổ, thất vọng và cô đơn. - Anh tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy!” à Bị đẩy vào tình cảnh bế tắc, anh suýt rơi vào nguy cơ nghiện rượu. 4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Cuộc đời của Xô – cô – lốp có những bất hạnh đau thương như thế nào? 2. Dặn dò: - Chuẩn bị tiếp phần còn lại. -------------------------------------------------------------------------------------- Ngày 28/02/2013 TiÕt 80 Sè phËn con ngêi . (Trích) Sô - lô -khốp A. Mục tiêu bài học: Xem tiết 79 B. Cách thức tiến hành: - GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng. C. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài dạy. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. Câu hỏi: - Yêu cầu và cách viết phần mở bài? - Yêu cầu và cách viết phần kết bài? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV định hướng để HS phân tích Cuộc gặp gỡ giữa Xô – cô – lốp và bé Va-ni- a: 2. Cuộc gặp gỡ giữa Xô – cô – lốp và bé Va-ni- a: - Xô – cô – lốp: + Qua một cuộc gặp gỡ và những câu hỏi ngẫu nhiên, anh biết được bé Va – ni – a mồ côi, cha mẹ đều đã chết dưới bom đạn chiến tranh, không còn bà con thân thích. + Cảm thương cho tình cảnh của chú bé, anh lập tức quyết định nhận bé làm con nuôi. à Đây là quyết định có tính chất bộc phát, hồn nhiên, không có một chút suy tính hay tư lợi nào, một quyết định xuất phát từ tình yêu thương thật sự. + Khi đưa đứa con trai mới nhận về nhà, cả hai vợ chồng người bạn anh đều rất vui: “Bà chủ múc súp bắp cải vào đĩa cho nó, rồi đứng nhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng” - Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của chú bé; - Là cả tiếng khóc thương cho cả Xô – cô – lốp - Là tiếng khóc cảm phục trước lòng tốt của Xô - cô- lốp - Là tiếng khóc tự thương cho hoàn cảnh của bà. + Xô – cô - lốp yêu thương bé Va – ni – a rất mực: anh luôn tận tâm chăm sóc đứa con một cách vụng về nhưng rất đáng yêu à Tình thương bộc trực của người cha đau khổ và hạnh phúc. + Có bé Va – ni – a, anh thấy mình như được hồi sinh: anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn” à Chính lòng nhân ái đã giúp anh vượt qua cô đơn * Bé Va – ni – a: + Khi được Xô – cô – lốp nhận làm con, Va – ni – a vô cùng sung sướng và xúc động: - “nhảy chồm lên cổ tôi, hôn vào má, vào môi, vào trán” - “nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió” + Cậu vô cùng vui vẻ, hồn nhiên, gắn bó, quyến luyến chẳng rời người bố: áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má, bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng đến tối” à Tình cảm giữa họ là tình cảm chân thành thắm thiết của hai con người đều phải chịu nhiều mất mát lớn lao trong chiến tranh. Họ gặp nhau một cách ngẫu nhiên nhưng khi gặp nhau rồi thì gắn bó khăng khít với nhau, bù đắp cho nhau. - Điểm nhìn của tác giả và nhân vật Xô – lô – cốp hoàn toàn trùng khớp nhau: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh” à Cần phải tổ chức cuộc sống như thế nào để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc; phải chăm sóc cho bao đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh. + GV: Qua cuộc gặp gỡ và trò chuyện với cậu bé Va – ni – a, anh biết được những gì về hoàn cảnh của cậu bé? + GV: An-đrây đã nhận bé Va-ni-a làm con như thế nào? Điều gì đã khiến anh có quyết định nhanh chóng như vậy? + GV: Khi đưa đứa con trai mới nhận về nhà, cả hai vợ chồng người bạn anh có thái độ và tâm trạng như thế nào? + GV: Tiếng khóc của bà có ý nghĩa như thế nào? + GV: Xô – cô – lốp đã có những cử chỉ ân cần, chăm sóc cho bé Va – ni – a như thế nào? + GV: Có bé Va – ni – a, cuộc đời anh cảm thấy như thế nào? + GV: Khi được Xô – cô – lốp nhận làm con, Va – ni – a có những hành động và tâm trạng như thế nào? + GV: Tình cảm của cậu bé Va – ni – a dành cho bố như thế nào? + GV: Tình cảm của hai con người này gợi cho em có những suy nghĩ gì? + GV: Nhận xét về điểm nhìn của tác giả và nhân vật Xô – lô – cốp? Cái nhìn đó được thể hiện trong đoạn văn nào? + GV: Qua đoạn văn này, tác giả muốn gởi gắm bức thông điệp gì cho chúng ta? - Thao tác 2: GV định hướng để HS phân tích Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn + GV: Khi viết về hiện thực sau chiến tranh, tác giả viết với thái độ như thế nào? + GV: Cuộc sống của Xô – cô – lốp sau khi nhận chú bé làm con diễn biến như thế nào? Anh gặp phải những khó khăn gì? + GV: Xô – cô – lốp cảm nhận như thế nào về thể chất của mình? + GV: Nỗi đau về tinh thần ám ảnh anh như thế nào? + GV: Theo em, vì sao anh chỉ dám khóc trong giấc mơ? 3. Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn: - Sô – lô – khốp là nhà văn hiện thực nghiêm khắc, ông không tô hồng cuộc sống khó khăn mà Xô-cô-lốp phải vượt qua: Xe anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống. - Thể chất anh cũng dần yếu đi: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ...”, “có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi...” - Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào ... cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt” à Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương lòng. Anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va – ni – a không phỉa khóc. => Cái nhìn nhân đạo của tác giả. GV định hướng cho HS tìm hiểu về thái độ của người kể chuyện và ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện. + GV: Nhận xét về cách xây dựng cốt truyện của tác giả? + GV: Trong truyện, Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả những gì? Miêu tả như vậy có tác dụng gì? + GV: Giải thích khái niệm. + GV: Gọi 1 HS đọc diễn cảm lại đoạn văn. + GV: Đoạn văn trên gợi em có suy nghĩ gì về thái độ và tình cảm của tác giả? 4. Thái độ của người kể chuyện: - Truyện được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện, có hai người kể là Xô – cô – lốp và tác giả. à Người kể chuyện phải tuân theo cách nói năng, tâm tính, giọng điệu của nhân vật Xô – lô – cốp và trực tiếp bộc lộ tâm trạng. - Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả bối cảnh và thời gian gặp gỡ nhân vật chính, khung cảnh thiên nhiên, chân dung các nhân vật, những ấn tượng và đánh giá về các nhân vật đó. à Tác giả không che giấu tình cảm, sự xúc động trước số phận con người. - Thái độ của người kể còn bộc lộ ở đoạn trữ tình ngoại đề cuối truyện: + Trữ tình ngoại đề: là sự giãi bày cảm xúc, ấn tượng của nhà văn về những gì đã mô tả, phơi bày trước bạn đọc. + “Hai con người ... kêu gọi” à Tác giả bày tỏ lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. à Đồng thời cũng xa lạ với lối kết thúc có hậu, tô hồng hiện thực mà báo trước những khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc. à Quan điểm của tác giả: “Nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo ... khi viết, máu nóng nhà văn phải sôi lên...” => Trước số phận bi thảm, trớ trêu của con người, tác giả bộc lộ sự đồng cảm và lòng nhân hậu của mình. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những suy nghĩ của nhà văn về số phận con người. + GV: Truyện đã thể hiện tính cách gì của Xô – lô – cốp? + GV: Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm về tinh thần cũng đã góp phầnlàm nổi bật tính cách gì của nhân vật? + GV: Khi chia tay với hai cha con Xô – lô- lốp, tác giả có những suy nghĩ như thế nào? + GV: Qua chi tiết trên, Sô – lô – khốp nhắc nhở và kêu gọi chúng ta điều gì? + GV: Chốt lại. 5. Suy nghĩ về thân phận con người: - Tác giả thể hiện nghị lực kiên cường của Xô – lô – cốp trong cuộc đời thường đầy khó khăn sau chiến tranh. - Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm về tinh thần càng làm nổi bật tấm lòng nhân đạo của anh. Trái tim anh rực sáng trong thế giới còn đầy hận thù và đau khổ. à Truyện khám phá và ca ngợi tính cách Nga “con người có ý chí kiên cường” và lòng nhân ái. - Tác giả còn miêu tả con người bình thường với phẩm chất yêu nước tiềm tàng, thầm lặng. - Khi chia tay với hai cha con Xô – lô- lốp, tác giả nghĩ ngay tới “hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng cuả bão tố chiến tranh thổi bạt tới những mền xa lạ” à Sô – lô – khốp nhắc nhở và kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với nhân cách con người và góp tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa. => Tác giả dũng cảm nói lên sự thật, không sợ màu sẫm và gai góc * Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tổng kết - Thao tác 1: GV gọi HS nhận xét về những suy nghĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. + HS tổng hợp kiến thức và phát biểu - Thao tác 2: GV gọi HS nhận xét về nghệ thuật của truyện. HS tổng hợp kiến thức và phát biểu III. TỔNG KẾT: 1. Chủ đề: - Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. - Nhưng tác giả vẫn giữ niềm tin ở tính cách Nga kiên cường cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung. 2. Nghệ thuật: - Cách kể chuyện giản dị nhưng chứa đựng sức khái quát rộng lớn và sâu sắc. - Nhân vật được miêu tả giàu cá tính và sinh động. . CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Cuộc đời của Xô – cô – lốp có những vất hạnh đau thương như thế nào? - Tâm trạng của Xô – cô - lôp diễ biến như thế nào khi gặp lại. - Suy nghĩ của em về tính cách con người. 2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Trả bài làm văn số 6. - Yêu cầu: Lập lại dàn ý đại cương cho bài viết số 6 ./. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày 04/03/2013 Người kiểm tra TRẦN MINH PHƯƠNG Ngày /3/2013 TiÕt 81: tr¶ bµi lµm v¨n sè 6 . A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Củng cố những kiến thức văn học và kĩ năng làm văn có liên quan đến bài học. - Nhận ra những ưu điểm, thiếu sót, nguyên nhân sinh ra những ưu điểm, thiếu sót trong bài làm của mình. - Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót trong các bài làm sắp tới. B. Phương tiện thực hiện: - SGV, SGK. Tài liệu tham khảo… - Bài viết của học sinh. C. Cách thức tiến hành: - GV: Lần lượt phát vấn học sinh để rút ra dàn ý chung cho bµi viết. - HS: Cùng với giáo viên xây dựng dàn ý và sửa chữa lỗi sai. D. Tiến trình dạy học: 1. ổn dịnh lớp. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tổ chức phân tích đề - GV: Khi phân tích một đề bài, cần phân tích những gì? - GV: Hãy áp dụng để phân tích đề bài viết số 6. - HS nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích. - GV định hướng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu của đề. I. Phân tích đề: 1. Khi phân tích một đề bài, cần phân tích: - Nội dung vấn đề. - Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính. - Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết. 2. Phân tích đề bài: Phân tích số phận éo le,bất hạnh của nhân Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Phân tích: - Nội dung vấn đề: Số phận éo le,bất hạnh của nhân vật Mị. - Thể loại: Nghị luận văn học. - Thao tác chính: Phân tích. - Phạm vi tư liệu: Tác phẩmVọ chống A Phủ. * Hoạt động 2: Tổ chức xây dựng đáp án (dàn ý) II. Dàn ý:‎ - xem l¹i bµi viÕt sè 6 . * Hoạt động 3: Tổ chức nhận xét, đánh giá bài viết - GV phát bài cho HS. - GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài viết của HS. III. Nhận xét, đánh giá: - Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa? - Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa? - Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu? Sắp xếp hợp lí hay chưa hợp lí? - Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề hay không? - Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt,… * Hoạt động 4: Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết - GV nêu lên các lỗi mà HS thường gặp. - GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục. IV. Sửa chữa lỗi: Các lỗi thường gặp: - Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí. - Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợp với từng ý. - Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém. - Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp… - Ví dụ một số bài viết. * Hoạt động 5: Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm V. Tổng kết rút kinh nghiệm - Về nội dung - Về diễn đạt V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Cách tìm, xây dựng hệ thống ý trong bài văn nghị luận nói chung và bài văn nghị luận văn học nói riêng. - Chú ‎ý cách trình bày diễn đạt đúng yêu cầu, theo hệ thống hợp lí. 2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Ông già và biển cả - Ơ-nít Huê-minh-uê. ****************************** Ngày 7/3/2013 TiÕt 82 ¤ng giµ vµ biÓn c¶ . (Trích) Hê-ming-uê A. Mục tiêu bài học: I> Mức độ cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ của ông. - Làm quen với với một nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minh-uê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai “nhân vật” chính mang một ý nghĩa biểu tượng. - Từ đó, có thể rút ra một bài học về cách viết văn: tránh lối viết hoa mĩ mà rỗng tuếch, vốn thường được một số HS hiện nay ưa thích. II> Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: Giúp hs: - - Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ của ông. - Làm quen với với một nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê-minh-uê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai “nhân vật” chính mang một ý nghĩa biểu tượng. - Từ đó, có thể rút ra một bài học về cách viết văn: tránh lối viết hoa mĩ mà rỗng tuếch, vốn thường được một số HS hiện nay ưa thích. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu TP theo đặc trưng thể loại. B. Cách thức tiến hành: - GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng. C. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài dạy. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Vào bài: Thiên nhiên và con người, con người và hiện thực, con người và ước mơ… đó là những vấn đề mà nhiều nhà văn đã đặt ra trong những tác phẩm của mình. Điều này cũng được thể hiện trong áng văn bất hủ của Hê-minh-uê: Ông già và biển cả. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Gọi HS đọc phần tiểu dẫn. - Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hê-minh-uê? - Văn chương của Hê...có đặc điểm gì? - Nêu những hiểu biết của em về đoạn trích? I. Giới thiệu chung 1. Tác giả * Tiểu sử:- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 - 1961) - nhà văn Mĩ nổi tiếng thế kỉ XX, sinh trưởng tại bang I-li.oi, trong một gia đình trí thức, cha là bác sĩ. Thuở nhỏ Hê-minh-uê thường theo cha đi săn, đi câu cá hay đi chữa bệnh cho những người da đỏ trong vùng . Ông là người có nghị lực và luôn muốn thử thách khả năng chịu đựng của con người. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông làm phóng viên. Mười chín tuổi, ông tham gia đội lái xe cướ thương của Hội Chữ thập đỏ ở I-ta-li-a trong chiến tranh thế giới thứ nhất với mục đích để hiểu thế nào là chiến tranh và kiểm nghiệm bản chất con người trước ranh giới sống- chết ra sao. Sau hai năm ông trở về Mĩ với tấm huân chương và đôi chân bị thương. Sau đó , ông sang Pháp vừa làm báo vừa viết văn. Ông từng ủng hộ cuộc chiến tranh của những người cộng sản Tây Ban Nha chống lại phe phát xít vào những năm 30 của thế kỉ XX. Trong chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là phóng viên mặt trận, ông từng đồng minh đổ bộ lên bờ biểnNắc-măng-đi(Pháp) tiến vào giải phóng Pa-ri. Năm 1960, ông rời Cu Ba để chữa bệnh. Sau hai năm bị bệnh tật giày vò, vì không thể viết được ông đã tự sát bằng một viên đạn từ khẩu súng nạm bạc của ông chĩa vào đầu. * Sự nghiệp thơ văn:+ Các tác phẩm chính: : Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940),... + Đặc điểm văn chương: - Ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới. - Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người". - Là nhà văn đề ra ngyuên lí tảng băng trôi. Tác phẩm văn chương phải như là một tảng băng trôi với bảy phần chìm, chỉ có một phần nổi- trong đó nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn ý tưởng của mình mà nói lên bằng hình tượng có nhiếu sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. 2. Tác phẩm Ông già và biển cả (The old man and the sea) - Xuất xứ: Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống(1952)- được tặng thưởng giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954. - Tóm tắt TP: SGK. - Tác phẩm tiêu biểu cho nguyên lí "tảng băng trôi": dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được tác giả tạo ra nhiều. Những khoảng trống này có vai trò quan trọng trong việc tăng các lớp nghĩa cho văn bản. 3. Đoạn trích * Vị trí: Đoạn trích nằm ở cuối truyện. * Chủ đề: Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa của tác phẩm, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi những ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình t ượng con c¸ kiÕm. II. Đọc - hiểu văn bản. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm - Xan-ti-a-gô là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngày hai đêm ông ra khơi đánh cá. Trên biển mênh mông chỉ một mình ông lão: khi trò chuyện với mây nước, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập xông vào xâu xé con cá kiếm. Cuối cùng, khi ông kiệt sức vào bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Câu chuyện đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa: Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình nhọc nhằn dũng cảm của người lao động. - Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập. + Cuộc đọ sức giữa ông lão và con cá- nổi bật lên hình tượng ông lão. 4.Củng cố: Nắm chắc ND bài học. 5. Dặn dò: Soạn bài: Ông gi à v à biển cả T2. ***************************** Ngày soạn: 9/3/2013 Tiết 83 Ông già và biển cả(trích) -Hê-minh-uê- A. Mục tiêu cần đạt: Gi úp HS: Như tiết 82. B. Phương tiện dạy học - SGK, SGV, bài soạn. C. Cách thức tiến hành. - GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, trả lời các câu hỏi và thảo luận. D. Tiến trình thực hiện 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra: 3. B ài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Xan-ti-a-gô là một con ngời như thế nào? - Nhận xét khái quát về hai hình tượng nổi bật trong đoạn trích: ông lão và con cá kiếm. - Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu tranh giữa ông lão và con cá? - Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận được đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một người chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó nhận xét về mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm? - So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Hình ảnh này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm nh một biểu tợng? - Ngoài ngôn ngữ của người kể chuyện, trong tác phẩm còn có loại ngôn ngữ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trớc con cá kiếm? Việc sử dụng loại ngôn ngữ này có tác dụng gì trong việc thể hiện mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm? GV tóm tắt lại bài học, yêu cầu HS rút ra những nhận xét, đánh giá chung về đoạn trích. * Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm: - Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vòng lượn "vòng tròn rất lớn", "con cá đã quay tròn". Nhưng con cá vẫn "chậm rãi lượn vòng". => Những vòng lượn được nhắc lại rất nhiều lần gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy. Những vòng lượn này vừa thể hiện những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá, đồng thời thể hiện gián tiếp sự cảm nhận của ông lão tập trung vào hai giác quan th

File đính kèm:

  • docVan 127986.doc