Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 9 Tiếng Việt: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.

- Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1.

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1.

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1.

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1.

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1.

- Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1

- Giáo án lên lớp cá nhân

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn độc lập khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người VN?

Yêu cầu: HS lí giải được sức thuyết phục của TNĐL, lấy được ví dụ minh chứng

- Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn ( là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do).

- TNĐL là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.

- Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ ( lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn)

+ Lập luận: chặt chẽ, thống nhất, chủ yếu dựa vào quyền lợi tối cao của các dân tộc và nhân dân ta.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9112 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 9 Tiếng Việt: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 Tiếng Việt GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT (Tiếp theo) Ngày soạn : 13/8/2010 Ngày giảng : ......./8/2010 – Lớp 12A1 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt. - Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1. Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 – tập 1. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – tập 1. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 – tập 1. - Bài tập Ngữ văn 12 – tập 1 - Giáo án lên lớp cá nhân III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn độc lập khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người VN? Yêu cầu: HS lí giải được sức thuyết phục của TNĐL, lấy được ví dụ minh chứng - Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn ( là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do). - TNĐL là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. - Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ ( lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn) + Lập luận: chặt chẽ, thống nhất, chủ yếu dựa vào quyền lợi tối cao của các dân tộc và nhân dân ta. + Lí lẽ: hùng hồn, gợi cảm, xuất phát từ tình yêu công lí, tôn trọng sự thật và chính nghĩa của dân tộc. + Dẫn chứng: xác thực, không ai chối cãi được. + Ngôn ngữ: chan chứa tình cảm, cách xưng hô tha thiết, gần gũi. - TNĐL còn là một áng văn tâm huyết của chủ tịch HCM, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảmcủa Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do. 2. Giảng bài mới: Vào bài: Ở tiết học trước, ta đã tìm hiểu thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt và các phương diện biểu hiện sự trong sáng đó. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ xác định những trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh xác định trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh xác định trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về phương diện tình cảm. Là học sinh chúng ta phải có tình cảm gì đối với tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việ Chúng ta phải có những hiểu biết gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Chúng ta phải có những hành động cụ thể gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: 1. Về tình cảm: Cần có ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng Việt, coi đó là ”Thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc” 2. Về nhận thức: Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp 3. Về hành động: - Cần có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời khi giao tiếp, sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất. - Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách, phải luôn trau dồi, học hỏi. - Loại bỏ những lời núi thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc. - Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài. - Làm giàu có thêm tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự hội nhập, giao lưu quốc tế hiện nay. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết và luyện tập. - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết Cho 1 -2 học sinh đọc phần Ghi nhớ của sách giáo khoa Yêu cầu học sinh đọc các bài tham khảo phía sau bài học ở nhà III. Kết luận: Ghi nhớ (SGK) - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Gọi học sinh đọc các ngữ liệu Yêu cầu học sinh phân tích từng câu văn để tìm ra những câu văn “trong sáng” và những câu “không trong sáng”? Lần lượt phân tích các câu văn IV. Luyện tập : 1. Bài tập 1: - Các câu b, c, d là những câu trong sáng, - Câu a không trong sáng (có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn và chủ ngữ , trong khi đó các câu b, c, d thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu . - Gọi học sinh đọc ngữ liệu + Yêu cầu học sinh phân tích để tìm ra những từ nước ngoài nào không nên sử dụng và thay thế bằng từ khác để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt. + HS Lần lượt phân tích và chỉ ra. 2. Bài tập 2: - Trong lời quảng cáo dùng 3 hình thức biểu hiện cùng nội dung: ngày lễ tình nhân, ngày Valentine, ngày Tình yêu . à Cùng biểu hiện ý nghĩa cao đẹp là tình cảm con người . - Từ cần thay thế: ngày Valentine à ngày lễ tình nhân,ngày Tình yêu V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI, CHUẨN BỊ BÀI 1. Hướng dẫn học bài: - Thanh niên, học sinh cần phải có trách nhiệm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? - Khi hành văn, cần phải viết như thế nào để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt? 2. Hướng dẫn soạn bài: "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" Câu hỏi: Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ trong bài viết của tác giả Phạm Văn Đồng? VI. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT9 Tiếng Việt - gIU GIN SU TRONG CUA TV(T2) 12 cB.doc