Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 90: làm văn - Phát biểu tự do - Trường THPT Đức Thọ

A, Mục tiêu bài học:

- Về kiến thức: Nắm được kiến thức khái quát về phát biểu tự do. Hiểu các yêu cầu của hình thức phát biểu tự do. Bước đầu biết cách phát biểu tự do về một lĩnh vực quen thuộc. Nắm được một số nguyên tắc và yêu cầu của phát biểu tự do.

- Về kĩ năng: Phản xạ nhanh, linh hoạt trước các tình huống giao tiếp; biết tìm nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.

B,Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Giáo viên:

Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS bằng dẫn dắt, giới thiệu bài học.

GV tổ chức giờ thực hành nói, phát huy được tính tích cực chủ động của HS trong tiếp nhận bài học.

Chia thành các nhóm để HS chủ động lựa chọn đề tài thích hợp và phát biểu tự nhiên, thoải mái trên cơ sở đề tài đã lựa chọn.

GV không áp đặt, HS trong tiếp nhận bài học.

GV vận dụng hài hoà các phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm; tích hợp.

- Học sinh: SGK, SBT, vở soạn, vở ghi.

Soàn bài tập, soạn những câu hỏi trong hướng dẫn học bài vào vở soạn.

C, Nội dung, tiến trình lên lớp:

- Ổn định lớp.

- Bài mới: GV giới thiệu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5688 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 90: làm văn - Phát biểu tự do - Trường THPT Đức Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90: Làm văn: Ngày PHÁT BIỂU TỰ DO A, Mục tiêu bài học: - Về kiến thức: Nắm được kiến thức khái quát về phát biểu tự do. Hiểu các yêu cầu của hình thức phát biểu tự do. Bước đầu biết cách phát biểu tự do về một lĩnh vực quen thuộc. Nắm được một số nguyên tắc và yêu cầu của phát biểu tự do. - Về kĩ năng: Phản xạ nhanh, linh hoạt trước các tình huống giao tiếp; biết tìm nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích. B,Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS bằng dẫn dắt, giới thiệu bài học. GV tổ chức giờ thực hành nói, phát huy được tính tích cực chủ động của HS trong tiếp nhận bài học. Chia thành các nhóm để HS chủ động lựa chọn đề tài thích hợp và phát biểu tự nhiên, thoải mái trên cơ sở đề tài đã lựa chọn. GV không áp đặt, HS trong tiếp nhận bài học. GV vận dụng hài hoà các phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm; tích hợp... - Học sinh: SGK, SBT, vở soạn, vở ghi. Soàn bài tập, soạn những câu hỏi trong hướng dẫn học bài vào vở soạn. C, Nội dung, tiến trình lên lớp: - Ổn định lớp. - Bài mới: GV giới thiệu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu những tình huống nảy sinh phát biểu tự do. ( Rèn luyện kĩ năng nhận biết vấn đề, kĩ năng phân tích, lí giả và kĩ năng trình bày vấn đề) 1, GV nêu yêu cầu: Hãy tìm một vài ví dụ ở đời sống quanh mình để chứng tỏ rằng: trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sắn. HS dựa vào phần gợi ý trong SGK để tìm ví dụ.( Rèn luyện kĩ năng vận dụng tìm những ví dụ trong thực tế đời sống mà em biết. Kĩ năng trình bày vấn đề) GV nhận xét và nêu thêm một số ví dụ khác. - Trong buổi Đại hội chi đoàn, mặc dù không được phân công tham luận nhưng ngay sau khi nghe bạn A phát biểu về phong trào "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", bạn B đã xin phát biểu và bạn đóng góp nhiều ý kiến rất hay, rất bổ ích, thậm chí còn hơn cả bài phát biểu chuẩn bị sẵn của bạn A. Trên đây là những ví dụ về phát biểu tự do. 2, GV nêu vấn đề: Từ những ví dụ nêu trên, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: ? Vì sao con người luôn có nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do? ( Rèn luyện kĩ năng khái quát từ thực tế rút ra nhận xét) HS dựa vào ví dụ và tình huống nêu ra trong SGK để phát biểu. 3, GV nêu câu hỏi trắc nghiệm: ( Rèn luyện kĩ năng nhận biết và trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau khi đã học lí thuyết) Làm thế nào để phát biểu tự do thành công? a) Không được phát biểu về những gì mình không hiểu biết và thích thú. b) Phải bám chắc chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề. c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chónh tìm ý và sắp xếp ý. d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh. e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị. g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời. HS dựa vào kinh nghiệm bản thân và những điều tìm hiểu trên đây để có những lựa chọn thích hợp. Như vậy, trong tất cả các phương án trên, chỉ có phương án (d) là không lựa chọn còn lại đều là những cách khiến phát biểu tự do thành công. Lưu ý: đọc kĩ phần ghi nhớ. Hoạt động 2: Luyện tập ( Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành, kĩ năng trình bày vấn đề) 1- GV có thể đưa mục (4) trong SGK vào phần luyện tập để khắc sâu những điều cần ghi nhớ ở mục (3). - Trên cơ sở mục (3), HS cụ thể hóa những điều đặt ra ở mục (4). 2. GV hướng dẫn HS thực hiện các bài luyện tập trong SGK. GV có thể chọn một chủ đề bất ngờ và khuyến khích những học sinh có hứng thú và hiểu biết thực hành- cả lớp nghe và nhận xét, góp ý. Hoạt động 3 I. Tìm hiểu về phát biểu tự do 1. Những trường hợp được coi là phát biểu tự do. - Trong buổi giao lưu: "chát với 8X" của đài truyền hình kĩ thuật số, khi được người dẫn chương trình gợi ý: "trong chuyến đi châu Âu, kỉ niệm nào anh nhớ nhất?", một khách mời (nhạc sĩ) đã phát biểu: "Có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi ấy: chụp ảnh lưu niệm với bạn bè; những buổi biểu diễn; gặp gỡ bà con Việt Kiều;… Nhưng có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất trong chuyến đi ấy, vâng, tôi nhớ ra rồi, đó là đêm biểu diễn cho bà con Việt kiều ta ở Pa-ri… - Một bạn học sinh khi được cô giáo nêu vấn đề: "Hãy phát biểu những hiểu biết của em về thơ mới Việt Nam giai đoạn 30- 45" đã giơ tay xin ý kiến: "Thưa cô, em chỉ xin phát biểu về mảng thơ tình thôi được không ạ". Được sự đồng ý của cô giáo, bạn học sinh ấy đã phát biểu một cách say sưa, hào hứng (tuy có phần hơi lan man) về mảng thơ tình trong phong trào thơ mới: những nhà thơ có nhiều thơ tình, những bài thơ tình tiêu biểu, những cả 2. Nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do. + Trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người có rất nhiều điều say mê (hay buộc phải tìm hiểu). Tri thức thì vô cùng mà hiểu biết của mỗi người có hạn nên chia sẻ và được chia sẻ là điều vẫn thường gặp. + "Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Vì vậy, phát biểu tự do là một nhu cầu (muốn người khác nghe mình nói) đồng thời là một yêu cầu (người khác muốn được nghe mình nói). Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn. 3. Cách phát biểu tự do - Phát biểu tự do là dạng phát biểu trong đó người phát biểu trình bày với mọi người về một điều bất chợt nảy sinh do mình thích thú, say mê hoặc do mọi người yêu cầu. - Vì bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài dự tính nên người phát biểu không thể tức thời xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh có sự chuẩn bị công phu. - Người phát biểu sẽ không thành công nếu phát biểu về một đề tài mà mình không hiểu biết và thích thú. Vì có hiểu biết mới nói đúng, có thích thú mới nói hay. Nhưng hứng thú không dễ đến, hiểu biết thì có hạn, càng không thể đến một cách bất ngờ. Muốn tạo hứng thú và có vốn hiểu biết, không có cách gì hơn là say mê học tập, tìm hiểu, sống nhiệt tình và say mê với cuộc đời. - Phát biểu dù là tự do cũng phải có người nghe. Phát biểu chỉ thực sự thành công khi thực sự hướng tới người nghe. Người phát biểu phải chọn đề tài phù hợp, có cách nói phù hợp với người nghe. Trong quá trình phát biểu cần quan sát nét mặt, cử chỉ,… của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời. Thành công của phát biểu tự do chỉ thực sự có được khi hứng thú của người nói bắt gặp và cộng hưởng với hứng thú của người nghe. Dĩ nhiên, không người nghe nào hứng thú với những gì đã làm họ nhàm chán trừ khi điều không mới được phát biểu bằng cách nói mới. II. Luyện tập 1. Luyện tập tình huống phát biểu tự do (mục 4- SGK) Bước 1: Chọn chủ đề cụ thể. Bước 2: Kiểm tra nhanh xem vì sao mình chọn chủ đề ấy (tâm đắc? được nhiều người tán thành? chủ đề mới mẻ?... hay là tất cả những lí do đó?). Bước 3: Phác nhanh trong óc những ý chính của lời phát biểu và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lí. Bước 4: Nghĩ cách thu hút sự chú ý của người nghe (nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng; đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng; lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn; tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp có thêm sự gợi cảm hay hài hước; thể iện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ; tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe). 2. Phần luyện tập trong SGK + Tiếp tục sưu tầm những lời phát biểu tự do đặc sắc (Bài tập 1). + Ghi lại lời phát biểu tự do về một cuốn sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và phân tích: - Đó đã thật sự là phát biểu tự do hay vẫn là phát biểu theo chủ đề định sẵn? - So với những yêu cầu đặt ra cho những ý kiến phát biểu tự do thì lời phát biểu của bản thân có những ưu điểm và hạn chế gì? Lưu ý: cần bán sát khái niệm, những yêu cầu và cách phát biểu tự do để phân tích. 3. Thực hành phát biểu tự do Có thể chọn một trong các đề tài sau: + Dòng nhạc nào đang được giới trẻ ưa thích? + Quan niệm thế nào về "văn hóa game"? + Tình yêu tuổi học đường- nên hay không nên? + Chương trình truyền hình mà bạn yêu thích?… DÆn dß: VÒ nhµ vËn dông trong giao tiÕp. TiÕt sau häc: Phong c¸ch ng«n ng÷ hµnh chÝnh. H·y so¹n nh÷ng c©u hái trong h­íng dÉn häc bµi vµo vë.

File đính kèm:

  • docTIET 90 PHAT BIEU TU DO.doc
Giáo án liên quan