Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 99: lí luận văn học - Giá trị văn học và tiếp nhận văn học (Tiếp)

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức

- Hiểu được những giá trị cơ bản của văn học.

- Nắm vững những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học.

2. Kĩ năng

- Vận dụng những hiểu biết và giá trị văn học để phân tích có chiều sâu các tác phẩm văn học.

- Vận dụng những hiểu biết về tiếp nhận văn học để có thể cảm thụ tác phẩm văn học ở cấp độ cao nhất.

3. Thái độ

- Có ý thức nâng cao năng lực về hiểu và cảm thụ văn chương để vận dụng vào trong bài văn nghị luận

II- Chuẩn bị của GV và HS

1.GV: Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.

2.HS: Vở bài tập, vở ghi.

III- Tiến trình bài dạy

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 99: lí luận văn học - Giá trị văn học và tiếp nhận văn học (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên lớp Ngày dạy Sĩ số Tên học sinh vắng 12C2 12C4 12C5 12C6 12C7 Tiết 99: Lí luận VH Giá trị văn học và tiếp nhận văn học - Tiếp - I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức - Hiểu được những giá trị cơ bản của văn học. - Nắm vững những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học. 2. Kĩ năng - Vận dụng những hiểu biết và giá trị văn học để phân tích có chiều sâu các tác phẩm văn học. - Vận dụng những hiểu biết về tiếp nhận văn học để có thể cảm thụ tác phẩm văn học ở cấp độ cao nhất. 3. Thái độ - Có ý thức nâng cao năng lực về hiểu và cảm thụ văn chương để vận dụng vào trong bài văn nghị luận II- Chuẩn bị của GV và HS 1. GV: Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn. 2. HS: Vở bài tập, vở ghi. III- Tiến trình bài dạy Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: Tiếp nhận trong đời sống văn học( 10 phút) - GV kiểm tra bài cũ :Thế nào là giá trị nhận thức trong TPVH? Lấy VD? - GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II/SGK - GV :Tiếp nhận trong đời sống văn học là gì ? - HS trả lời - GV nhận xét, lấy VD phân tích, bổ sung và chuẩn kiến thức. * HĐ2: Tính chất tiếp nhận văn học( 15 phút) - GV :Tính chất tiếp nhận văn học là gì ? - GV đưa các VD phân tích , chứng minh - GV: Tính khuynh hướng trong tư tưởng , t/c, trong thị hiếu thẩm mĩ có t/d ntn? - GV: Tính đa dạng, không thống nhất là gì? Lấy VD? - GV nhận xét , bổ sung - GV đưa các VD phân tích, chứng minh * HĐ3: Các cấp độ tiếp nhận văn học( 10 phút) - Thảo luận nhóm : Có mấy cách cảm thụ VH? Đó là những cách nào? - Các nhóm cử đại diện trình bày , bổ sung và thống nhất ý kiến. - GV nhận xét và lấy VD phân tích -> chuẩn kiến thức. * HĐ4: Củng cố- luyện tập( 3 phút) - GV: Yêu cầu HS đọc bài thơ sau: “ Mới ra tù, tập leo núi” của Hồ chí Minh. - Trình bày cảm nhận của em sau khi đọc xong bày thơ? *HĐ5: Hướng dẫn học bài ở nhà( 2 phút) - Hãy chọn một tác phẩm văn học, tự cảm nhận và đánh giá cấp độ tiếp nhận tác phẩm văn học của mình. - Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình, các phong cách ngôn ngữ. II. Tiếp nhận văn học 1.Tiếp nhận trong đời sống văn học - Trong đ/s văn học luôn có mối quan hệ qua lại giữa sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận. + Tác giả là người sáng tạo ra TPVH + Tác phẩm là phương tiện truyền bá văn học + Người đọc ( hoặc nghe) là chủ thể tiếp nhận văn học. => Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình. 2. Tính chất tiếp nhận văn học - Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp giữa người viết và người đọc ( người nghe). - Trong giao tiếp giữa TP với độc giả-> chú ý tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. - Năng lực, thị hiếu, sở thích của cá nhân đóng vai trò rất quan trọng: Tùy theo lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống…mà có kết quả tiếp nhận cụ thể , riêng biệt cho mỗi người. + Tính khuynh hướng trong tư tưởng, t/c, trong thị hiếu thẩm mĩ -> làm cho sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân. + Tính đa dạng, không thống nhất ( mỗi người có một cách cảm thụ khác nhau-> VD: Nhân vật Thúy Kiều…) 3. Các cấp độ tiếp nhận văn học - Thứ nhất, cách cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của TP-> là cách tiếp nhận VH đơn giản và phổ biến. - Thứ 2, cách cảm thụ vượt qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của TP. - Thứ 3, cách cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức biểu hiện của TP, thấy cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của nó, cảm nhận được cái hấp dẫn , sinh động của đ/s được tái hiện, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của câu chữ, kết cấu, thể loại, hình tượng…qua đó không chỉ thấy rõ ý nghĩa sâu sắc của TP mà còn thay đổi cả cách cảm, cách nghĩ về c/s. * Luyện tập - HS nêu cảm nhận ở 3 mức độ

File đính kèm:

  • docTiet 99- gia tri van hoc vatiep nhan van hoc.doc