Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết thứ : 73 tên bài : Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX.

+ Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật, giọng thơ tâm huyết súc sôi.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.

C. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Học sinh thảo luận và phát biểu

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết thứ : 73 tên bài : Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn / / Tên bài : Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu- Tiết thứ : 73 A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: + Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. + Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật, giọng thơ tâm huyết súc sôi. B. Phương tiện thực hiện Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. C. Phương pháp tiến hành Học sinh thảo luận và phát biểu D. Tiến trình lên lớp 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra trong quá trình học bài mới) 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK, sau đó trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phan Bội Châu. - Giáo viên hỏi: Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm của PBC? Giáo viên hỏi: Dựa vào tiểu dẫn SGK em cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ Lưu biệt khi xuất dương. GV đọc phần phiên âm, 1 học sinh đọc phần dịch nghĩa, 1 học sinh đọc phần dịch thơ? Cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ? GV gọi học sinh đọc lại 4 câu thơ đầu và hỏi: Câu mở đầu nói tới quan niệm nào? Em đọc những câu thơ đề cập tới chí làm trai? Điều lạ tác giả nói đến trong câu thơ là gì ? Hai câu 3 và 4 khẳng định cái tô cá nhân ra sao? Tác giả sử dụng từ ngữ gì để đo tầm vóc của cái tôi ấy? Giáo viên hỏi: Hai câu 5 và 6 đề cập đến quan niệm sống chết như thế nào? Thái độ của PBC trước sách vở “Thánh hiền” ra sao? ấn tượng của em về 2 câu thơ kết? Giáo viên gọi học sinh tổng kết? I- Tìm hiểu tiểu dẫn 1. Tác giả + Phan Bội Châu ( 1867- 1940) quê ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An. Đây là vùng quê nghèo, hiếu học, giàu truyền thống cách mạng. + Ông là một trong những ngọn cờ tiêu biểu của phong trào yêu nước trong suốt 25 năm đầu thế kỉ XX. + Sau khi đỗ giải nguyên ông bắt đầu vào Nam, ra Bắc tìm người cùng chí hướng lập ra hội Duy Tân lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật ( 1905). Từ đó ông bôn ba khi Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm để mưu sự phục quốc. Năm 1925 thực dân Pháp bắt cóc Phan Bội Châu ở Thượng Hải đưa về nước bí mật thủ tiêu, trước phong trào đấu tranh của nhân dân đòi đưa ông ra xử công khai ở Hà Nội. Phan Bội Châu được trắng án nhưng bị giam lỏng ở Huế cho đến lúc qua đời. 2. Tác phẩm a. Tác phẩm chính: - Việt Nam vong quốc sử (1905) - Hải ngoại huyết thư ( 1906) - Ngục trung thư ( 1914)… - PBC là người dùng thơ văn như một vũ khí tuyên truyền cách mạng. Ông đã khơi nguồn cho dòng văn chương trữ tình chính trị. - Với tư duy nhậy bén, tài năng, sáng tạo, đa dạng, tình cảm nồng nhiệt sôi trào đã tạo ra sức hấp dẫn hiệu quả đặc biệt của thơ tuyên truyền PBC. Ông được coi là cây bút xuất sắc nhất của thơ văn cách mạng đầu thế kỷ XX. b. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Lưu biệt khi xuất dương. + Năm 1905 sau khi thành lập hội Duy Tân, theo chủ trương của hội, PBC sang Nhật để lãnh đạo phong traò Đông Du ( Đưa thanh niên ưu tú sang Nhật hoạt động để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng). Trước lúc lên đường, tác giả đã làm bài thơ từ giã bạn bè đồng chí. II- Đọc hiểu văn bản 1. Đọc và cảm nhạn chung về thơ + Giọng điệu sục sội, nhiệt huyết + Tư thế của người ra đi hào hùng 2. Bốn câu đầu + Tác giả đề cấp đến chí làm trai. Đây là nội dung quen thuộc của thơ tỏ chí trung đại: - Công danh nam tử còn vương nợ. ( Phạm Ngũ Lão) - Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. ( Nguyễn Công Trứ)… + Điều lạ đó là ý thức của cái tôi trữ tình, đề cấp đến trách nhiệm của kẻ làm trai. Điều lạ ấy là hành động xoay chuyển vũ trụ, lay trời chuyển đất, mưu cầu chuyện lớn. Nam nhi phải làm chủ vũ trụ nói nên tầm vóc lớn lao của những công việc mà kẻ nam nhi gánh vác. + Tác giả khẳng định cái tôi công dân đầy trách nhiệm “ Trong khoảng trăm năm cần có tới. Sau này muôn thủa há không ai?” Cái tôi ấy đặt trong không gian càn khôn, thời gian trăm năm. Tác giả xác định rõ ràng trách nhiệm của mình với đất nước, không ỷ lại dựa dẫm lập nên chiến công để lưu danh sử sách. + Giọng thơ khẳng định qua hình thức câu hỏi tu từ thể hiện thái độ tự tin, khí lực dồi dào đang khao khát sự nghiệp cứu nước. " Cảm hứng lãng mạn bay bổng với hình tượng nghệ thuật kì vĩ làm tặng khát vọng niềm tin vào con đường cứu nước. 3. Hai câu 5 và 6 + Nhà thơ đề cập đến quan niệm chết vinh hơn sống nhục. Câu thơ giàu sức lay động thấm nỗi đau đớn bởi “ Non sông đã chết” đất nước đã mất trọn vào tay kẻ thù. PBC không chấp nhận tủi nhục, nô nệ. + Tư tưởng mới mẻ gây bất ngờ cho người đọc là thái độ phủ nhận mạnh mẽ sách vở thánh hiền “ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” đặt trong truyền thống nghìn năm của chế độ phong kiến. Một thái độ dứt khoát như vậy thất táo bạo. Sách vở chỉ chép sự tích của ngườu xưa, những áng văn trau chuốt của chư tử…Những thứ sách vở đó chẳng giúp ích gì cho tình cảnh nước mất nhà tan. Đó cũng là lý do Nguyễn Khuyến thở dài tự trào: “ Sách vở ích gì cho buổi ấy. áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già. " PBC kêu gọi sự thức tỉnh tinh thần hành động “ Xúm vai vào gánh vác cựu giang sơn. " 4. Hai câu kết - Bộc lộ khát vọng tư thế vươn đến tầm vóc sánh ngang vũ trụ. Các hình ảnh Đông Hải, thiên trùng bạch lãng, trường phong, nhất tề phi hô ứng với nhau trong trường liên tưởng rộng lớn hoành tráng. Bản dịch câu thơ cuối “ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” làm giảm đi tư thế quyết tâm hăm hở, phong độ hào hùng của thi sĩ. III- Củng cố + Bài thơ có tình cảm thiết tha sôi trào, hình ảnh kì vĩ, hoành tráng mang tầm vóc vũ trụ, trí tưởng tượng bay bổng. + Bài thơ chứa chan tin tưởng, lạc quan cách mạng, ý chí lên đường cứu nước bất chấp thử thách khó khăn. IV- Hướng dẫn học bài và soạn bài. 1. Cảm nhận của em 2 câu cuối bài thơ. 2. Soạn bài : Nghĩa của câu. V- Rút kinh nghiệm bài học Ngày soạn / / Tên bài : nghĩa của câu Tiết thứ : 74 A. mục tiêu bài học Giúp HS: +Nắm được nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu. +Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh. B. phương tiện thực hiện SGK, SGV, Thiết kế bài học C.phương pháp tiến hành. HS thảo luận và phát biểu D. Tiến trình lên lớp 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. sCảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài lưu biệt khi xuất dương? 3.Bài mới hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt I.hai thành phần nghĩa của câu. ở cặp câu a1 a2 cả hai câu đêu

File đính kèm:

  • docLuu biet khi xuat duong.doc