Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết:76 - 77 Đọc văn Thuốc (Lỗ Tấn)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức : Giúp học sinh:

- Hiểu được thái độ của Lỗ Tấn trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa trước Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng như mong mỏi của tác giả về sự thức tỉnh của họ;

- Nắm được đặc sắc cơ bản của truyện ngắn Lỗ Tấn : cô đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng.

2. Kỹ năng:

Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch).

3. Thái độ:

Giáo dục thái độ yêu mến, trân trọng nhà văn Lỗ Tấn và những sáng tác của ông. Bồi dưỡng các em có nhận thức đúng đắn trong cuộc sống, biết phân biệt nỗi niềm đau thương mất mát với những mê muội, có tinh thần lạc quan tin tưởng vào cuộc sống.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1.Chuẩn bị của GV:

SGK,SGV,Gíao án, tranh ảnh về tác giả , tác phẩm.

2.Chuẩn bị của HS:

Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ : (5’)

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6589 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết:76 - 77 Đọc văn Thuốc (Lỗ Tấn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:76-77 - Đọc văn Ngày soạn: 20/2/2012 THUỐC (Lỗ Tấn) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : Giúp học sinh: - Hiểu được thái độ của Lỗ Tấn trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa trước Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng như mong mỏi của tác giả về sự thức tỉnh của họ; - Nắm được đặc sắc cơ bản của truyện ngắn Lỗ Tấn : cô đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng. 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch). 3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu mến, trân trọng nhà văn Lỗ Tấn và những sáng tác của ông. Bồi dưỡng các em có nhận thức đúng đắn trong cuộc sống, biết phân biệt nỗi niềm đau thương mất mát với những mê muội, có tinh thần lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1.Chuẩn bị của GV: SGK,SGV,Gíao án, tranh ảnh về tác giả , tác phẩm. 2.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, TLTK chuẩn bị cho bài mới theo hướng dẫn học bài trong SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) CÂU HỎI ĐÁP ÁN Câu 1: Tại sao Nguyễn Khải đặt tên cho tác phẩm của mình là “Một người Hà Nội”? Nêu nội dung chính của truyện? Câu 2: Nhân vật bà Hiền được thể hiện qua cái nhìn của ai? Giới thiệu vài nét về bà Hiền? Vì sao tác giả gọi bà Hiền là "một hạt bụi vàng của Hà Nội"? Câu 1: Nhan đề: thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. - Là sự trình bày cảm nhận, cách nhìn, quan niệm về người Hà Nội của nhà văn. - Định hướng tư tưởng của tác phẩm. Nội dung chính:Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước. Câu 2: - Nhân vật bà Hiền thể hiện qua sự khám phá của nhân vật “tôi”. Đó là người phụ nữ gốc Hà Nội, có nhan sắc, thông minh, gia đình nề nếp, yêu văn chương… Qua thời gian, sự biến thiên của thời thế nhưng cô Hiền vẫn giữ được cốt cách của người Hà Nội - bản lĩnh, tự tin, trung thực và giàu lòng tự trọng. - Bà Hiền là "một hạt bụi vàng của Hà Nội", vì: Bà Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như bà Hiền sẽ hợp lại thành những “ánh vàng” chói sáng. Ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người Hà Nội. -> Một so sánh độc đáo nhằm ca ngợi bản lĩnh, cốt cách của bà Hiền. 3. Bài mới : Lời vào bài : (1’) Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược). Tuổi trẻ của ông đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Sáng tác của ông thường dồn nén, hàm súc nhiều tầng lớpnghĩa. THUỐC là một tác phẩm như thế! Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu truyện ngắn này. TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 10’ * Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở phần tiểu dẫn trong SGK. - GV yêu cầu HS tự đọc phần Tiểu dẫn để trả lời câu hỏi sau: Buổi tìm đường, nhận đường để đến với văn chương của Lỗ Tấn là một hành trình rất dài . Phần Tiểu dẫn đã cho anh (chị) biết gì về hành trình đó? Vì sao Lỗ Tấn lại chọn nghề văn?Quan điểm sáng tác văn chương của Lỗ Tấn? ?: Cho biết hoàn cảnh ra đời truyện ngắn “Thuốc”? * Hoạt động 1. HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK. - HS căn cứ vào Tiểu Dẫn để trả lời . - Dựa vào SGK, trả lời. I. ĐỌC –TÌM HIỂU CHUNG: - Tên thật: Chu Thụ Nhân, Lỗ Tấn là bút danh (lấy từ họ mẹ và chữ Tấn hành). Quê tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. - Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề với những động cơ khác nhau (hàng hải, khai thác mỏ, y, văn nghệ). - Mục đích sáng tác: Dùng ngòi bút để phanh phui các "căn bệnh tinh thần" của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chữa chạy. - Quan điểm sáng tác: Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thoả mãn, "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ". - Tác phẩm chính: AQ chính truyện, Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới… Þ Là nhà văn CM xuất sắc của Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ. - Truyện ngắn “Thuốc” được viết vào năm 1919, vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. Tác phẩm tập trung vạch rõ nguyên nhân căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa, đó là do nhân dân chìm đắm trong mê muội lạc hậu, những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó nhà văn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc. 64’ * Hoạt động 2. GV hướng dẩn HS đọc- hiểu văn bản. - GV yêu cầu HS tự đọc và tóm tắt tác phẩm trước ở nhà. Thời gian trên lớp dành để HS trình bày tóm tắt và tập trung phân tích tác phẩm. - GV nêu yêu cầu công việc : Anh chị hãy trình bày phần tóm tắt tác phẩm “Thuốc” ? -GV diễn giảng và hỏi: Chiếc bánh bao tẩm máu người là một hình tượng nghệ thuật gắn liền với ý nghĩa của tác phẩm. Chiếc bánh bao xuất hiện trong không gian pháp trường một đêm thu gần về sáng, được nâng niu như vị thuốc cổ quái kì bí dành cho tiểu Thuyên. Hình tượng chiếc bánh bao ấy còn thấp thoáng hiện ra khi nhà văn miêu tả cảnh nghĩa địa trong buổi sớm mùa xuân,vào tiết Thanh minh trong sáng. Châu tuần chung quanh vị thuốc quái đản có tên bánh bao tẩm máu người là các nhân vật: con bệnh lao trầm trọng tiểu Thuyên, gia đình lão chủ quán trà khốn khổ Hoa Thuyên cùng đám đông quần chúng như tay đao phủ, người râu hoa râm, cậu năm Gù, bác Cả Khang, lão Nghĩa mắt cá chép, anh chàng hai mươi tuổi trong quán trà, cụ Ba, mẹ Hạ Du, … Thấp thoáng phía sau chiếc bánh bao tẩm máu người cùng đám đông quần chúng là hình tượng nhân vật người cách mạng Hạ Du. Hình tượng trung tâm chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù và mối quan hệ với các nhân vật trên sẽ giúp chúng ta tìm hiểu, phân tích các lớp ý nghĩa gửi gắm trong một tác phẩm rất cô đọng, hàm súc ấy. Vậy mối quan hệ giữa “Thuốc” với đám đông quần chúng và con bệnh lao tiểu Thuyên cho anh chị biết điều gì về ý nghĩa tác phẩm? (+Thuốc ở đây được làm từ những vị gì? Để chữa bệnh cho ai? Tại sao mọi người đều tin thuốc đó có khả năng chữa bệnh? “Thuốc” đã chứng tỏ công hiệu của nó như thế nào? Qua kết cục ấy, tác phẩm muốn nói điều gì ? + Con bệnh có được tự lựa chọn thuốc cho mình không ? Ai là người áp đặt phương thuốc cho con bệnh? Phương thuốc họ áp đặt cho con bệnh rốt cuộc có phải là thuốc chữa được bệnh thật sự không? Vậy từ đó anh (chị) hiểu được thông điệp gì nhà văn gửi gắm phía sau ?). - GV gợi mở, dần dần giúp HS tự tìm ra các tầng ý nghĩa từ bề mặt đến chiều sâu của tác phẩm. ?: Vị thuốc chữa bệnh cho tiểu Thuyên đã được “pha chế” như thế nào? Thái độ của đám đông quần chúng trước nhân vật người tử tù gợi cho anh chị hiểu gì về tầng nghĩa thứ ba của tác phẩm? - Sau khi HS trả lời,GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề. ?: Qua những lời bàn luận của các nhân vật trong quán trà Hoa Thuyên, anh (chị) hiểu gì về nhân vật Hạ Du? ?: “ Thuốc” còn bộc lộ niềm tin tưởng mãnh liệt vào tiền đồ tươi sáng của cách mạng . Anh (chị )đã đọc thấy điều đó như thế nào ở chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du ? Sau khi HS phân tích ý nghĩa chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du. GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề. ?: Thử nêu ý nghĩa văn bản “Thuốc”? * Hoạt động 2. HS đọc- hiểu văn bản. - HS tóm tắt, GV nhận xét và sơ đồ hóa phần tóm tắt tác phẩm . - Thảo luận nhóm và trả lời theo sự gợi ý của GV. - Thảo luận nhóm, trả lời. -HS trả lời - Thảo luận, phân tích ý nghĩa chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du. - Suy nghĩ, trả lời. II- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Đọc và tóm tắt tác phẩm: Thuốc (Bánh bao tẩm máu người) Con bệnh lao Người tử tù Gia đình Hoa Thuyên và đám đông quần chúng Pháp trường Quán trà Bãi tha ma Vòng hoa trên mộ Hạ Du Đêm thu gần về sáng Buổi sớm mùa xuân 2 . Phân tích a. Hình tượng “Thuốc” – Bánh bao tẩm máu người và ý nghĩa nhan đề tác phẩm * Đám đông quần chúng - Thuốc – Con bệnh: + Vị thuốc trong tác phẩm được làm nên từ những yếu tố rất kì quái, thiếu khoa học. Để chữa bệnh lao cho tiểu Thuyên, vợ chồng lão Hoa Thuyên và tất cả đám đông quần chúng đều thật bụng và ngu dốt tin rằng máu người có thể có công hiệu . Cho nên mới có một vị thuốc để chữa bệnh lao được gọi là bánh bao tẩm máu người.Câu chuyện tìm thuốc và chữa bệnh gợi ấn tượng cho người đọc nhớ lại không khí thời trung cổ, nhưng chính thực lại đang diễn ra ở nước Trung Hoa thời Lỗ Tấn, một Trung Hoa đình đốn trì trệ, tự thỏa mãn. Cho nên tầng nghĩa thứ nhất trong tác phẩm là: tác giả nói với người đọc về câu chuyện chữa bệnh lao.Bài thuốc mà cha mẹ tiểu Thuyên nâng niu như nhà hiếm muộn mười đời độc đinh nâng niu con rốt cuộc đã không cứu được mạng con . Ở tầng nghĩa này tác phẩm có chủ đề chống mê tín dị đoan. + Mọi người trong “Thuốc” đều đặt hết tin tưởng , “cam đoan thế nào cũng khỏi”, “lao gì mà ăn chả khỏi”. Và họ đem cái ngu dốt, thiếu khoa học ấy áp đặt cho con bệnh. Một người như tiểu Thuyên không được phép lựa chọn và tìm lấy phương thuốc cho căn bệnh trầm trọng của mình . Bệnh nhân chỉ có thể thụ động chấp nhận phương thuốc mà cha mẹ và những người khác đem đến, dù kết quả rất đau xót là phải trả bằng tính mạng. Cho nên tầng ý nghĩa thứ hai mang tính chất khai sáng của tác phẩm: mọi người phải giác ngộ ra thứ thuốc vốn được sùng bái này là thuốc độc. Đừng có nhắm mắt dùng liều thứ thuốc độc đó.Thế hệ trẻ phải độc lập suy nghĩ, có quyền quyết định tương lai của mình. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê mãi “trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. * Người tử tù - Thuốc – Đám đông quần chúng: Liều thuốc trong tác phẩm trớ trêu là được pha chế bởi máu của người cách mạng Hạ Du - một người đã dám dũng cảm hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng nhân dân, trong đó có cả những người như bố mẹ tiểu Thuyên, ông Ba, bác Cả Khang, … Thế nhưng quần chúng lại dửng dưng mua máu của người cách mạng về chữa bệnh chẳng khác nào mua máu súc vật. Họ còn điềm nhiên bàn tán, cười cợt về hành động của Hạ Du khi anh ở trong ngục. Họ phàn nàn vì không kiếm chác được trong vụ này so với số tiền hai mươi lạng bạc trắng xóa cụ Ba được thưởng vì đã có thành tích tố giác cháu ruột… Sự trớ trêu đó gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, đặt ra câu hỏi đầy ám ảnh với chúng ta:Vì đâu quần chúng lại mê muội đến như vậy? Phải chăng vì người cách mạng còn xa rời quần chúng? Phải chăng vì sự ngu dốt, rã rời ? Cho nên ở tầng nghĩa thứ ba, tác giả đặt vấn đề : Phải tìm một phương thuốc để làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. Phương thuốc ấy là gì,là như thế nào thì chính Lỗ Tấn cũng chưa có câu trả lời. b. Hạ Du – Hình ảnh tượng trưng cho những người cách mạng Tân Hợi * Người bị chết chém ở pháp trường đêm thu gần về sáng hôm ấy, theo như lời bác Cả Khang, chính là Hạ Du. Anh đã dũng cảm , dám xả thân vì sự nghiệp chung. Câu tuyên truyền của Hạ Du với lão Nghĩa mắt cá chép “Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta” cho thấy lý tưởng cao đẹp về độc lập tự do cho đất nước, hạnh phúc cho đồng bào mình ở Hạ Du. Bị bắt vào ngục, Hạ Du vẫn tỏ rõ khí tiết vững vàng của người cách mạng, “nằm trong tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc”... * Nhưng Hạ Du cũng là người rất cô đơn . Đây là con người giác ngộ sớm giữa cái cộng đồng đang còn ngái ngủ của anh ta. Bi kịch cô đơn của người cách mạng giác ngộ sớm cũng là nội dung quen thuộc trong tác phẩm Lỗ Tấn . Họ là những người “đi trước buổi bình minh ”. Cho nên quần chúng ngủ mê gọi họ là điên (Nhật ký người điên, Đèn không tắt ). Trong “Thuốc”, mặc dù lý tưởng lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc , giành lại độc lập của Hạ Du cao cả và đẹp đẽ như thế nhưng quần chúng tỏ ra chẳng hiểu gì về anh.Họ gọi anh là “thằng qủi sứ ”, “thằng nhãi con” , cho việc anh làm đơn giản là của một người khùng “không muốn sống nữa thế thôi” . Họ bực tức vì không kiếm được “nước mẹ gì” từ cái chết của anh . Anh chịu án chém , đến áo Hạ Du cởi ra lão Nghĩa cũng lấy mất .Cụ Ba xem cháu là giặc nên đem thằng cháu ra đầu thú để tránh thảm họa “cả nhà mất đầu” và chiếm 20 lạng bạc trắng xóa bỏ túi chẳng phải cho ai một đồng kẽm. Lão Nghĩa mắt cá chép đánh anh ta vì tội dám rủ đề lao làm giặc . người râu hoa râm bình luận đánh cái đồ ấy thì thương hại gì. Tất cả mọi người đều có nét mặt “ngơ ngác” không hiểu gì cả , cùng hùa nhau mà phụ họa rằng anh điên , điên thật rồi. Đến người thân thiết nhất trong gia đình là mẹ của anh ta cũng không hiểu việc làm của con mình . Người mẹ cũng cho rằng anh chết oan (oan con lắm Du ơi ).Thế nên quần chúng mua máu của anh ta để chữa bệnh cũng là lẽ tự nhiên . à Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng cho những người cách mạng Tân Hợi . Cuộc cách mạng này trên thực tế đã đánh đổ được chế độ phong kiến. Nhưng nhược điểm của nó là xa rời quần chúng, quần chúng không được giác ngộ; mặt khác lại mang tính chất nửa vời , thay thang nhưng không đổi thuốc, cội rễ của chế độ phong kiến không bị đánh bật , đời sống xã hội không có gì thay đổi . Qua nhân vật Hạ Du , tác giả bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa đối với những chiến sĩ của cách mạng Tân Hợi . Một chi tiết thấp thoáng ở trong tác phẩm đó là cái nhà bia mục nát ở ngã ba đường gắn với không gian pháp trường khi lão Hoa Thuyên đi lấy thuốc về chữa bệnh cho con, nhà bia có bốn chữ thiếp vàng đã nhạt màu: Cổ … Đình Khẩu . Chi tiết này gợi ký ức về người anh hùng liệt sĩ Thu Cận. Thu Cận là một nhà nữ cách mạng tiên phong, từng du học ở Nhật, tham gia cách mạng, bị trục xuất về nướ. Bà là người lập tờ Trung Quốc nữ báo đầu tiên tuyên truyền bình đẳng nam nữ.Thu Cận tham gia chuẩn bị khởi nghĩa với Từ Tích Lân, bị bắt và hành hình lúc 32 tuổi , nơi hành hình là Cổ Hiên Đình Khẩu. Thu cận là biểu tượng của lớp thanh niên giác ngộ sớm lúc bấy giờ. Truy điệu Hạ Du, cũng là truy điệu Thu Cận và cả một lớp người cách mạng giác ngộ sớm , những dũng sĩ “bôn ba trong vắng lặng” . c. Vòng hoa trên mộ Hạ Du - niềm tin mãnh liệt của tác giả vào tiền đồ của cách mạng . - Trong “Tựa viết lấy”, Lỗ Tấn tâm sự: (…) có lúc không thể không gào thét lên mấy tiếng, để an ủi những kẻ dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, mong họ ở nơi tiền khu được vững tâm hơn. (…) Nhưng đã gào thét thì phải gào thét theo mệnh lệnh của chủ tướng. Cho nên đôi khi tôi không ngại viết những điều xa với sự thực. Trong truyện “Thuốc” bỗng dưng tôi thêm một vòng hoa trên nấm mộ anh Du”. à Như vậy chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du gửi gắm niềm lạc quan của tác giả, là tấm lòng ông gửi đến những người liệt sĩ. - Vòng hoa nhỏ thôi, được xếp khum khum, có hoa trắng hoa hồng đang xen với nhau. Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên. Vậy ai đã đến đây? Thế là thế nào? Câu hỏi đầy băn khoăn, nghi hoặc của người mẹ, vừa bàng hoàng, vừa sửng sốt vì có người đã hiểu con mình. Có người đã hiểu sự hi sinh cao cả của Hạ Du, lí tưởng đẹp đẽ của anh và bày tỏ lòng cảm phục thương tiếc anh bằng một vòng hoa kia. Nhà văn vẫn vững tin vào tiền đồ cách mạng. à Những bông hoa trắng, hoa hồng trên mộ Hạ Du đã gửi đến người đọc thông điệp: máu của người tử tù đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng; đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và tâm nguyện bước theo những bước chân khai phá mở đường của họ. - Cùng với chi tiết vòng hoa trên đầu mộ Hạ Du, chi tiết về bước chân vượt qua con đường mòn ngăn cách hai bên nghĩa địa của bà mẹ tiểu Thuyên và sự vận động biến chuyển của thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, từ đêm thu lạnh lẽo tăm tối, đến buổi sớm mùa xuân thanh minh trong sáng, cũng nói lên nhiều điều đối với độc giả về niềm lạc quan trước tương lai cách mang ở nhà văn Lỗ Tấn. 3 . Ý nghĩa văn bản: - Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần. - Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ. 5’ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học: - Yêu cầu HS gấp SGK và thực hiện bài tập ngắn: Trong khoảng một vài dòng, anh (chị) hãy tổng kết về nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Thuốc”. - Sau khi HS thực hiện bài tập, GV mời một vài em đọc lời tổng kết, sau đó nhắc HS mở sách giáo khoa và đọc phần Ghi nhớ. Tổng kết bài học - HS thực hiện bài tập. - HS thực hiện yêu cầu của GV.. III- TỔNG KẾT: ( Ghi nhớ - SGK ) 4/ Luyện tập - Củng cố bài học: (3’) Ý nghĩa của chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn? 5/ Hướng dẫn tự học: (1’) Lỗ Tấn đã cảm nhận được “căn bệnh” của người dân Trung Hoa như thế nào trong truyện ngắn Thuốc ? IV/ RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTiet 76-77 - Thuoc.doc