Giáo án Ngữ văn 12 - Trường THPT Cao Bá Quát

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

Học sinh có cái nhìn tổng quát về VH bằng cách liên kết các tác gia, tác phẩm đã học thành một đường dây theo thứ tự thời gian, từ đó hình thành ý thức về LS của VH, về VH như một quá trình LS,

Hiểu được tính quy luật của sự vận động LS của VH, nắm được những khái niệm .

II – CHUẨN BỊ

SGK + SGV+ LSVHVN

 

doc153 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Trường THPT Cao Bá Quát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÍ LUẬN VĂN HỌC Tuần 01 TIẾT CHƯƠNG TRÌNH : 01 LÍ LUẬN VĂN HỌC : SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CỦA VĂN HỌC I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Học sinh có cái nhìn tổng quát về VH bằng cách liên kết các tác gia, tác phẩm đã học thành một đường dây theo thứ tự thời gian, từ đó hình thành ý thức về LS của VH, về VH như một quá trình LS,… Hiểu được tính quy luật của sự vận động LS của VH, nắm được những khái niệm…. II – CHUẨN BỊ SGK + SGV+ LSVHVN III – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: HĐ CỦA THẦY & CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GHI CHÚ HĐ1: Ổn đình tổ chức+ Kiểm tra bài cũ: vở ghi +SGK HĐ2: giới thiệu bài bằng nhiều hình thức HĐ3 : Chiếm lĩnh nội dung 1+2+3+4 HS Đọc mục 1SGK Để hiểu một tác phẩm VH, một nhà văn,một trào lưu VH.. người ta thường tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nó phân tích bối cảnh LSXH trong đó nó sinh ra vì sao? Lấy VD SGK và thực tế Theo em LSVH có trùng khít với LS XH không? Mối liên hệ của chúng? . C/minh = thực tế LS phát triển của VH có thể được khảo sát thông qua những khái niệm nào? Đọc mục 2SGK Kể tên những thời kỳ VH trong LSVH VN. So sánh sự khác nhau của các thời kỳ? Từ đó rút ra khái niệm thời kỳ VH là gì? Làm thế nào để xác định được giới hạn của thời kỳ VH? Đọc kỹ mục 3 SGK Kể những trào lưu Vh mà em biết trong LSVHVN? Em hiểu trào lưu Vh là gì? Dựa vào tiêu chuẩn nào để xác định trào lưu Vh? Trào lưu Vh có nhất thiết phải có mặt ngay từ đầu khi Vh mới phát sinh không? (Không) Vai trò của trào lưu Vh? Đọc mục 4 SGK Tại sao những TPVH thời xa xưa bây giờ đọc vẫn thấy hấp dẫn? Em hãy lấy VD và giải thích HĐ4: Củng cố các kiến thức kỹ năng Ngoài những khái niệm nêu trong SGK, em còn biết những khái niệm nào? Về nhà: Học câu hỏi SGK Đọc trước bài 2 Kiểm tra việc chuẩn bị vở ghi, SGK Thu hút HS vào bài 1 - Vận động của xã hội và vận động của văn học: Vì : VH là một hình thái sinh hoạt văn hóa, một bộ phận trong đời sống tinh thần của XH Sinh hoạt VH gắn chặt với các sinh hoạt khác đặc biệt là đời sống chính trị Những đổi thay trong đời sống XH thường tác động mạnh đến người đọc, người viết kéo theo những biến đổi trong ý thức của nhà văn và công chúng. LSVH là một bộ phận của LS chung cùng phát triển với LSDT. => LSVH không trùng khít với LSXH xét về cả ND và thời điểm + ND: VH không phải là toàn bộ LS của XH được ghi bằng hình tượng (đó là công việc của nhà sử học) + Về thời điểm: không phải tất cả những mốc LS của DT đều là mốc phân định các thời kỳ phát triển của Vh Thời kỳ VH, LS phát triển Trào lưu VH, của VH Các trường phải VH, Thể loại, Phong cách… 2 – Thời kỳ văn học: Là một giai đoạn LS mà trong đó sự phát triển của VH mang những nét riêng nào đó khác với những giai đoạn trước hoặc sau đó. Có nhiều cách xác định giới hạn củathời kỳ VH: + Lấy mốc của LS chung của DT + Lấy đặc điểm nào đó trong sự phát triển của bản thân Vh. -> Cách phân chia thời kỳ Vh hết sức linh hoạt, cần tránh rập khuôn máy móc. 3 – Trào lưu văn học: Được dùng để chỉ sự phát triển mạnh mẽ của VH trong một giai đoạn nào đó với những sáng tác theo một cương lĩnh chung mang hàng loạt những đặc điểm chung Là một hiện tượng có tính chất LS xuất hiện trong thời điểm nào đó rồi mất đi Tiêu chuẩn để xác định trào lưu Vh là tính chất có cương lĩnh, tính tự giác của việc tuân theo một nguyên tắc, một tư tưởng chỉ đạo nào đó khi XD tác phẩm nghệ thuật được nhiều nhà văn ủng hộ và theo đuổi. Sự xuất hiện của trào lưu Vh đánh dấu một bước phát triển của Vh. 4 – Tiến bộ trong văn học: Nói đến phát triển là nói đến tiến bộ -> Vh phát triển -> Vh có tiến bộ phong phú hơn, gần gũi với con người. + Do tính bền vững và hình như không bao giờ đạt được của những lý tưởng của con người. + Do sự hoàn thiện NT mà nghệ sỹ đã đạt tới trong những thơì điểm ấy. + Do T/ C độc đáo và không bao giờ lặp lại của hoàn cảnh Xh-Ls mà trong đó TP’ ra đời…=> những TPVH của quá khứ vẫn hấp dẫn người đọc các thời đại sau, vẫn được xem như giá trị tinh thần không bị vượt qua. VDTruyện Kiều, Tây du ký.. Luyện tập: Củng cố kiến thức (một mặt nó chịu sự tác động mạnh của đời sốngXH và vận động theo hướng đi của đơi sống chung; mặt khác nó còn phát triển dựa theo những quy luật bên trong bị chi phối bởi sự vận động nội tại của các nhân tố thuộc quá trình sáng tác. TIẾT CHƯƠNG TRÌNH : 02 LÍ LUẬN VĂN HỌC : CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC (T1) I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Hình thành cho HS các khái niệm về giá trị và tiếp nhận Vh (tức là chiếm lĩnh các giá trị Vh) Hs hiểu được vị trí đặc biệt của giá trị thẩm mỹ và quan hệ của chúng với cácgiá trị khác. II – CHUẨN BỊ SGK + SGV+ LSVHVN Đọc kỹ bài III – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: HĐ CỦA THẦY & CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GHI CHÚ HĐ1: T/C+ KT bài cũ: Vận động của VH phụ thuộc vào những nhân tố nào? HĐ2: giới thiệu bài bằng nhiều hình thức HĐ3 : Chiếm lĩnh nội dung I:1+2+3 Đọc SGKT137 Giá trị nhận thức của tác phẩm Vh thể hiện ở những mặt nào? Muốn đánh giá tác phẩm VH về phương diện nhận thức căn cứ vào những tiêu chuẩn nào? Đọc SGK Thảo luận câu hỏi 3,4 T152 Đọc SGK muc 3 T143 Thảo luận câu hỏi 5T152 Thảo luận câu hỏi 6T152 HĐ5: Hướng dẫn HS luyện tập Trong các giá trị của TPVH em thích nhất giá trị nào? Vì sao Về nhà học câu hỏi SGK Đọc trước phần còn lại Kiểm tra việc chuẩn bị vở ghi, SGK Thu hút HS vào bài I – Các giá trị văn học: 1 – Giá trị về nhận Thức: TPVH mang lại cho người đọc nhiều tri thức -> đọc, học TPVH giúp ta biết nhiều Đời TPVH giúp ta hiểu: Người Mình Xác định giá trị của TPVH cần: Tính chân thực 3 căn cứ Sự sâu sắc Tầm khái quát 2 – Giá trị tư tưởng – tình cảm: Vh là tiếng nói tình cảm, là nơi bộc lộ tình cảm của con người. Nhờ có Vh mà đời sống tình cảm của con người ngày càng phong phú hơn, tinh tế hơn, đa cảm hơn. Xác định giá trị của TP về phương diện tư tưởng tình cảm căn cứ : + Sự chân thành +Lòng nhân ái hay chủ nghĩa nhân đạo +Tinh thần chuộng đạo lý +Sự nhạy cảm và tinh tế 3 – Giá trị về thẩm mỹ: - Nói đến cái hay, cái đẹp củaTP - Một bài thơ, một cuốn truyện có mang lại cho người đọc sự thích thú hấp dẫn hay không - Thể hiện ở tài năng dùng từ, câu tổ chức bố cục, xây dựng cốt truyện, kết cấu truyện, sử dụng âm thanh, nhịp điệu XD nhân vật, lựa chọn chi tiết, sử dụng tạo ra hình ảnh, hình tượng,… - Xác định giá trị của TPVH về phương diện thẩm mỹ : +Sự phù hợp giữa hình thức & nội dung +Sự điêu luyện +Tính chất mới mẻ +Tính độc đáo của bút pháp * * * TIẾT CHƯƠNG TRÌNH : 03 LÍ LUẬN VĂN HỌC : CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC (T2) I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Hình thành cho HS các khái niệm về giá trị và tiếp nhận Vh (tức là chiếm lĩnh các giá trị Vh) Hs hiểu được vị trí đặc biệt của giá trị thẩm mỹ và quan hệ của chúng với cácgiá trị khác. Tiếp tục cho HS tìm hiểu cách tiếp nhận Vh: HS thấy được tầm quan trọng của vấn đề tiếp nhận Vh từ đó hình thành ý thức đúng đắn về cách cảm nhận và phê bình VH Cần rèn luyện cho HS có cách đọc, hiểu TPVH cho đúng II – CHUẨN BỊ SGK + SGV+ LSVHVN Đọc kỹ bài III – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: HĐ CỦA THẦY &CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GHI CHÚ HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Giá trị nhận thức của TPVH thể hiện ở những mặt nào? HĐ2: giới thiệu bài bằng nhiều hình thức HĐ3 : Chiếm lĩnh nội dung II:1+2 Đọc mục 1 SGK T145-146 Phân biệt giữa đọc với tiếp nhận Phân biệt tiếp nhận văn chương với những tiếp nhận khác văn chương Đọc mục2SGK T146-147-148 Vì sao có hiện tượng này? HĐ5: Củng cố các kiến thức kỹ năng đề tiếp nhận Vh Về nhà :đọc lại phần đã học Đọc tiếp phần còn lại Tại sao cần phải chú ý đến vấn Kiểm tra việc chuẩn bị vở ghi, SGK Thu hút HS vào bài II- Tiếp nhận văn học 1 – Tiếp nhận văn học là gì? Là sống với tác phẩm văn chương rung cảm với nó, vừa đắm chìm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, vừa tỉnh táo lắng nghe tiếng nói của tác giả thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tác. Là dùng tưởng tượng của mình, kinh nghiệm sống và tâm hồn mình đắp vào những hình ảnh về hiện thực & con người mới chỉ được nhà văn phác họa trong vài ba nét,… làm cho nó sống dậy biến thành bức tranh sinh động,.. tự mình giao lưu với nó, đối thoại với nó, tranh luận yêu thương căm ghét nó 2 – Tác phẩm và công chúng: - Đây là vấn đề cơ bản của tiếp nhận VH - Việc TPVH được công chúng tiếp nhận đánh giá như thế nào chính là nội dung chủ yếu của khái niệm tiếp nhận VH - Sự tiếp nhận TPVH có nhiều cách: tùy thuộc vào mục đích, sở thích điều kiện, trình độ, tuổi tác, công việc của công chúng,… đó là quy luật. - TPVH càng phức tạp, chứa đựng nhiều lớp nghĩa, nhiều chủ đề, càng được đánh giá khác nhau -Yếu tố chủ quan: + Sự khác nhau của bản thân công chúng +Độc giả của VH đông đảo +Có những cách tiếp nhận khác nhau - Yếu tố khách quan: +TPVH có tính nhiều nghĩa, nhiều lớp. +TPVH chức đựng nhiều quan sát suy nghĩ của nhà văn về cuộc sống, nó thường chưa hoàn chỉnh, mở chứ không khép kín. +Sáng tác ngay trong tác phẩm cũng là hoạt động đi tìm, một sự tự khám phá chứ không phải là minh họa cho một kết luận có sẵn +Mỗi công chúng ở một môi trường văn hóa xã hội khác nhau, có cách tiếp nhận đáng giá khác nhau. Luện tập * * * Tuần 02 TIẾT CHƯƠNG TRÌNH : 04 LÍ LUẬN VĂN HỌC : CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC (T3) I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Như tiết 1+2 Tiếp tục cho HS tìm hiểu mối quan hệ giữa tác giả và người đọc. Nắm được cách cảm thụ văn học Rèn luyện để có được cách đọc & học TPVH tốt nhất II – CHUẨN BỊ SGK + SGV+ LSVHVN Đọc kỹ bài III – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: HĐ CỦA THẦY & CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GHI CHÚ HĐ1: Ổn đình tổ chức + Kiểm tra bài cũ: Tiếp nhận văn học là gì? HĐ2: giới thiệu bài bằng nhiều hình thức HĐ3 : Chiếm lĩnh nội dung II:3+4 Đọc mục 3 SGK T148-149-150 Kể giai thoại Bá Nha-Tử Kỳ Em có suy nghĩ gì khi nghe truyện này? Em biết có những cách cảm thụ văn học nào? Bản thân em cảm thụ bằng cách nào? Hạn chế của cách cảm thụ này ở chỗ nào? HĐ5: Luyện tập: Phân biệt cách cảm thụ văn học Hàng ngày em đọc sách văn học theo kiểu nào? Học theo câu hỏi SGK Soạn: Nguyễn Ai Quốc-Hồ Chí Minh Kiểm tra việc học bài cu + vở ghi, SGK Thu hút HS vào bài 3- Tác giả và người đọc: - Là một bộ phận của vấn đề tác phẩm và công chúng - Mối quan hệ giữa tác giả với người đọc có thể xảy ra: + Sự tri âm – hiểu nhau hoàn toàn(đây là yêu cầu lý tưởng – Bá Nha-Tử Kỳ) +Sự thông cảm một phần +Độc giả có thể hiểu rộng hơn khác hơn điều tác giả muốn nói định nói 4 – Cảm thụ văn học: - Là cách tiếp nhận văn học tiêu biểu nhất và phổ biến nhất. - Có những cáchcảm thụ thông thường sau: + Chỉ tập trung vào cốt truyện: người đọc thiên về giải trí, giết thời gian-> người có trình độ thấp, họ thường thích sách kiếm hiêpk, có những tình huống gay cấn => đây là cách cảm thụ khá phổ biến. + Chú ý đến nội dung tư tưởng của tác phẩm Hiểu nội dung tư tưởng một cách đơn giản thpô thiển Nhiều khi cứng nhắc -> làm nghèo nội dung nghệ thuật. + Chú ý đầy đủ hơn đến nội dung của TP văn chương, đến cả mặt nhân thức và tư tưởng tình cảm của nó. ->đây là cách đọc khó và sâu sắc đòi hỏi người đọc không chỉ hiểu mà còn phải biết rung động với TP => Đây chính là cách cảm thụ văn chương + Cảm thụ như một sự sáng tạo -> đây là cách cảm thụ nghệ sỹ Tóm lại: Cảm thụ VH là một hành động chủ quan và rất đa dạng Muốn cảm thụ VH đầy đủ sâu sắc ngoài kinh nghiệm sống, còn cầng phải có sự hiểu biết về văn học. * * * TIẾT CHƯƠNG TRÌNH : 05 LÀM VĂN: LẬP Ý VÀ LẬP DÀN Ý TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp HS hệ thống hóa những kiến thức về lập ý và lập dàn ý đã được học ở các lớp dưới; căn cứ để lập ý; các bước lập ý; cách sắp xếp ý thành dàn bài; cách xác định mức độ trình bày mỗi ý trong khâu lập dàn ý II – CHUẨN BỊ SGK + SGV+ Thiết kế mới về làm văn 12. Đọc kỹ bài III – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1: Nhắc lại kiến thức cũ về tìm hiểu đề tìm ý, làm dàn ý, lập dàn bài Đọc sgk Thế nào là lập ý? Nêu các căn cứ để lập ý GV diễn giải SGKT3-4 Dựa vào 2 căn cứ trên hãy tìm ý cho đề bài 1(T11) phần luyện tập. Căn cứ vào kiến thức XH và văn học, em hãy tìm ý cho đề bài trên? Có mấy bước lập ý? Đọc dàn ý SGKT62 Ý lớn trong dàn bài là ý nào? Các ý nhỏ là ý nào? Em thấy các ý nhỏ dành cho từng ý lớn đã hợp lý chưa? Tại sao? Thế nào là một dàn ý? Qua VD trên em thấy muốn lập dàn ý như đã cho thì thao tác đầu tiên là thao tác gì? Sau đó tiếp tục thao tác gì? Đọc 3 cách sắp xếp ý SGKT7, ở VD trên sắp xếp theo cách nào? Dựa vào dàn bài T62 Nếu trong phần MB, KB ta chuyển ý 2 lên ý1 thì dàn bài phạm kiểu lỗi gì? Nếu thêm ý về cuộc CNT8 vào ý 3 của thân bài thì dàn bài phạm lỗi gì? Nếu ta bỏ ý lớn 3 trong dàn bài thì dàn ý trên phạm lỗi gì? Tại sao? Nếu ta thêm ý lớn (sau) gần với ý 2 trong thân bài thì dàn bài sẽ có lỗi gì? GV: nhấn mạnh cách tránh 4 lỗi trên HĐ4: củng cố luyện tập và hướng dẫn học ở nhà: Làm BT1(đề 2-3) Đọc phần lập luận trong văn NL ÔN LÝ THUYẾT CŨ: Tìm hiểu đề (phân tích đề): là suy nghĩ kỹ đề nhận thức đúng, đủ yêu cầu, ý nghĩa của đề (nội dung + hình thức+ phạm vi d/chứng). Tìm ý : định hướng tìm ý, tìm và lựa chọn ý, cân nhắc liều lượng cho từng ý Lập dàn ý: là bảo đảm cho bài văn một bố cục chặt chẽ, một trình tự hợp lý. Lập dàn bài: là chọn lựa và sắp xếp các ý phụ theo một trật tự hợp lý để làm sáng tỏ luận đề bài văn. A – LẬP Ý: I – Khái niệm: Là định ra nội dung cần trình bày trong bài văn. II – Căn cứ lập ý: 1 – Những chỉ dẫn trong đề bài về nội dung và phương pháp nghị luận. 2 – Những kiến thức về văn học và xã hội mà học sinh đã học, đã đọc hoặc đã tiếp thu qua những nguồn đáng tin cậy Bài tập 1: Đề yêu cầu giải thích , chứng minh câu tục ngữ, rút ra bài học của bản thâncác thao tác cần vận dụng: giải thiách, chứng minh, bình luận. Phạm vi dẫn chứng: không hạn chế Những tấm gương sáng trong lịch sử cứu nước, XD và phát triển đất nước, sáng chế phát minh, nhờ có chí lớn. III – Các bước lập ý: 1 – Xác lập các ý lớn 2 – Xác lập các ý nhỏ. B – Lập dàn ý: VD: Dàn ý về phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Lập dàn ý là sắp xếp các ý đã tìm được ở bước lập ý theo trình tự thích hợp và xác định mức độ trinhtf bày mỗi ý theo tỷ lệ thỏa đáng giữa các ý. Quy tắc lập dàn ý: TT1: xác lập phần mở – phần thân –phần kết. TT2: Chọn ý lớn cho từng phần TT3: Tìm ý nhỏ cho từng ý lớn. VD: dàn ý trên sắp xếp theo sự phân tích nội dung của giá trị nhân đạo C – Một số kiểu lỗi về lập ý và lập dàn bài: Ýxếp lộn xộn Ý lạc Thiếu ý: vì 2 ý trên chưa đủ làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm Nếu thêm: nhà văn đã thể hiện tình cảm của mình khi cho Tràng lấy vợ. Dàn ý sẽ phạm lỗi lặp ý vì ý thêm không khác gì ý lớn 2 trong thân bài. Cách tránh: SGK Luyện tập: Đọc SGK về phần lỗi lập dàn ý * * * TIẾT CHƯƠNG TRÌNH : 6-7 LÀM VĂN: BÀI VIẾT SỐ 1 I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Nắm chắc kiến thức, biết cách xây dựng kết cấu bài văn, trình bày ý mạch lạc, lôgic, dẫn chứng có chọn lọc trên cơ sở xác định đúng yêu cầu của đề; nội dung thể nghị luận phạm vi kiến thức chương trình văn 11 II – CHUẨN BỊ Đề bài + đáp án chấm Học ôn lý thuyết + chương trình văn 11 III – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv đọc đề nhắc nhở HS ý thức làm bài Thu bài Nhận xét giờ làm bài Chuẩn bị bài văn học sử I – Đề bài: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo II – Yêu cầu của đề: Thể loại: chứng minh Nội dung: Giá trị hiện thực Giá trị nhân đạo. Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Chí phèo (văn 11) III – Đáp án: MB: Dẫn dắt vào đề (1.5đ) TB: A – Giá trị hiện thực của tác phẩm: (3đ) - Tố cáo chế độ TDPK - Xây dựng thành công nhân vật điển hình - Bút pháp nghệ thuật đặc sắc. B – Giá trị nhân đạo: (3đ) - Lên án xã hội TDPK đẩy người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh hóa - Sự cảm thông sâu sắc của tác giả - Bản chất lương thiện của người nông dân Mô tả tinh tế quá trình chuyển biển tâm lý N/v Chí phèo sau kho gặp Thị Nở KB: 2đ 0.5 đ trình bày * * * VĂN HỌC VIỆT NAM Tuần 03 TIẾT CHƯƠNG TRÌNH : 08 - Bài 1 VĂN HỌC SỬ: TÁC GIA : Nguyễn Ai Quốc-Hồ Chí Minh I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Nắm được tiểu sử, quan điểm sáng tác , sự nghiệp sáng tác văn học lớn lao của HCM. Hiểu Ngươi là một Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam- danh nhân văn hóa thế giới Nắm được những nét lớn về phong cách NT của HCM II – CHUẨN BỊ SGK +SGV + Văn thơ Hồ Chí Minh. Đọc soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài III – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: THẦY TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1 : Kiếm tra bài cũ vở soạn HĐ2: giới thiệu bài bằng nhiều hình thức HĐ3 : giới thiệu tiểu sử NAQ-HCM Nêu tóm tắt tiểu sử NAQ-HCM? Gv khái quát HĐ4: Chiếm lĩnh ND II + III + IV Nêu quan điểm sáng tác của NAQ-HCM? Gv khái quát Em biết gì về sự nghiệp sáng tác của NAQ-HCM? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu? Gv khái quát ý chính Nêu vài nét về phong cách NT của NAQ-HCM? HĐ5: Củng cố các kiến thức kỹ năng Theo em vì sao NAQ-HCM được công nhận là “Người AH giải phóng DTVN-nhà văn hóa lớn” Về học câu hỏi SGK Soạn : Vi hành Trình bày phần chuẩn bị HS đọc SGK Trình bày theo SGK Đọc SGK 3ý chính Sự nghệp sáng tác VH của Người phong phú, đa dạng về thể loại, đặc sắc về phong cách NT, được viết= tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt. Đọc SGK I – Đôi nét về tiểu sử: Tên gọi thời niên thiếu: Nguyễn Sinh Cung, thời dạy học ở Phan Thiết lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Tên gọi khi HĐCM ở nước ngoài lấy tên là Nguyễn Ai Quốc, về nước đổi tên là Hồ Chí Minh (1942). Sinh :19/5/1890 Quê: Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An Cha : cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Mẹ: Hoàng Thị Loan Quá trình hoạt động CM: + Năm 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước. + Năm 1920 tham gia sáng lập Dảng CS Pháp. + Năm 1930 chủ toạ hội nghị thống nhất các tổ chức CS trong nước , thành lập Đảng CSVN + Năm 1941 – 1969: Người về nước trực tiếp lãnh đạo CM VN làm cuộc tổng khởi nghĩa CM tháng Tám năm 1945, thành lập nước VNDCCH, dược bầu làm chủ tịch nước, lãnh đạo 2 cuộc KC chống Pháp & Mỹ +Ngày 2.9.1969 Người qua đời 1990 kỷ niệm 100 năm năm sinh của Người Tổ chức GDKH và văn hóa Liên hiệp quốc (unexcô) ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hùng giải phóng DTVN-Nhà văn hóa lớn” II – Quan điểm sáng tác: 1 – Văn học là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng: -Người xem VH là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. -Người xác định vai trò và vị trí to lớn của người nghệ sỹ: “văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sỹ nhân dịp Triển lãm hội họa toàn quốc 1951) và khẳng định: “nay ở trong thơ nên có thép –nhà thơ cũng phải biết xung phong” (cảm tưởng đọc Thiên gia thi” 2 – Văn học phục vụ quần chúng nhân dân: - Người đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức, đó là nhân dân. Phải viết sao cho dân hiểu, yêu thích và làm thơ. Phải viết về đời sống nhân dân, nói lên tâm tư nguyện vọng của nhân dân, động viên khích lệ nhân dân trong cuộc chiến đấu giành độc lập tự do và xây dựng đất nước. - Người yêu cầu người cầm bút phải ý thức: viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? 3 – Văn học phải có tính chân thực: - Về nội dung: phải phản ánh đúng hiện thực đời sống, phải thể hiện được tinh thần dân tộc, chú ý nêu gương tốt, việc tốt. - Về nghệ thuật: tránh lối viết cầu kỳ. Xa lạ lai căng.Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. III – Sự nghiệp văn học: Văn xuôi: 1 – Văn chính luận: Mục đích đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù, hoặc thể hiện những nhiệm vụ CM qua những chặng đường LS. 2 – Truyện ký: Truyện ngắn: cô đọng, cốt truyện trong sáng, kết cấu độc đáo, mỗi , mỗi truyện đều có tư tưởng riêng, hấp dẫn, sáng tỏ , ý tưởng thâm thúy, chất trí tuệ trong sáng giàu hình tượng. Báo chí: vạch trần tội ác của chế độ TDPK Truyện ngắn: giàu tinh thần lạc quan có ý nghĩa dự báo Ký : đặc sắc. Thơ ca: Trên 250 bài thơ có giá trị (NKTT: 133 bài+Thơ HCM: 86 bài +Thơ chữ Hán: 36 bài) đóng góp quan trọng vàonền thơ ca VN hiện đại. IV – Vài nét về phong cách nghệ thuật: - Phong cách đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc & nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương; giữa tư tưởng và nghệ thuật; giữa truyền thống và hiện đại. - Phong cách riêng độc đáo, hấp dẫn có ý giá trị bền vững. - Văn chính luận: Tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa gắn lí luận với thực tiễn. - Truyện ký: lối kể chuyện chân thực, giọng điệu châm biếm sắc sảo thâm thúy & tinh tế. - Thơ ca: phong cách đa dạng, hàm súc, uyên thâm Luyện tập: * * * Tuần 04 TIẾT CHƯƠNG TRÌNH : 09 +10 Bài 2 GIẢNG VĂN: VI HÀNH Nguyễn Ai Quốc I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Nắm được bút pháp trào phúng độc đáo, thông qua đó tác giả phê phán một cách đích đáng cái lố lăng, kệch cỡm của Khải Định trong chuyến sáng Pháp. Nắm được nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ai Quốc. II – CHUẨN BỊ SGK +SGV + Truyện ký Nguyễn Ai Quốc. Đọc soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài III – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: THẦY TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ1 : Kiếm tra bài cũ Nêu quan điểm sáng tác của NAQ-HCM? Tóm tắt sự nghiệp sáng tác của NAQ-HCM HĐ2: giới thiệu bài bằng nhiều hình thức HĐ3 : Hướng dẫn tìm hiểu chung Dựa vào phần tiểu dẫn nêu xuất xứ của truyện? Gv giới thiệu Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? Sáng tác truyện ngắn “Vi hành” nhằm mục đích gì? Qua đọc tác phẩm ở nhà, em hãy tóm tắt truyện ngắn này? Tiết 2: HĐ4: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết Thông qua đọc tác phẩm, em thấy nội dung đầu tiên của tác phẩm là gì? Để Vạch rõ, đả kích bộ mặt xấu xa bỉ ổi của tên vua bù nhìn Khải Định, tác giả đã dùng thủ pháp nào? Với tình huống này tác giả như muốn nói điều gì? Câu chuyện mở ra bằng cuộc tranh luận giữa đôi nam nữ người Pháp, cuộc tranh luận đó như thế nào? Em hãy kể lại? Theo em lý do gì mà cô gái lại quả quyết là không phải? Từ hai cách hiểu ấy , tác giả nêu lên điều gì? Qua con mắt của đôi thanh niên người pháp, vua An Nam trang phục có điều gì không bình thường? Với cách diễn đạt ấy Khải Định hiện lên như thế nào? Đọc đoạn câu: “Tàu đỗ. Cặp trai gái…công tử bé” Em có suy nghĩ gì?Đàm tiếu về việc vi hành của Khải định tác gải đa dùng biện pháp gì? Hiệu quả? Ngoài nội dung trên tác phẩm còn có nội dung gì? Đọc đoạn văn từ “Tôi không được ….đối đãi như thế” Để Vạch trần tố cáo những trò bịp bợm và chính sách đàn áp dã man của chính phủ Pháp đối với các nước thuộc địa tác giả “Vi hành” đã dùng những thủ pháp gì HĐ5:Hướng dẫn tổng kết Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? HĐ6 : Hướng dẫn luyện tập Câu 4 SGK Về nhà: học câu 2.3.5 Soạn NKTT-Chiều tối. 3 quan điểm sáng tác của NAQ-HCM. Văn chính luận Sáng tác của NAQ-HCM về: Truyện ký Thơ Gây hứng thú cho HS. I – Tìm hiểu chung: 1 – Xuất xứ: Được đăng lần đầu tiên trên tờ báo “Nhân đạo”- cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 19/2/1923. Nguyên văn = tiếng Pháp có tên gọi là Incognito = không ai biết, dùng tên gia, được Phạm Huy Thông dịch là “Vi hành” => đây là truyện ngắn xuất sắc nằm trong chùm truyện ngắn của Nguyễn Ai Quốc. 2 – Hoàn cảnh ra đời: Giữa năm 1922, TD Pháp đưa tên vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Vecxây – đây là trò bịp bợm , chúng muốn lừa ND Pháp rằng: ở Đông Dương tình hình đã ổn định, vua Khải định và ND Đông dương đã thừa nhận sự bảo hộ của người Pháp, trên toàn bộ lãnh thổ mong người Pháp “khai hóa văn minh” -> từ đó kêu gọi ND Pháp ủng hộ cho chúng đầu tư tiền của vào Đ. dương để chúng tiiến hành khai thác thuộc địa trên quy mô lớn 3 – Mục đích sáng tác: NAQ đã viết chùm truyện ngắn( kịch: con rồng tre; truyện ngắn: lời than vãn của bà Trưng Trắc, bài báo: sở tích đặc biệt) để đả kích châm biếm vạch trần tính chất bù nhìn, con rối của tên vua Khải Định, đồng thời vạch trần bộ mặt thật của TD Pháp. 4 - Đọc tóm tắt: Dưới hình thức viết thư cho cô em họ, tác giả kể về hai thanh niên người Pháp đi trên xe điện ngầm, lầm tường tác giả là vua Khải Định đi “vi hành”, họ cho rằng vị vua An Nam này không biết tiếng Pháp nên đã tha hồ dùng tiếng Pháp để nói xấu Khải Định II – Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1 – Vạch rõ, đả kích bộ mặt xấu xa bỉ ổi của tên vua bù nhìn Khải Định Tạo tình huống truyện-Tình huống nhầm lẫn thú

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 12 CU.doc