Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần: 08, 09 - Tiết:22, 25: Việt bắc của Tố Hữu

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu. Hiểu rõ nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu .

- Cảm nhận chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật.

B. Phương tiện, cách thức tiến hành:

-SGK, SGV, SBT

-Đọc, câu hỏi, thảo luận

C.Tiến trình bài học:

1.Kiểm tra:

-Phần chuẩn bị ở nhà của HS

2.Vào bài:

Tố Hữu là hiện tượng rất tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, nhà thơ là một người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ, thơ ca là vũ khí, là phương tiện để thực hiện lí tưởng cách mạng.

3.Bài học:

 

doc32 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần: 08, 09 - Tiết:22, 25: Việt bắc của Tố Hữu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 08, 09 Tiết : 22, 25 VIỆT BẮC A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu. Hiểu rõ nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu . - Cảm nhận chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật. B. Phương tiện, cách thức tiến hành: -SGK, SGV, SBT -Đọc, câu hỏi, thảo luận C.Tiến trình bài học: 1.Kiểm tra: -Phần chuẩn bị ở nhà của HS 2.Vào bài: Tố Hữu là hiện tượng rất tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, nhà thơ là một người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ, thơ ca là vũ khí, là phương tiện để thực hiện lí tưởng cách mạng. 3.Bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Tố Hữu GV: Giới thiệu về tác giả Tố Hữu? GV: Theo em những yếu tố nào góp phần tạo nên hồn thơ Tố Hữu? GV: Tập thơ đầu tay của Tố Hữu mang tên gì? Năm nào? nội dung cơ bản của tập thơ? - Tập thơ này có mấy phần? Nội dung của từng phần? phần nào được đánh giá là đặc sắc nhất? Ø Máu lửa: cảm nhận được sự lao khổ của con người trong xã hội, khơi dậy cho họ ý chí đấu tranh và tin vào tương lai. Ø Xiềng xích: Tâm tư của một thanh niên vừa gặp lí tưởng, khát khao tự do, là ý kiến kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm tiếp tục chiến đấu trong lao tù. Tâm tư trong tù, nhớ đồng, trăng trối... Ø Giải phóng: ca ngợi thắng lợi của cách mạng của nền độc lập tự do và niềm tin vào nhân dân và chế độ mới Hướng vào thể hiện quần chúng cách mạng, mang đậm chất sử thi. Thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư của quần chúng cách mạng GV: Nội dung cơ bản của tập thơ thứ 2? HS xem SGK GV: Nội dung tập thơ 3? GV:Nội dung tập thơ 4? GV: Dựa vào SGK em hãy trình bày phong cách nghệ thuật của tác giả Tố Hữu? - Em hiểu thế nào là thơ trữ tình – chính trị? - Vì sao đây là đặc điểm nổi bật nhất trong thơ Tố Hữu? GV: Sự thể hiện của nét phong cách đậm khuynh hướng sử thi trong thơ Tố Hữu? Chị Trần Thị Lí trở thành “ Người con gái Việt Nam” Anh Nguyễn Văn Trỗi là “Con người như chân lí sinh ra” GV: Biểu hiện tính dân tộc trong tác phẩm của Tố Hữu? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác? GV: Nội dung, kềt cấu? GV: Cuộc chia tay và tâm trạng của người đi kẻ ở? GV: Qua lời người ở lại, người ra đi: thiên nhiên Việt Bắc được miêu tả qua những câu thơ nào? Nhận xét hình ảnh thiên nhiên?GV: Em hãy phân tích đoạn thơ: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi... ...Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung - Theo em vì sao người ta vẫn cho đây là đoạn thơ đặc sắc nhất - bộ tranh tứ bình? Mùa đông: rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Mùa Xuân: Mơ nở trắng rừng Mùa hạ: ve ngân vang làm cả khu rừng như vàng đi Mùa thu: trăng thanh bình GV: Con người ở đây như thế nào? GV:Nhận xét hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp (hình ảnh hành chiến đấu, hành quân)? GV: Vai trò Đảng, Chính phủ, Bác Hồ, Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp? GV: Em hãy trình bày nét đặc sắc của nghệ thuật thể hiện? - Theo em nó đã thể hiện tính dân tộc ở đặc điểm nào? Ghi nhớ : SGK A. Tác giả Tố Hữu I. Vài nét về tiểu sử - Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002) Thừa Thiên - Huế. - Gia đình truyền thống Nho học, yêu văn chương. - Xứ Huế thơ mộng, giàu truyền thống - 1938 được kết nạp Đảng, hoạt động cách mạng hăng say. -Giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. II. Con đường cách mạng, con đường thơ. Tập thơ Từ ấy (1936 – 1946) - Niềm hân hoan của tâm hồn người thanh niên bắt gặp được lí tưởng, lẽ sống cuộc đời. Tác phẩm đậm chất men say lí tưởng, lãng mạn, sôi nổi, cái “tôi” trữ tình gắn liền với cộng đồng, dân tộc. - Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích, giải phóng. - Tác phẩm: Từ ấy, Đi đi em, tâm tư trong tù..... Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954) - Là một thành tựu xuất sắc của văn học chống Pháp - Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp với những chặng đường gian lao anh dũng và thắng lợi - Kết tinh những tình cảm lớn của người Việt trong kháng chiến - Tác phẩm: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên... Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961) - Hướng vào quá khứ để thấm thía những nỗi đau, biết ơn sâu sắc công lao của cha ông và ca ngợi những con người kiên trung bất khuất. - Tác phẩm: Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam... Tập thơ Ra trận và tập thơ Máu và hoa - Cổ vũ, động viên, ca ngợi cuộc chiến đấu, mang đậm chất sử thi và anh hùng ca. - Tác phẩm: Các tập thơ “ Một tiếng đờn”, “Ta với ta”. - Thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hoạt động của bản thân. - Giọng thơ trầm lắng, suy tư và có màu sắc triết lí III. Phong cách nghệ thuật 1.Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị - Tố Hữu là một thi sĩ - chiến sĩ, thơ là sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm xúc trữ tình - Khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước và tình cảm chính trị của bản thân - Lí tưởng thực tiễn cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật 2.Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Thơ luôn tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. - Cảm hứng hướng về lịch sử, dân tộc, lẽ sống, lí tưởng. - Nhân vật trữ tình luôn thể hiện cho những phẩm chất của giai cấp, dân tộc thậm chí là của lịch sử và thời đại @ Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào - Cách xưng hô gần gủi thân mật - Nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình - Đậm chất Huế trong giọng thơ Tố Hữu 3.Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà - Nội dung: phản ánh đậm nét hình ảnh con người VN và tình cảm VN trong thời đại mới, nối tiếp với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. - Nghệ thuật: sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc, ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu. 4. Kết luận Là một thành công xuất sắc của thơ cách mạng, thơ trữ tình chính trị Kết hợp 2 yếu tố: Cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật. Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là ở niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà Phần 2: Tác phẩm I. Giới thiệu: 1. Hoàn cảnh sáng tác -Sau chiến thắng Điện Biên Phủ - Hiệp định Giơnevơ kí kết, miền Bắc giải phóng. - Tháng 10- 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời quê hương Việt Bắc về lại Thủ đô. - Đây là cuộc chia tay lịch sử đánh dấu bước ngoặt mới trên con đường đi lên của đất nước và cách mạng, Tố Hữu lấy cảm hứng đó làm sáng tác. 2. Nội dung: - Nội dung cơ bản: là khúc hát tâm tình của người đi kẻ ở, của truyền thống ân nghĩa và đạo lí thuỷ chung của dân tộc - Kết cấu: là lời đối đáp giao duyên quen thuộc trong ca dao, là sự hô ứng, đồng vọng, độc thoại nội tâm, là cách “phân thân” “hoá thân” để bộc lộ tình cảm giữa Đảng, Chính phủ, bộ đội và nhân dân Việt Bắc. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Thiên nhiên và con người Việt Bắc -Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn đầy lưu luyến khi chia tay Người ở lại lên tiếng trước và gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó suốt 15 năm. một quá khứ đầy ấp tình cảm yêu thương - Thiên nhiên mang một vẻ đẹp đa dạng, theo thời gian, không gian (sương sớm, nắng chiều, trăng khuya) - Đặc biệt cảnh vật nơi đây luôn thay đổi mang nét đẹp rất riêng của từng mùa (Xuân, hạ, thu, đông) - Thiên nhiên trở nên trữ tình hơn khi gắn bó với con người, những con người chịu thương, chịu khó, hiền hoà và gần gủi. Một cuộc sống thanh bình êm ả với lòng quyết tâm đùm bọc, che chở cho cách mạng. Những con người sẵn sàng hi sinh tất cả vì kháng chiến. * Hình ảnh về Việt Bắc lúc gần, lúc xa, khi cận cảnh khi bao quát vẽ thành một bức tranh hài hoà của thiên nhiên và con người Việt Bắc. 2.Hình ảnh cuộc kháng chiến hào hùng ở Việt Bắc: - Đó là vẻ đẹp của thế trận rừng núi cùng ta đánh giặc,đoàn kết tạo nên sức mạnh phi thường. - Hình ảnh ra trận sôi động đầy hào khí, lực lượng hùng hậu, mới ra quân mà như thấy được sự chiến thắng vẻ vang. - Trong kháng chiến Việt Bắc là cái nôi, là căn cứ, là chiến khu với đoàn quân chủ lực. Việt Bắc xứng đáng là nơi đặc niềm tin, hi vọng của cả dân tộc; nơi đó có vị lãnh tụ vĩ đại đã dẫn dắt dân tộc ta chiến đấu giành lại độc lập, tự do và hạnh phúc. 3. Nghệ thuật - Thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu mang đậm tính dân tộc. - Tính trữ tình – chính trị: khúc hát ân tình của Đảng và nhân dân - Giọng thơ ngọt ngào tha thiết III. Tổng kết Bài thơ ca ngợi Việt Bắc đẹp, nên thơ, con người đáng yêu đầy tự tin, yêu thương, tình nghĩa và rất anh hùng Tự hào về quê hương cách mạng, về người lãnh đạo đặc biệt là tự hào về ân tình thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. D. Củng cố, chuẩn bị: 1.Củng cố: - Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ “mình” và “ta”. 2 đại từ có sự hoán đổi cho nhau, khó tách rời. - Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc. - Cảnh hùng tráng của quân và dân ta. :2.Chuẩn bị: -Thế nào là luật thơ? - Luật thơ trong lục bát, thấ ngôn bát cú, tự do. Tuần : 08, 10 Tiết : 23, 30 LUẬT THƠ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng, vần, nhịp, thanh,…của một số thể thơ truyền thống, từ đó hiểu thêm về những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại. - Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo nhưng quy tắc của luật thơ. - Hiểu thêm những điểm mới trong thơ hiện đại. B. Phương tiện, cách thức: -SGK, SGV, SBT -Đọc hiểu, câu hỏi, thảo luận C. Tiến trình bài học 1.Kiểm tra: - Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc qua một số câu thơ em thích. - Cảnh hùng tráng của quân và dân ta trong đoạn thơ “ Những đường Việt Bắc.....núi Hồng” 2.Vào bài: Cung cấp kiến thức cơ bảan về luật thơ, bước đầu biết nhận biết thể thơ, cách làm thơ đúng luật. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm luật thơ GV:Theo em luật thơ là gì? . GV:Theo em “tiếng” có các phương diện giá trị nào? GV:Đặc điểm của tiếng là gì? GV :Phân tích VD Đồng xanh / gợn nhớ / quê hương Bơ vơ / tiếng hát / bên nương / nắng chiều (Hồ Chí Minh - 1942) Ngắt nhịp : Cùng dấu xuất hiện ở vị trí nhất định Số tiếng chẳn lẻ cuối dòng thơ Kiểu kết cấu ngữ nghĩa – cú pháp Dấu thanh : không, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng Thanh điệu (hài thanh) : bằng , trắc GV : Phân tích thể thơ sau : Trăm năm trong cõi người ta T B B T B B Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau T B B T B B T B Trải qua một cuộc bể dâu vần chính T B B T B B Những điều trong thấy mà đau đớn lòng T B B T B B B B Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt T B B B B T T vần thông Khói cam tuyền / mờ mịt thức mây T B B B T T B Chín lần / gươm báu / trao tay T B B T B B Nửa đêm / truyền hịch / định ngày / xuất chinh. T B B T B B T B Xem thêm ví dụ SGK Vằng vặc bóng thuyền quyên B T T B B Mây quang gió bốn bên B B T T B Luật bằng vần trắc Nề cho trời đất sáng B B B T T Quét sạch núi sông đen T T T B B Tiếng suối trong như tiếng hát xa, T T B B T T B Luật trắc vần bằng Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. B B T T T B B Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, T B B T B B T Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà B T B B T T B GV : hướng HS phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Bổng nhận / ra hương ổi Phả vào trong / gió se Sương chùng chình / qua ngõ Hình như thu / đã về Sông được lúc / dềnh dàng Chim bắt đầu / vội vã Có đám mây / mùa hạ Vắt nửa mình / sang thu Vẫn còn bao / nhiêu nắng Đã vơi dần / cơn mưa Sấm cũng bớt / bất ngờ Trên hàng cây / đứng tuổi GV : Hướng dẫn HS phân tích bài Lá diêu bông Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng. Chị thẩn thơ tìm... Đồng chiều Cuống rạ Chị bảo : đứa nào tìm được lá diêu bông Từ nay ta gọi là chồng Hai ngày sau em tìm thấy là Chị chau mày - Đâu phải là diêu bông Mùa đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu Trông nắng vẫn bên sông Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy lá Xoè tay phủ mặt chị không nhìn Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu bông hỡi! ... Ơi Diêu bông! (Lá Diêu bông – Hoàng Cầm) { Sóng – Xuân Quỳnh Vần : theo từng khổ, vần chân, gieo vần cách Nhịp : 3/2 Luật : không theo luật cụ thể, chỉ theo cảm xúc Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Nắng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong Tống biệt – Thâm Tâm Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 Niêm Đối 1 B T B b vần 2 T B T vần Đối 3 T B T 4 B T B vần Vần: vần chân, gieo vần cách Nhịp: 4/3 như cách ngắt nhịp của thất ngôn đường luật Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 Niêm Đối 1 T B T 2 B T B v ần Đối 3 B T B 4 T B T v ần Luật trắc vần trắc I. Khái quát về luật thơ 1. Khái niệm Là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. - Chia thành 3 nhóm: Các thể thơ dân tộc truyền thống Các thể thơ Đường luật Các thể thơ hiện đại 2. Tiếng – đơn vị cơ bản trong luật thơ Các phương diện giá trị - Ngữ âm: mỗi tiếng là một âm tiết - Ngữ nghĩa: đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. - Ngữ pháp: tiếng dùng để cấu tạo từ Đặc điểm - Cấu trúc chặt và không biến hình trong câu theo quy tắc ngữ pháp. - Gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và dấu thanh. Vai trò - Tiếng là căn cứ để xác lập các thể thơ và để ngắt nhịp trong thơ - Vần là căn cứ để hiệp vần thơ  - Thanh là căn cứ để xác định luật bằng trắc II. Một số thể thơ truyền thống 1. Thể thơ lục bát : - Cấu tạo ít nhất 2 dòng : dòng 6 tiếng, dòng 8 tiếng - Vần : tiếng 6 ở dòng 6 hiệp với tiếng 6 của dòng 8 (vần lưng); tiếng 8 dòng 8 hiệp với tiếng 6 của dòng 6 (vần chân) - Nhịp : chẵn (2/2/2) dựa vào tiếng có thanh không đổi - Luật (hài thanh) : đối xứng B, T ở tiếng 2,4,6 trong câu * Đối : tiểu đối trong cùng dòng Vd : cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm 2. Thể thơ song thất lục bát (gián thất, song thất) : - Cấu tạo ít nhất 4 dòng : cặp 7 tiếng, cặp 6 – 8 - Vần : tiếng 7 dòng 7 hiệp với tiếng 5 dòng 7 tiếp theo (vần lưng), tiếng 7 dòng 7 hiệp với tiếng 6 dòng 6 (vần chân) tiếng 6 dòng 6 hiệp với tiếng 6 dòng 8 (vần lưng) - Nhịp : lẻ 2 dòng 7 (3/4), chẵn 2 dòng 6 – 8 (2 / 2 / 2) - Luật (hài thanh)  : tiếng thứ 3 dong 7 làm chuẩn (đôi khi không bắt buộc), câu 6 – 8 chặt chẽ hơn (thể thơ lục bát) 3. Thể thơ ngũ ngôn Đường luật : - Có 2 thể chính : tứ tuyệt và bát cú - Cấu tạo có : 4 dòng hoặc 8 dòng và 5 tiếng một dòng - Vần : độc vận (1 vần) gieo vần cách - Nhịp : chẵn / lẻ (2/3) - Luật : * Thanh : luân phiên B, T tiếng thứ 2 hoặc 4 * Niêm : dòng đầu – dòng cuối, các câu trong liên tiếp nhau (2-3, 4-5, 6-7) 4. Thể thơ thất ngôn Đường luật : - Có 2 thể chính : tứ tuyệt và bát cú - Cấu tạo có : 4 dòng hoặc 8 dòng và 7 tiếng một dòng - Vần : độc vận (1 vần) gieo vần cách - Nhịp : chẵn / lẻ (4/3) - Luật : * Thanh : luân phiên B, T tiếng thứ 2, thứ 4 hoặc thứ 6 * Niêm : dòng đầu – dòng cuối, các câu trong liên tiếp nhau (2-3, 4-5, 6-7) * Đối : dòng 3-4, 5-6 III. Một số thể thơ hiện đại. 1. Thể thơ 5 chữ - Cấu tạo : có thể 4 dòng thành 1 khổ hoặc hơn, có khi không có khổ thơ. - Vần : gián cách, liền, giao nhau - Nhịp : có thể ngắt giống thơ ngũ ngôn (2/3) hoặc 3/2 - Luật : cùng thanh điệu B, T dòng 1 – 3, đối xứng dòng 1 – 2, 3 – 4 2. Thể thơ 7 tiếng - Cấu tạo : có thể 4 dòng thành 1 khổ hoặc hơn, có khi không có khổ thơ. - Vần : Mỗi khổ một vần (1 – 2 – 4) , vần chính, vần thông - Nhịp : có thể ngắt giống thơ ngũ ngôn (2/2/3) hoặc 3/2/2 - Luật : cùng thanh điệu cố định B, T tiếng 2, 4, 6 3. Thơ tự do - Không theo quy luật về số dòng, số tiếng hay luật mà chỉ chú trọng cảm xúc, hình tượng, nhạc điệu của bài IV. Luyện tập + Thực hành Dựa vào phần lí thuyết làm lại toàn bộ phần luyện tập SGK trang 107 Bài 1. so sánh Mặt trăng và Sóng { Mặt trăng - Khuyết danh Vần : độc vận, vần chân, gieo vần cách Nhịp : 2/3 Luật : Thanh : luân phiên B, T Niêm : B – B, T – T (2, 4) Bài 2. Sự sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng Vần : vần chân, dòng 1,2,4 Nhịp : dòng 1 và 2 (2/5) tình cảm bản thân – sáng tạo Dòng 3 và 4 thì ngắt nhịp như thơ thất ngôn Bài 3. Mời trầu - Hồ Xuân Hương Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi T B B T T B B Này của Xuân Hương mới quệt rồi B T B B T T B Có phải duyên nhau thì thắm lại T T B B B T T Đừng xanh như lá, bạc như vôi. B B B T T B B Bài 4. Tràng giang – Huy Cận Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp T T B B B T T Con thuyền xuôi mái nước song song B B B T T B B Thuyền về nước lại sầu trăm ngả B B T T B B T Củi một cành khô lạc mấy dòng T T B B T T B D. Chuẩn bị : -Các bước chuẩn bị phát biểu ? -Tô 1 : Thanh niên HS làm gì để giảm tai nạn giao thông -Tổ 2 : Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay - Tổ 3 : Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên -Tổ 4 : Phương pháp học ở nhà Tuần : 09 Tiết : 26,27 PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ A. Mục tiêu cần đạt : - Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề. - Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề được nói đến. B.Phương tiện, cách thức: - SGK, SGV, bài chuẩn bị - Đọc hiểu, thảo luận C.Tiến trình bài học: 1.Kiểm tra: Phần chuẩn bị ở nhà của học sinh 2.Vào bài: Rèn luyện kỹ năng phát biểu, lòng tự tin của HS 3.Bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định các bước chuẩn bị phát biểu. GV: Chủ đề của vấn đề này là gì? GV: Chủ đề này có thể bao gồm những nội dung nào? GV: Từng nhóm chọn cho mình 1 nội dung và dự kiến đề cương. * Tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luật giao thông cho mọi người. * Phối kết hợp với các cấp chính quyền trong việc xử lí những người cố tình vi phạm luật giao thông * Tăng cường công tác giáo dục về luật an toàn giao thông trong nhà trường (đề bài yêu cầu là giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông) GV: Để phát biểu tốt ta phải làm những gì? GV: các phần chính khi phát biểu? GV: Khi đã chuẩn bị tốt thì ta chuyển tải các nội dung ấy như thế nào? GV: Cử chỉ thái độ khi phát biểu phải như thế nào? GV: HS đại diện cho nhóm trình bày phần chuẩn bị sau khi chỉnh sửa. GV nhận xét kết luận, đọc 1 bài làm mẫu Đề 2 Vào đại học là cách lập thânh duy nhất của thanh niên hiện nay. - ĐH chỉ là một trong những con đường lập thân tốt cho thanh niên vì: * Không phải ai cũng đủ khả năng vào được đại học. * Có nhiều cách thành đạt khác qua việc học nghề, làm kinh tế truyền thống. * Đôi khi đã học xong đại học nhưng khi tiếp cận thị trường lao động thì không theo kịp hoặc không phù hợp - Thực tế có nhiều thanh niên không vào ĐH nhưng vẫn thành đạt. - Việc lập thân phụ thuộc vào điều kiện của từng người từng gia đình và đặc biệt phải có nhiều nghị lực của người thực hiện. I. Các bước chuẩn bị phát biểu: Thanh niên HS làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. - Giải pháp chống phóng nhanh, vượt ẩu - Giải pháp chống chở quá số lượng người - Giải pháp chống dùng chất kích thích khi tham gia giao thông. - Giải pháp chống người không có bằng lái tham gia giao thông. Các bước chuẩn bị phát biểu - Xác định đúng nội dung cần phát biểu: * Chủ đề của hội thảo * Nội dung chính của chủ đề. * Lựa chọn nội dung cần phát biểu. - Dự kiến đề cương để phát biểu.. II. Phát biểu ý kiến. * Mở đầu: giới thiệu chủ đề cần phát biểu. * Nội dung: trình bày theo đề cương. * Kết thúc: lời kết thúc, cám ơn Lưu ý: - Mở đầu bài phát biểu phải hướng vào người nghe, đưa ra được cái mới lạ, cái riêng của mình về vấn đề song phải phù hợp với chủ đề phát biểu để lôi cuốn sự chú ý của người nghe. - Trình bày nội dung phát biểu theo đề cương đã dự kiến , tránh lan man xa đề, lạc đề. - Lời phát biểu cần ngắn gọn, súc tích nhưng cần có những ví dụ minh hoạ cần thiết. - Trong quá trình phát biểu, cần lưu ý điều khiển thái độ cử chỉ, giọng nói.. theo phản ứng người nghe. II. Luyện tập Đề bài 1: Tuổi trẻ ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc. * HP là làm theo ý thích của mình, là được tự do tuyệt đối không bị phụ thuộc vào ai, vào bất cứ điều gì. * HP là kiếm được nhiều tiền vì có tiền là có tất cả. * HP là được cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí * HP thực sự là sự hài hoà giữa HP cá nhân và HP của cộng đồng. * HP là mang lại niềm vui, điều tốt cho mọi người. * HP là có nhiều bạn tốt D. Chuẩn bị: -Bố cục bài thơ -Từ đầu dến Làm nên đất nước muôn đời, tác cảm nhận đất ở những phía cạnh nào? -Nhận xét từ ngữ, hình ảnh mà tác giả dùng để chỉ Đất nước. Tuần : 10 Tiết : 28, 29 ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ NKĐ: ĐN là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của ND. ND là người làm ra ĐN - Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “ĐN của ND” B. Phương tiện, cách thức tiến hành: - SGK, SGV, SBT - Đọc, câu hỏi, thảo luận, diễn giảng C. Tiến trình bài học: 1. Kiểm tra: Phần chuẩn bị ở nhà của HS 2.Vào bài: Bài thơ là một cách nhìn Đất nước mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Tất cả được biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình chính trị. 3. Vào bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn HS đọc SGK GV: Em hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm. * Tiểu sử: * Tác phẩm: - Em biết gì về trường ca Mặt đường khát vọng ? - Đoạn trích có vị trí, vai trò như thế nào ? HS đọc diễn cảm văn bản. GV: Em hãy chia bố cục của văn bản Thảo luận nhóm: * Tổ 1, 4: phân tích cảm nhận ĐN của NKĐ. * Tổ 2, 4: tại sao nói ĐN là của ND? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản GV: NKĐ cho biết thời gian nào ĐN được hình thành ? GV: Đất nước gắn liền với hình ảnh nào? Nhận xét hình ảnh tác giả chọn dùng? GV: Trong 3 câu thơ, nhận xét hình ảnh tác giả chọn. Ý nghĩa biểu hiện? GV: Hình thức thể hiện đoạn thơ này như thế nào? GV: Suy nghĩ của em về hình ảnh “ Chim về, Rồng ở”. GV: Nhận xét tình cảm tác giả đối với Đất Nước. GV: Khi cảm nhận về Đất Nước như thế, trong đoạn thơ sau tác gỉa đã đặt ra vấn đề gì? GV: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Nhận xét ngôn từ, giọng điệu. GV:Tác giả đã liệt kê hàng loạt địa danh với mục đích như thế nào? Gv:Hình ảnh con người VN được thể hiện ra sao? GV:Xem đoạn thơ, nhân dân bao đời đã truyền cho chúng ta hôm nay những gì? GV: Ca dao thần thoại là những gì, nó có giá trị như thế nào trong đời sống con người VN? GV: Vẻ đẹp con người thể hiện qua các hình ảnh cụ thể nào? - Tư tưởng chủ đạo của cả đoạn thơ xác định ĐN là của ai? - Nghệ thuật thể hiện của đoạn thơ này? - Nội dung cơ bản của đoạn trích ? - Những đặc điểm đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? I. Giới thiệu: 1. Tác giả: SGK - Là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. - Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc nồng nàn và tư duy sâu lắng về ĐN và con người VN 2. Tác phẩm: - Trường ca Mặt đường khát vọng 1971 ở Bình Trị Thiên. Nó thể hiện sự thức tỉnh của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ với ý thức trách nhiệm sâu sắc với quê hương ĐN - Đoạn trích thuộc phần đầu của chương V trong tác phẩm, được xem là một trong những đoạn thơ hay về đề tài quê hương ĐN của thơ VN hiện đại. Bố cục: Chia thành 2 phần: - Đầu: từ đầu đến “làm nên ĐN muôn đời” - Sau: tiếp đến hết II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Cảm nhận về ĐN - ĐN được hình thành từ: Những cái “ngày xửa ngày xưa..” mẹ thường hay kể. ĐN bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn à Không dễ xác định được thời gian ĐN hình thành, mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận ra nó qua những phương diện:văn hoá độc đáo lâu đời. - Đất nước gắn liền với: ĐN lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. àHình ảnh được tác giả chọn lọc từ văn học dân gian, gợi không khí dân dã, bình dị *Sự ghiệp đấu tranh giữ nước. * Phong tục tập quán, đời sống tinh thần giàu tình cảm. * Đời sống lao động nông nghiệp à Đất nước mang đậm nét văn hoá độc đáo: văn hóa đất nước nông nghiệp, tình nghĩa, phong phú tinh thần. - Hình ảnh Đất Nước: +Đất: nơi anh đến trường + Nước: Nơi em tắm + ĐN: nơi hò hẹn, nÄÄơi em

File đính kèm:

  • docNGU VAN 12 CB TUAN 813.doc