SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: + Ý thức về lịch sử của VH như một quá trình lịch sử, như một sự vận động xét trên phương diện lịch đại.
+ Giúp HS nắm được một số khái niệm: thời kỳ VH, trào lưu VH.
+ Có cái nhìn khái quát về các giá trị văn học và tiếp nhận văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
* SGK - SGV
* Thiết kế bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: ( chưa có)
2. Giới thiệu bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 1 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự phát triển của lịch sử văn học
Mục tiêu bài học
Giúp HS: + ý thức về lịch sử của VH như một quá trình lịch sử, như một sự vận động xét trên phương diện lịch đại.
+ Giúp HS nắm được một số khái niệm: thời kỳ VH, trào lưu VH...
+ Có cái nhìn khái quát về các giá trị văn học và tiếp nhận văn học.
Phương tiện thực hiện
* SGK - SGV
* Thiết kế bài học
Tiến trình dạy học
Kiểm tra bài cũ: ( chưa có)
Giới thiệu bài mới:
phương pháp
nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu học sinh (H/S) đọc phần đầu(1) của sách giáo khoa.
GVH: VH gắn bó với XH như thế nào? VD?
GVH: Hãy cho biết những khái niệm mà LS phát triển của văn học đã khảo sát? VD?
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần 2 (SGK. Tr 133).
GVH: Thế nào là thời kỳ VH?
GVH: Anh (chị) có nhận xét gì về những điểm mốc của lịch sử phát triển VH? VD?
GVH: Anh (chị) hãy nêu những căn cứ để xác định thời kỳ phát triển VH?
GV: Lần lượt gọi học sinh đọc phần 3
GVH: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là trào lưu VH?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết sự ra đời của trào lưu VH có gì đáng chú ý? VD?
GVH: Anh (chị) hãy lấy dẫn chứng về một số trào lưu vh ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết một số tiêu chuẩn để xác định trào lưu văn học ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết VH thế giới có những trào lưu VH nào? những trào lưu VH ở VN? VD tác giả, tác phẩm?
GVH: Em hiểu thế nào là tiến bộ trong văn học? Nét độc đáo?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết TPVH giúp người đọc biết được những gì? Ví dụ ?
GVH: TPVH không chỉ giúp người đọc biết mà còn giúp người đọc hiểu. Nêu những vấn đề mà người đọc hiểu được từ TPVH? Ví dụ ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết căn cứ vào những tiêu chuẩn nào để xác định giá trị nhận thức của TP?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết tác động của TPVH đối với đời sống tình cảm của con người ?
GVH: VH còn chứa đựng những tư tưởng, thái độ, những nội dung XH và nhân văn quan trọng như thế nào?
GVH: Anh (chị) hãy Hãy nêu những tiêu chuẩn để xác định giá trị của TP về tư tưởng, tình cảm ?
GVH: Anh(chị) hãy cho biết giá trị thẩm mĩ của TPVH thể hiện ở những mặt nào ? Tiêu chuẩn xác định?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết vì sao công chúng lại có vai trò quan trọng ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết Đọc khác với tiếp nhận như thế nào ? Ví dụ ?
( H/S đọc phần 2 SGK)
GVH: Vì sao cùng một TPVH nhưng sự cảm thụ và đánh giá của công chúng lại có những điểm khác nhau ?Ví dụ ?
GVH: Mối quan hệ giữa TG và người đọc được biểu hiện ở những trường hợp nào? Cho VD ?
GVH: Có mấy cách cảm thụ VH? Hãy nêu rõ cách cảm thụ thứ nhất ? cho VD?
GVH: Cách cảm thụ VH thứ hai là cách cảm thụ như thế nào? Cho VD?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết cách cảm thụ VH tốt hơn hai cách trên? VD?
GVH: Anh (chị) hiểu gì về cách cảm thụ VH như một sự sáng tạo? Cho VD?
GV: Đặt những câu hỏi có liên quan đến nội dung củng cố được xác định ? Có thể chia nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
1. Các Vận động của XH và vận động của VH
HSĐ&TL:
* VH là một hình thức sinh hoạt văn hoá,một bộ phận trong đời sống tinh thần của XH.
Sinh hoạt VH gắn chặt với các sinh hoạt khác ( đời sống chính trị )
Vì thế thay đổi, biến động trong đời sống XH dẫn đến thay đổi, biến động trong VH
Ví dụ :+ sự ra đời của CNLM trong VH PhápTK 19 gắn bó chặt chẽ vớ toàn bộ sự thay đổi của XH nước Pháp sau cuộc cách mạng 1789
+ ở Việt Nam: CM tháng 8_1945 đánh dấu một thời kì mới tron sự vận động của VH.
ố Hiểu đầy đủ 1 hiện tượng VH là tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, phân tích bối cảnh LSXH. XH có LS phát triển thì VH cũng có LS phát triển. Nhưng LSVH không hoàn toàn đồng nhất với LS chung của XH xét cả về nội dung và thời điểm.
HSĐ&PB
*Khái niệm khảo sát của LS phát triểnVH:
Thời kì VH, trào lưu VH, các trường phái VH, thể loại, phong cách...
2.thời kì văn học
HSĐ&PB: Thời kì VH là một thời kì LS mà trong đó sự phát triển của VH mang những nét riêng nào đó, khác với thời kì trước hoặc sau đó.
* Nền VH nước nào cũng có những cái mốc LS nhất định ( có thể trùng với điểm mốc trong LSXH nước đó, có thể không ).
* VH của các DT trên thế giới hầu như đều trải qua cac thời kì ít nhiều giống nhau nhưng có thể khác nhau về thời điểm
VD: VH cổ đại, trung đại, phục hưng, cận, hiện đại, hậu hiện đại…
* Căn cứ xác định thời kì phát triển của VH
+ Thời điểm quan trọng trong LS của DT
+ Sự vận động bên trong của bản thân VH
3, trào lưu văn học
HSĐ&PB:
Trào lưu VH là 1 hiện tượng có tính chất LS, ra đời và mất đi trong một khoảng LS nhất định.
* Sự ra đời của trào lưu VH:
Trào lưu không có ngay từ đầu khi VH mới phát sinh. khi có điều kiện nào đó về XH và VH thì khi đó sẽ có khả năng xuất hiện các trào lưuVH.
Sự ra đời của trào lưu VH bắt nguồn từ:
+ Sự vận động bên trong của VH
+ Hoàn cảnh LS_XH nhất định
HSĐ&PB
VD: Trào lưu VH đầu tiên:CN cổ điển ở Pháp TK 17/18
Trào lưu lãng mạn trong VHVM trước 1945
* Tiêu chuẩn chủ yếu để xác định trào lưu:
Tính chất có cương lĩnh, tính tự giác của việc tuân theo một nguyên tắc, một tư tưởng chỉ đạo nào đó khi XD tác phẩm NT được nhiều nhà văn ủng hộ và theo đuổi. Vì vậy các trào lưu thường tạo ra những trường phái gắn liền với chúng.
* Một số trào lưu văn học chủ yếu
* VH thế giới: Chủ nghĩa cổ điển; Chủ nghĩa lãng mạn; Trào lưu hiện thực; Trào lưu hiện thực XHCN
* VH Việt Nam: Trào lưu lãng mạn;Trào lưu hiện thực; Trào lưu hiện thực XHCN
4. Tiến bộ trong VH
+ Trong VH cũng có sự tiến bộ được hiểu theo nghĩa chung. Nó bộc lộ ở sự đổi mới không ngừng của tư duy NT, ở sự xuất hiện của các tác phẩm mới, các giá trị mới. Càng phát triển, VH càng phong phú hơn, gần gũi với con người hơn.
+ Nét độc đáo: Không phải bao giờ cái gì có sau cũng hơn cái có trước và cái có trước thì không còn giá trị gì với mai sau nữa.
Các Giá trị văn học và tiếp nhận Văn Học
I.Các giá trị VH
1, Giá trị về nhận thức
a, Những biểu hiện:
* TPVH giúp người đọc biết:
Đời sống các sự kiện LS , các chi tiết liên quan đến sinh hoạt của con người trong một hoàn cảnh XH, một thời đại nào đó
VD: Bộ “Tấn trò đời’’- Ban dăc;Truyện Kiều’’ – ND
* TPVH còn giúp người đọc hiểu
- Hiểu đời: Hiểu các vấn đề của XH mình đang sống , những vấn đề vè thời cuộc, xa hơn là lẽ được mất, lẽ tồn tại của con người.
- Hiểu người:
Trong VH, việc hiểu ngay chính con người là một yêu cầu quan trọng: hiểu tâm lí, tính cách, những bí ẩn trong thế giới tinh thần
VD: Đời thừa, CP, Tôi yêu em, Bài 28...
- Hiểu mình:
Nhờ có VH, mỗi người không chỉ hiểu đời, hiểu con người nói chung mà còn hiểu được ngay chính mình
ở đây không chỉ có quá trình nhận thức mà còn có quá trình tự nhận thức.
b, Tiêu chuẩn xác định giá trị nhận thức của TPVH:
- Tính chân thực
- Sự sâu sắc
- Tầm khái quát
2, Giá trị về tư tưởng- tình cảm
a, Những biểu hiện:
* VH làm cho đời sống tình cảm của con người ngày càng phong phú hơn, tinh tế hơn.
* VH chứa đựng những tư tưởng, thái độ, những nội dung XH và nhân văn rất quan trọng:
+ Thái độ của nhà văn đối với quê hương đất nước: yêu mến tự hào
VD: Ca dao, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, BNĐC...
+ Thái độ của nhà văn với con người: thông cảm, thương xót, trân trọng, ngợi ca
VD: TK, Thơ HXH, Chinh phụ ngâm khúc, Tắt đèn CP,
+ Thái độ của nhà văn đối với những vấn đề đạo đức: yêu cái tốt, chuộng đạo lí, xa lánh căm ghét cái ác, sự phản trắc, gian xảo
VD: Tấm Cám, TS, LVT, TK...
b, Tiêu chuẩn xác định: SGK
- Sự chân thành; Lòng nhân ái( CN nhân đạo); Tinh thần chuộng đạo lí; Sự nhạy cảm và tinh tế.
3, Giá trị về thẩm mĩ
a, Những biểu hiện:
* Tài năng của nhà văn, nhà thơ trong việc sử dụng hình thức NT: từ, câu, bố cục, kết cấu,âm thanh, nhịp điệu, xây dựng nhân vật, chi tiết...
VD: Bài ca dao “ Trong đầm... mùi bùn”; “ T Kiều”, “ Số đỏ”, “ CP”...
ố Cái hay, cái đẹp của TP tạo ra trong lòng người đọc những rung động thẩm mĩ, tình yêu đối với cái đẹp, làm cho cảm nhận thẩm mĩ của con người phong phú hơn, tinh tế hơn, thậm chí còn khơi dậy, kích thích năng lực sáng tạo NT tiềm ẩn ở mỗi người.
b, Tiêu chuẩn xác định:
- Sự phù hợp giữa hình thức và nội dung
- Sự điêu luyện bộc lộ trong NT sử dụng từ ngữ...
- Tính chất mới mẻ của các thủ pháp NT
- Tính độc đáo của bút pháp
Lưu ý:
+ tính chấtđặc biệt của giá trị thẩm mĩ: là cơ sở, gắn các giá trị khác lại để tạo thành TPVH
+ TPVH vĩ đại đạt được sự thống nhất cao của giá trị nhận thức, tư tưởng – tình cảm, thẩm mĩ ( thống nhất của Chân- Thiện –Mĩ )
II- Tiếp nhận VH
1, Tiếp nhận VH là gì ?
* Khái niệm VH:
Một quá trình sáng tạo bao gồm 3 thành tố:
Nhà văn ố tác phẩm ố công chúng (độc giả).
* Phân biệt đọc & tiếp nhận VH:
+ Đọc: bằng miệng hoặc bằng mắt
+ Tiếp nhận: rộng hơn đọc: SGK T. 146
2,Tác phẩm và công chúng
Đặc điểm nổi bật của tiếp nhận VH là tính đa dạng và không thống nhất của nó. Tính chất này bộc lộ ở chỗ cùng một TP nhưng cảm thụ và đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau:
+ Sự khác nhau trước hết bắt nguồn từ tính phong phú của nội dung TP ( tính đa nghĩa )
VD: Bánh trôi nước, áo bông che bạn, Thề non nước...
+ Sự khác nhau còn phụ thuộc vào tuổi tác, kinh nghiệm sống, học vấn hay tâm trạng người đọc, người nghe lúc tiếp xúc với TP
VD: Dế mèn phiêu lưu kí, Thơ duyên, Đây thôn VD...
+ Tiếp nhận VH còn phụ thuộc vào môi trường văn hoá - XH trong đó cá nhân đang sống.
VD: VHLM 1930- 1945…
3, Tác giả và người đọc:
- là mối quan hệ: Người nói-người nghe; Người viết – người đọc; Người bày tỏ- người chia sẻ thông cảm
Biểu hiện:
+ Người viết và người đọc hiểu nhau hoàn toàn ( tri âm )
+ Người viết và người đọc có sự tri âm từng phần
+ Người đọc có thể hiểu rộng hơn hoặc khác hơn điều TG định nói
4, Cách cảm thụ VH:
a, Cách cảm thụ chỉ tập trung vào cốt truỵên
- Cách cảm thụ này của những người đọc sách thiên về giải trí , giết thời gian. Họ không được chuẩn bị ít nhiều về VH. Họ thích những TP có tình huống gay cấn, cảnh ngộ éo le.
VD :Sách võ hiệp, trinh thám, tình cảm
b, Cách cảm thụ có chú ý đến nội dung tư tưởng của TP
- Cách cảm thụ này sâu hơn cách trên, đòi hỏi một trình độ cao hơn.
Lưu ý: Có những người cảm thụ TP theo lối có xu hướng hiểu nội dung tư tưởng 1 cách đơn giản, thô thiển
VD: C.P, Vợ nhặt, TG, Chiều tối...
c, Cách cảm thụ VH tốt hơn và cũng là yêu cầu cơ bản đối với việc tiếp nhận VH là: kết hợp cả tình cảm và lí trí, vừa chú ý đến nội dung tư tưởng- tình cảm cũng như cái hay của sự sáng tạo NT trong TP
d, Cách cảm thụ như 1 sự sáng tạo (cách đọc nghệ sĩ )
Cách đọc này đầy cảm hứng, đòi hỏi người đọc không chỉ đứng ở địa vị người thưởng thức, khâm phục mà ở vị trí của người đối thoại, người cùng hội cùng thuyềnvới TG
Cách đọc này phóng túng hơn, người đọc không bị lệ thuộc vào TP, nhiều khi TP trở thành sự gợi ý hay nguồn cảm hứng đưa người đọc đến một sự sáng tạo khác
VD: Chuyển thể TPVH sang TP điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, múa, hội hoạ...
Cách đọc này khó và cao, không phải dễ dàng đạt tới. nhưng đây mới chính là cái tiêu biểu cho hiện tượng đồng sáng tạo trong tiếp nhận VH.
D- Củng cố bài giảng:
1, Sự vận động của XH và vận động của VH ?
2, Củng cố kiến thức về thời kì VH và trào lưu VH ?
3, Những biểu hiện và tiêu chuẩn xác định giá trị nhận thức, giá trị tư tưởng- tình cảm, giá trị thẩm mĩ của TPVH
4, Củng cố phần tiếp nhậnVH đặc biệt là mối quan hệ giữa TP và công chúng:Cùng một TP nhưng cảm thụ , đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau.
5, Bốn cách cảm thụ VH: Tập trung vào cốt truyện, chú ý đến nội dung tư tưởng TP, chú ý ND tư tưởng và sự sáng tạo NT, cảm thụ sáng tạo
E- Hướng dẫn học bài:
1, Ôn tập các khái niệm, định nghĩa đã học, hiểu và lấy ví dụ cụ thể.
2, BT: Hãy cho biết các loại sách mà em thường đọc? Em thích nhất TG, TP nào? Vì sao?
3, Đọc bài: “ Lập ý và lập dàn ý trong VNL”. Làm BT1 ( T11 )
File đính kèm:
- tuan 1.doc