I/-MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí.
- Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tưtưởng đạo lí.
II/CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ
2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.
III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 35901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết PPCT: 03
Tên bài dạy: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
Ngày soạn: 01/08/2010
Ngày dạy: ……/08/2010 – Lớp 12A1
I/-MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí.
Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
Có ý thức rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tưtưởng đạo lí.
II/CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ…
2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.
III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm…
IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ỔN ĐỊNH LỚP:
2/KIỂM TRA BÀI CŨ:
Em hiểu thế nào về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975? Cho ví dụ chứng minh?
Yêu cầu:
* Trả lời đúng, chính xác yêu cầu câu hỏi:
Khuynh híng sö thi: thÓ hiÖn ë ph¬g diÖn:§Ò cËp ®Õn nh÷ng vÊn ®Ò cã ý nghÜa lÞch sövµ cã tÝnh chÊt toµn d©n téc. Nh©n vËt chÝnh thêng lµ nh÷ng con ngêi ®¹i diÖn cho tnh hoavµ khÝ ph¸ch , phÈm ch©t vµ ý chÝ dt,tiªu biÓu lµ cho lÝ tëng céng ®ång h¬n lµ cho lÝ tëng c¸ nh©n. Con ng¬× chñ yÕu ®îc kh¸m ph¸ ë bæn phËn , tr¸ch nhiÖm , nghÜa vô c«ng d©n, ë lÏ sèng lín t×nh c¶m lín.Lêi v¨n sö thi thêng manggiäng ®iÖu ngîi ca trang träng vµ ®Ñp mét c¸ch tr¸ng lÖ hµo hïng
C¶m høng l·ng m¹n :lµ c¶m høng kh¼ng ®Þnh c¸i t«i ®Çy t×nh c¶m, c¶m xóc vµ híng tíi lÝ tëng, tương lai.
Khuynh híng sö thi kÕt hîp víi c¶m høng l·ng m¹n lµm cho v¨n häc giai ®o¹n nµy thÊm ®·m tinh thÇn l¹c quan
TÊt c¶ c¸c yÕu tè trªn hßa hîp víi nhau, t¹o nªn ®Æc ®iÓm c¬ b¶n cña v¨n häc VN giai ®o¹n nµy vÒ khuynh híng thÈm mÜ
* Lấy được ví dụ chứng minh
* Khuyến khích câu trả lời rõ ràng, mạch lạc, có kiến giải và minh chứng sâu sắc.
HS:………………… Điểm:………
3/ DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của GV + HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
+ HS đọc khái niệm trong SGK.
+ Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
+ Tưtưởng đạo lí trong cuộc đời gồm những mặt nào?
+ HS đọc phần yêu cầu làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.
+ Những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí là gì?
+Sống đẹp là sống như thế nào?
+ Bài nghị luận về TTĐL còn có yêu cầu gì?
( Hs thảo luận cử đại diện trả lời ngắn gọn những yêu cầu tiếp theo).
+ HS đọc phần cách làm bài nghị luận TTĐL.
+ Bài nghị luận TTĐL bao gồm những bước nào?
+ Các bước tiến hành ở phần thân bài là gì?
=> Gv cho HS lần lượt trình bày từng ý trong phần tiến hành làm thân bài của đề bài đã neu trên.
+GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
+Câu 1.
Vấn đề mà cố thủ tướng Ấn Độ nêu ra là gì? Dặt tên cho vấn đề ấy?
+ Câu 2.
Gv cho Hs trình bày các ý của phần tiếp theo.
Giải thích khái niệm?
- nêu suy nghĩ về vấn đề.
Mở rộng, bàn bạc vấn đề.
- Ý nghĩa lời của cố tổng thống Nê-ru?
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1 Khái niệm:
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:
-Lí tưởng
- Cách sống.
- Hoạt động sống.
- Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người. Ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…
2.Yêu cầu làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí:
a. Hiểu được vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích, giải đề xác định được vấn đề.
Ví dụ: Đề bài: “ Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”.
* Muốn hiểu được vấn đề cần nghị luận nêu trên, ta cần phân tích,giải thích cụ thể vấn đề :
+ Thế nào là sống đẹp?
- Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả phù hợp với thời đại, xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân.
-Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hòa.
- Có hành động đúng đắn.
=> Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò, trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hòa, phong phú, có hành động đúng đắn. Vấn đề đặt ra hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất con người.
b. Từ vấn đề nghị luận đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ.. nghĩa là biết áp dụng nhiều thaotác lập luận.
c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.
d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người th7c5 hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí.
3. Cách làm bài nghị luận:
a. Bố cục;
Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
b. Các bước tiến hành ở phần thân bài: phần này phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác.Những vấn đề chung nhất là:
-Giải thích khái niệm của đề bài.( Ví dụ đề bài đã dẫn trên, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?)
-Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.( Tại sao phải đặt ra vấn đề sống có lí tưởng, có đảo 5lí và nó thể hiện như thế nào?)
-Suy nghĩ xem cách đặt vấn đề như thế đúng hay sai. Chứng minh ta nên mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào một vấn đề nào đó.( Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không lí tưởng, không hoài bão, thiếu đạo lí…). Phần này cần cụ thể, sâu sắc tránh chung chung.
- Sau cùng là nêu ý nghĩa của vấn đề.
* Dàn ý tổng quát
1. Mở bài: - Giới thiệu
- Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận
2. Thân bài
-Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí (Bằng cách giải thích các từ ngữ, các khái niệm..)
- Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
- Luận điểm 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
- Luận điểm 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
3. Kết bài: - Khái quát lại vẫn đề cần nghị luận.
- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận
HỌC SINH đọc ghi nhớ trong SGK.
II. Luyện tập:
1.Vấn đề mà cố thủ tướng Ấn Độ nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.
=> Ta đặt tên cho văn bản lả: Văn hóa con người.
*Tác giả sử dụng các thao tác lập luận:
+ Giải thích, chứng minh.
+Phân tích, bình luận.
+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và vănhóa” giải thích+ khẳng định vấn đề ( chứng minh).
+ Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.
+ Cách diễn đạt rõ ràng văn giàu hình ảnh.
2. Sau khi vào đề, bài viết cần có các ý:
* Hiểu câu nói ấy như thế nào?
=> Giải thích khái niệm:
-Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên ta và nó thể hiện như thế nào?
-Suy nghĩ:
.Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẳng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người.
.Khẳng định là :Đúng.
. Mở rộng, bàn bạc: Làm thế nào để sống có lí tưởng; người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao?; lí tưởng của thanh niên ta hiện nay là gì?
Ý nghĩa lời của Nê- ru:
. Đối với thanh niên ngày nay.
. Đối với con đường phấn đấu cho lí tưởng, thanh niên cần phải làm gì?
4/.CỦNG CỐ:
GV giúp Hs củng cố nội dung bài học:
+Khái niệm : Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
+ Những yêu cầu chính khi làm bài nghị luận về TTĐL.
+ Cách làm bài ( Dàn ý tổng quát).
5/.DẶN DÒ:
+Học bài cũ.
Lập dàn ý cho đề sau:
Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Gợi ý:
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
+ Chuẩn bị bài mới.
*RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T3 NGHI LUAN VE MOT TU TUONG DAO LI .doc