Giáo án Ngữ văn 12 (Tuần 11 đến tuần 15)

A .MỤC TIÊU:

- Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm(tạo nhịp điệu âm hưởng,điệp âm ,điệp vần,điệp thanh)

- Có kĩ năng phân tích phép tu từ trong văn bản,đồng thời biết sử dụng nó khi cần thiết

- Là cơ sở cho việc đọc -hiểu và cảm thụ văn bản

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

SGK,Thiết kế bài học

C.PHƯƠNG PHÁP:

+ Có thể tiến hành theo các hình thức:

- Cá nhân học sinh làm bài tập ,sau đó cho học sinh trình bày trước lớp

- Thảo luận tổ nhóm

- Thi giải bài tập giữa các tổ nhóm

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

- Kiểm tra bài cũ:Nhịp và âm hưởng cho câu được tạo ra do những yếu tố nào?

- Bài mới:

 

doc40 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 (Tuần 11 đến tuần 15), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thực hành một số biện pháp tu từ ngữ âm A .mục tiêu: - Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm(tạo nhịp điệu âm hưởng,điệp âm ,điệp vần,điệp thanh) - Có kĩ năng phân tích phép tu từ trong văn bản,đồng thời biết sử dụng nó khi cần thiết - Là cơ sở cho việc đọc -hiểu và cảm thụ văn bản B. Phương tiện thực hiện: SGK,Thiết kế bài học C.Phương pháp: + Có thể tiến hành theo các hình thức: - Cá nhân học sinh làm bài tập ,sau đó cho học sinh trình bày trước lớp - Thảo luận tổ nhóm - Thi giải bài tập giữa các tổ nhóm D.Tiến trình lên lớp: - Kiểm tra bài cũ:Nhịp và âm hưởng cho câu được tạo ra do những yếu tố nào? - Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động1 Luyện tập về tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu Bài tập 1. Nhận xét về nhịp điệu ,sự phối hợp âm thanh(cùng với các phép lặp cú pháp,lặp từ ngữ) nhằm tạo ra một âm hưởng hùng hồn cho lời tuyên ngôn trong câu sau: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay,một dân tộc gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay,dân tộc đó phải được tự do!! Dân tộc đó phải được độc lập!" (Hồ Chí Minh,Tuyên ngôn độc lập) Bài tập 2 Phân tích tác dụng của âm thanh ,nhịp điệu có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết cấu cú pháp trong việc tạo nên sắc thái hùng hồn ,thiêng liêng trong lời kêu gọi cứu quốc sau đây(chú ý vần sự ngát nhịp và đối xứng): Bất kì đàn ông,đàn bà,người trẻ,không chia tôn giáo,đảng phái, dân tộc ,hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc.Ai có súng dùng súng,ai có gươm dùng gươm,không có gươm thì dùng cuốc,thuổng ,gậy gộc.Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước (Hồ Chí Minh,Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) Bài tập 3: Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn văn sau đây thích hợp với việc khẳng định ngợi ca sức mạnh,ý chí kiên cường của cây tre,hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam.Hãy phân tích để làm sáng tỏ điều đó: Gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre anh hùng lao động.Tre anh hùng chiến đấu. (Thép Mới,Cây tre Việt Nam) Hoạt động II II.điệp âm,điệp vần,điệp thanh Bài tập 1.Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm trong các câu sau: a, Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu đường lửa lựu lập lòe đâm bông (Nguyễn Du-Truyện Kiều) b,Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (Nguyễn Khuyến- Uống rượu mùa thu) Bài tập 2.Trong đọan thơ sau vần nào được lặp mhiều nhất?Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó. Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời Mùa đông còn hết em ơi Mà con én đã gọi người sang xuân! (Tố Hữu-Tiếng hát con tàu) Bài tập 3. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống Nhà ai pha luông mưa xa khơi (Quang Dũng-Tây Tiến) đoạn thơ trên tạo được khung cảnh hiểm trở của vùng núi và sự khốc liệt của cuộc hành quân là nhờ có sự đóng góp nhiều yếu tố.Hãy phân tích: - Các yếu tố từ ngữ:Từ láy,phép đối,phép lặp từ ngữ,phép nhân hóa. - Phép lặp cú pháp. - Nhịp điệu của dòng thơ. - Sự phối hợp các thanh trắc và bằng ở ba dòng thơ đầu và cách dùng toàn thanh bằng(điệp thanh)ở dòng cuối Giáo viên yêu cầu học sinh nắm được một số phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản cùng những kĩ năng phân tích sử dụng chúng I.Luyện tập về tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu - Hai vế đầu dài nhịp điệu dàn trải,phù hợp với việc biểu hiện cuộc đấu tranh trưiờng kì của dân tộc.Hai vế sau ngắn,nhịp điệu dồn dập,mạnh mẽ phù hợp với sự khẳng định hùng hồn về quyền độc lập ,tự do của dân tộc.Về mặt lập luận,hai vế đầu có vai trò như các luận cứ,còn hai vế sau như các kết luận. - Vế thứ nhất thứ hai và vế thứ ba đều kết thúc bằng các âm tiết mang thanh bằng (nay,nay,do),vế cuối kết thúc bằng âm tiết mang thanh trắc(lập).Do là âm tiết mở lập là âm tiết đóngtạo âm hưởng mạnh mẽ ,dứt khoát thích hợp với lời khẳng định quyền độc lập dân tộc - Phối hợp với nhịp điệu và âm thanh ,đoạn văn dùng phép điệp từ ngữ(một dân tộc đã gan góc ,dân tộc đó phải được ..)và điệp từ cú pháp(Hai vế đầu dài,có kết cấu cú pháp giống nhau;hai vế sau ngắn,kết cấu cú pháp giống nhau) Gợi ý: Để tạo nên sắc thái hùng hồn ,thiêng liêng của lời kêu gọi cứu nước,đoạn văn đã có sự phối hợp của nhiều yếu tố: - Phép điệp phối hợp với phép đối.Không phải chỉ điệp (lặp) từ ngữ mà cả lặp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu.Ví dụ nhịp ở câu đầu được lặp lại là :4-2-4-2(4 tiếng ,2 tiếng )Không phải chỉ có sự đối xứng về từ ngữ ,mà còn có cả sự đối xứng về nhịp điệu và kết cấu ngữ pháp."ai có súng dùng súng,ai có gươm dùng gươm"(nhịp 3-2.3-2 với kết cấu ngữ pháp đều là C-V-P) - Câu văn xuôi nhưng có vần(phối hợp với nhịp ở một số vị trí)ở câu đầu có vần giữa tiếng bà và tiếng già.Câu 3 vần điệp vần ung giữa cấc tiếng "ai có súng dùng súng " - Sự phối hợp giữa những câu nhịp ngắn (1,3,4)với những câu nhịp dài dàn trải(câu 2,câu5) tạo nên âm hưởng khi khoan thai,khi dồn dập mạnh mẽ.Điều đó thích hợp với lời kêu gọi cưu nước thiêng liêng. Gợi ý: Về từ ngữ,đoạn văn có đặc điểm là dùng phép nhân hóa,đồng thời dùng nhiều động từ .Điều đó phối hợp với các yếu tố ngữ âm sau: - Sự ngắt nhịp(Dấu phẩy ở 3 câu đầu khi cần liệt kê) - Câu thứ 3 ngắt nhịp liên tiếp mhư lời kể về từng chiến công của tre.Nhịp ngắn trước,nhịp dài sau tạo nên âm hưởng du dương của lời ngợi ca - Hai câu cuối,câu ngắt nhịp giữa chủ ngữ và vị ngữ (không dùng từ là)tạo nên âm hưởng mạnh mẽ,dưt khoát của một lời tuyên dương công trạng,khẳng định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của tre. II.điệp âm,điệp vần,điệp thanh Gợi ý: a,Lặp lại và phối hợp 4 phụ âm đầu(l)trong các tiếng lửa lựu lập lòe tạo nên trạng thái ẩn hiện trên một diện rộng của hoa lựu(đỏ như lửa và lấp ló trên cành như những lúc ẩn lúc hiện,lúc lóe lên lúc lại ẩn trong tán lá ) b, Lặp lại và phối hợp của các phụ âm đầu(l) 4 lần trong một câu thơ diễn tả được trạng thái của ánh trăng phản chiếu trên mặt nước ao,ánh trăng như choán lấy khắc bề không gian trên mặt ao. Gợi ý:vần được lặp nhiều nhất là vần ang (có nguyên âm rộng,và phụ âm cuối là âm mũi)tạo nên âm hưởng rộng mở,tiếp diễn kéo dài Nó phù hợp với cảm xúc chung:mùa đông đang còn tiếp diễn với nhiều dấu hiệu đặc trưng của nó(lá bàng đang đỏ,sếu giang đang bay về phương nam để tránh rét)Vậy mà đã có những lời mời gọi của mùa xuân. Gợi ý: Khung cảnh hiểm trở,khốc liệt của vùng rừng núi và của cuộc hành quân là nhờ có sự đóng góp của nhiều yếu tố : - Dùng từ láy gợi hình:khúc khuỷu ,thăm thẳm,heo hút.Dùng phép đối từ ngữ:Dốc lên khúc khuỷu/dốc thăm thẳm;Ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống.Phéo lặp từ ngữ:dốc,ngàn thước.Phép nhân hóa:Súng ngửi trời - Phép điệp cú pháp ở câu 1 và câu3;Nhịp điệu 4/3 ở 3 câu thơ đầu - Sự phối hợp thanh trắc thanh bằng ở 3 câu thơ đầu,trong đó câu thơ đầu thiên về vần trắc.Câu thơ thứ 4 thiên lại toàn vần bằng.Gợi lên không gian hiểm trở nhưng cũng có sắc thái hùng tráng ,mạnh mẽ với một không khí thoáng đãng rộng lớn trải ra trước mắt khi vượt qua con đường gian lao,vất vả. III Củng cố Viết bài làm số 3:nghị luận văn học a.Mục tiêu:Giúp HS - Vận dụng kiến thức đọc hiểu một số tác phẩm đã học Đọc thêm Dọn về làng I.Tác giả Nông Quốc Chấn là người trí thức vùng dân tộc thiểu số,sớm giác ngộ lí tưởng cao đẹp ,là gương mặt văn hóa tiêu biểu,đại diện cho tầng lớp thanh niên dân tộc thiểu số trong đấu tranh cách mạng và chiến tranh vệ quốc.Sáng tác chủ yếu là thơ.Đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Những tác phẩm chính:Về thơ:Tiếng ca người Việt Bắc,Người núi hoa,Đèo gió,bước chân Pắc Bó,suối và biển.Về tiểu luận có:Đường ta đi,một vườn hoa nhiều hương sắc,cùng một số tập thơ bằng tiếng tày Dọn về làng là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ đwocj trao giải nhì tại đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Bec-lin,sau đó được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu II.Tác phẩm: 1.Thể loại: Thuộc thể thơ tự do 2.Cách đọc :Đọc chậm để thấy được cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao-Bắc-Lạng và tội ác của giặc Pháp,Đoạn cuối đọc với giọng đọc phấn khởi khi Cao_Bắc-Lạng được giải phóng cùng với niềm tự hào dân tộc 3.Giá trị nội dung và nghệ thuật Đoạn 1.Từ câu 1-6 Mở đầu bài thơ là những cảm xúc diễn đạt niềm vui khi Cao-Bắc-Lạng được giải phóng Đoạn 2:Từ câu Mấy tháng năm qua......Băm xương thịt mày tao mới hả Thể hiện nỗi buồn tủi,xót xa căm giận bọn ngoại xâm đã tàn phá quê hương"Từng cái lán nó đốt trơ trụi,nó vơ hết áo quần trong túi..." Nó còn gieo rắc bao tội ác lên quê hương:"Giặc đã bắt cha con đi nó đánh...chúng con còn thơ ai nuôi dạy.." Đoạn 3:Phần còn lại Trở lại với những xảm xúc mừng vui hân hoan vì từ nay quê hương trở lại cuộc sống thanh bình"Hôm nay Cao-Bắc -Lạng cười vang -Dọn lán,rời rừng người xuống làng". Các thể hiện niềm vui mang một nét riêng đó là lối nói cụ thể cảm xúc suy nghĩ được diễn đạt bằng hình ảnh:"Người đông như kiến,súng đầy như củi..,Đường cái kêu vang tiếng ôtô...Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ...Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá" Tác giả sử dụng mạch thơ tự sự và trữ tình đan xen 4.Chủ đề Bài thơ thể hiện cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao-Bắc-Lạng và tội ác của giặc Pháp.Có thể coi bài thơ là một bản cáo trạng kể tội thực dân xâm lược,qua đó bộc lộ thái độ của tác giả về sức chịu đựng và tình cảm yêu nước cùa nhân dân các dân tộc vùng cao Đọc thêm: Tiếng hát con tàu I.Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989)tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan ,quê gốc ở xã Cam An,huyện Cam Lộ ,tỉnh Quảng Trị.Sau khi tốt nghiệo Trung Học ,Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư...ông tham gia cách mạng tháng 8 ở Quy Nhơn.Trong kgáng chiến chống thực dân Pháp,ông hoạt động Văn nghệ và báo chí ở liên khu bốn và chiến trường Bình-Trị-Thiên .Sau năm 1975,ông vào sống ở Thành Phố Hồ Chí Minh,tiếp tục hoạt động văn học cho tới lúc qua đời. Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam.Con đường thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và những tìm tòi đổi mới nghệ thuật của nhà thơ.Từ thế giới kinh dị ,thần bí của điêu tàn ,sau cách mạng bắt rễ vào đời sống rộng lớn của nhân dân,thơ cua Chế Lan Viên nóng hổi thời sự giàu chất sử thi,chất anh hùng,chất chính luận,có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo Tác phẩm chính:Các tập thơ điêu tàn,ánh sáng và phù sa,Hoa ngày thường..... Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập ánh sáng và phù sa II.Thể lọai:Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập ánh sáng và phù sa ,một tập thơ xuất sắc,kết tinh tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trên con đường thơ cách mạng. III.Cách đọc :Giọng đọc biến đổi theo mạch diễn biến tâm trạng Đoạn 1.Là lời giục giã Đọan 2:Là lời bày tỏ tình cảm,và dòng hoài niệm đầy ân tình Đoạn cuối: Giọng đọc dồn dập,lôi cuốn vừa bay bổng say mê. IV.Giá trị nội dung và nghệ thuật 1.Giá trị nội dung a.Bốn câu đề từ : - Hình tượng "con tàu"xuyên suốt bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng,con tàu là nỗi niềm khát vọng đi dến miền xa xôi của tổ quốc,hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân - Tây bắc là miền đất cụ thể,ngoài sa Tây Bắc còn có ý nghĩa tượng trưng cho mọi miền đất nước xa xôi đầy gian khổ của đất nước. b.Diễn biến tâm trạng nhà thơ. Trọng tâm khai thác bài thơ: - Một loạt câu hỏi tu từ liên tiếp như lời thúc giục khẩn trương - Đất nước mênh mông đang hồi sinh sau cuộc kháng chiến ác liệt,khắp nơi cất cao tiếng hát xây dựng cuộc đời mới,đó là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca,cuộc sống mới đang mời thôi thúc người nghệ sĩ vượt ra khỏi cuộc đời nhỏ hẹp quẩn quanh Đát nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp ........ Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép - Tiếng hát con tàu bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt và hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi trở về với nhân dân.Tác giả sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh .Trở về với Tây Bắc là trở về với người thân như con về với mẹ Cho con về gặp lại mẹ yêu thương - Cách xưng hô của chủ thể trữ tình bộc lộ một tình cảm thân tình ruột thịt với những con người đã từng gắn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến. _Con gặp lại nhân dân... _Con nhơ sanh con... _Con nhớ anh con... ........... - Trữ tình - triết luận là giọng điệu chủ đạo của bài thơ - đoạn cuối nhịp thơ sôi động hẳn lên ,đó là khúc hát lên đường của một tâm hồn thiết tha với miền Tây 2. Giá trị nghệ thuật Đó là sự sáng tạo hình ảnh,đây là nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.Nhà thơ đã sáng tạo ra một hệ thống hình ảnh đa dạng phong phú.Có những hình ảnh thị giác do quan sát được trong đời sống thực,có những hình ảnh được miêu tả cụ thể đến từng chi tiết, có những hình ảnh thực nhưng giàu sức gợi có những hình ảnh được xây dựng thành những hình ảnh biểu tượng - Tác giả sử dụng các phép tu từ ẩn dụ,so sánh .Sức tưởng tượng và liên tưởng rất mạnh mẽ và nhiều khi bất ngờ tạo ra những so sánh mới lạ,những hình ảnh gợi tưởng tượng phong phú của người đọc ("Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét-Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng.....Ai bảo con tau không mộng tưởng") V.Chủ đề: Khát vọng về với nhân dân và đất nước,với những kỉ niệm sâu nặng tình nghĩa trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà thơ,cũng là về với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo thơ ca. Đọc thêm: Đò lèn I Tác Giả: Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ,sinh năm 1848tại xã Đông vệ Thị xã Thanh Hóa.Xuất thân trong một gia đình nghèo mẹ mất sớm ,nguyễn Duy ở với bà ngoạitừ bé.Trong tâm hồn của Nguyễn Duy bà ngoại là hình ảnh gần gũi thân thuộc nhất Năm 1966 ông nhập ngũ.Từ năm 1971đến 1975 ,vẫn đang khoác áo lính.Cuói năm 1975 00ng cùng đơn vị vào tiếp quản Vũng Tàu. Nguyễn Duy làm thơ rất sớm ,năm 1973 ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ với chùm thơ:Hơi ấm ổ rơm,Bầu trời vuông,Tre Việt Nam Thơ Nguyễn Duy hấp dẫn nhiều tầng lớp độc giả bởi sự kết hợp đầy tài hoa giữa cái duyên dáng trữ tình với cái chất thế sự đận đặc Tác phẩm chính về thơ:Cát Trắng,ánh Trăng,Đãi cát tìm vàng....Ngoài thơ ông còn viết tiểu thuyết,bút kí và một số thể loại khác như:Em -Sóng(kịch thơ,1983)Khoảng cách(tiểu thuyết 1986),nhìn ra bể rộng trời cao(Bút kí ,1986) Bài thơ đò Lèn được viết năm 1983,trong dịp nhà thơ trở về quê hương II.Cách đọc Giọng đọc đan xen nhiều buồn vui với hồi ức thời thơ ấu của tác giả III.Giá trị nội dung và nghệ thuật 1. Giá trị nội dung Bài thơ Đò Lèn thể hiện cái tôi của tác giả thời thơ ấu được tái sinh chân thực và sống động có phần gây ngạc nhiên cho người đọc bởi những thú nhận thành thật.Thời thơ ấu là một chú bé hiếu động,từng trải qua nhiều trò tinh nghịch ncủa một đứa trẻ vùng nông thôn nghèo đã sống những ngày tháng hồn nhiên,có phần bản năng và chẵng được rèn giũa nhiều. Thủa nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần ............ Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình thời thơ ấu là ở thái độ sòng phẳng,tton trọng dĩ vãng.khước từ sự thi vị hóa và chính vì thế mà đem lại một quan niệm mới trong cách nhìn về quá khứ Hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa chau mồ côi hiếu động,nghịch ngợm sống lại trong kí ức thể hiện nỗi ân hận trong lòng tác giảđối với bà mình khi đã trưởng thành.Đó là tìmh thương chân thành và sâu sắc nhưng đã muộn.Phần lớn con người ta chỉ thực sự biết yêu thương người khác khi cơ hội đền đáp đã không còn .Điều này có một giá trị thức tỉnh đầy bất ngờ. 2. Giá trị nghệ thuật: Cảm hứng chủ đạo,giọng điệu và cách sử dụng hình ảnh thơ của Nguyễn Duy thể hiện nhiều tình cảm xúc động cho những người thân yêu với những kỉ niện thời thơ ấu IV.Chủ đề Bài thơ "Đò Lèn"là những kí ức xen lẫn buồn vui cua nhà thơ Nguyễn Duy thời thơ ấu. Thực hành một số phép tu từ cú pháp A.mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ cú pháp(Phép lặp cú pháp ,phép liệt kê,phép chêm xen)đặc điểm và tác dụng của chúng - Biết phân tích các phép tu từ cú pháp trong văn bản và biết sử dụng chúng khi cần thiết B. Phương tiện thực hiện SGK,Thiết kế bài học C.Phương pháp: + Có thể tiến hành theo các hình thức: - Cá nhân học sinh làm bài tập ,sau đó cho học sinh trình bày trước lớp - Thảo luận tổ nhóm - Thi giải bài tập giữa các tổ nhóm D.Tiến trình lên lớp - Kiểm tra bài cũ:Phép lặp là gì?Tác dụng của nó - Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1 Luyện tập về phép lặp cú pháp. Bài tập1. Trong các đoạn văn, thơ sau có những câu không nhữn lặp lại một số từ ngữ, mà còn lặp lại kết cấu cú pháp. - Hãy xác định những câu có lặp kết cầu từ cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó. - Cho biết phép lặp lại đó có tác dụng như thế nào. a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải là từ tay Pháp. (Hồ Chí Minh-Tuyên ngôn độc lập) b) Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngã đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. Nguyễn Đình Thi-Đất nước c) Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sang những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đem nện cối đều đều suối xa... (Tố Hữu-Việt Bắc) Bài tập2. So sánh hiện tượng lặp kết cấu pháp trong những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau (về số tiếng trong câu, sự đối xứng, nhịp điệu và tác dụng...) của chúng: a) Tục ngữ: - Bán anh em xa, mua láng giềng gần - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. b) Câu đối: Cụ già ăn củ ấu non Chú bé trèo cây đại lớn c) Thơ đường luật: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao (Nguyễn Bỉnh Khiêm -Nhàn) d) Văn biểu ngẫu. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn bè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ. (Nguyễn Đình Chiểu-Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc) Bài tập3. Hãy tìm trong các văn bản trong Ngữ văn 12, tập một ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của phép lặp đó. Hoạt động 2 Luyện tập về phép liệt kê. Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích sau: a) Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhạn hạ thì ta cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì. (Trần Quốc Tuấn,Hịch tướng sĩ) b) Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp giã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù hơn trường học.Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta .Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận thi hành chính sách ngu dân Chúng dùng thuốc phiện rượi cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược (Hồ Chí Minh-Tuyên ngôn độc lập) Hoạt động 3 Luyện tập về phép chêm xen. Bài tập 1. Phân tích bộ phận in đậm trong các câu sau về các mặt: - Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu. - Dâú câu tách biệt bộ phận đó. - Tác dụng của bộ phận đó đối với việc bổ sung thông tin, biểu hiện tình cảm, cảm xúc... a) Thị nở xích lại. Đặt tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong) thị hỏi hắn: - Vừa thổ hả?. (Nam Cao,Chí phèo) b) Chí pheò hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Nam Cao,Chí phèo) c) Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích. Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) (Giang Nam.Quê Hương) d) Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. (Hồ Chí Minh-Tuyên ngôn độc lập) Bài tập 2. Hãy viết đoạn văn (từ 3 đén 5 câu)về Tố Hữu Và bài thơ Việt Bắc,trong đó có sử dụng phép chêm xen.Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó Bài tập 1: a) - Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp (lặp cú pháp): + Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là...” + Hai câu bắt đầu từ “Dân ta...” - Kết cấu lặp ở hai câu trước là: P (thành phần phụ tình thái) – C (chủ ngữ) – V1 (vị ngữ) – V2. Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ vế sau (Sự thật là... + nước ta/ dân ta + đã... + chứ không phải...). Kết cấu lặp ở hai câu sau là: C-V (+ phụ ngữ chỉ đối tượng) – Tr (trạng ngữ). Trong đó C: Dân ta, V: đã/ lại đánh đổ (các xiềng xích.../ chế độ quân chủ...), Tr: chỉ mục đích (bắt đầu bằng quan hệ từ để, mà). - Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định thắng lợi của cách mạng tháng 8 là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến. b) Đoạn thơ dùng phép lặp cú pháp giữa hai câu thơ đầu và giữa ba câu thơ sau. Tác dụng: Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi dành được quyền làm chủ đất nước. c) Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp. Ba cặp lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán. Tác dụng: Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc. Bài tập 2: a) ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế. Ví dụ: Bán/ mua (đều là từ đơn, đều là động từ). b) ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa, phép lặp còn phối hợp với phép đối (đối ứng từ tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng). Trong đó, ấu vừa chỉ loài câu, vừa có nghĩa là non (đồng nghĩa với ấu) trái nghĩa với già; đại vừa chỉ loại cây, vừa có nghĩa là lớn (đồng nghĩa với đại) và trái nghĩa với bé. c) ở thơ đường luật, phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa (đặc biệt là giữa hai câu thực và 2 câu luận của bài thất ngôn bát cú). Học sinh tự phân tích tương tự ở bài tập ý (b). d) ở văn biểu mẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tại trong một cặp câu (câu trong văn biểu ngẫu có thế dài, không cố định về số tiếng). Bài tập 3: HS tìm trong các văn bản ở lớp 12 ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp. Muốn phân tích tác dụng của việc lặp cú pháp, cần đặt vào văn bản chung. Ví dụ Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước (Xuân Quỳnh, Sóng) Hai câu thơ này có dùng phép lặp cú pháp, tạo nên một thế đối xứng, có tác dụng khắc hoạ hình ảnh mọi con sóng (mọi con người) đều đang ở trong tâm trạng nhớ thương day dứt khôn nguôi. II. Phép liệt kê. a) Trong đoạn trích từ Hịch tướng sĩ, phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo,đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn b) Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau: C-V (+ phụ ngữ chỉ đối tượng). Phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của thực dân pháp, chỉ mặt vạch tên kẻ thù dân tộc. Cũng cùng mục đích ấy là cách tách dòng liên tiếp, dồn dập. III Phép chêm xen: Bài tập 1: - Tất cả các bộ phận in đậm trong các đoạn (a), (b), (c), (d) đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được giải thích. Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó. - Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chùng còn bổ sung thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái ở câu (thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam) nhấn mạnh tư cách pháp nhân của “chúng tôi” những người tuyên bố nền độc lập của đất nước Việt Nam. Nhờ thành phần chêm xen đó, lời tuyên bố có tín

File đính kèm:

  • doc0000Giao an Ngu van 12 ( sap duoc su dung ne).doc