A . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Cảm nhận được khát vọng về với nhân dân và đất nước, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà thơ, cũng là về với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo thơ ca.
2. Thấy được những nét đặc sắc của nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trong bài này đặc biệt là sự sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú bất ngờ, xúc cảm gắn với suy tưởng.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN
- SGK, SGV. Thiết kế bài học .
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt?
2. Giới thiệu bài mới .
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 14 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng hát con tàu
A . mục tiêu bài học
1. Cảm nhận được khát vọng về với nhân dân và đất nước, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà thơ, cũng là về với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo thơ ca.
2. Thấy được những nét đặc sắc của nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trong bài này đặc biệt là sự sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú bất ngờ, xúc cảm gắn với suy tưởng.
b. phương tiện thực hện
- SGK, SGV. Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt?
2. Giới thiệu bài mới .
phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: nhấn mạnh những nét chính. HS theo dõi phần tiểu dẫn.
GVH: Anh (chị) cho biết Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Đọc diễn cảm bài thơ và cho biết bố cục?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết nhan đề có ý nghĩa gì? Hãy cho biết ý nghĩa của lời đề từ ?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) nhận xét NT và ND của 2 khổ thơ này?
GVH: Anh (chị) cho biết tác giả đã có những cảm nghĩ gì về Tây Bắc ?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết tác giả dùng mấy hình ảnh so sánh? Nhận xét hiệu quả của những hình ảnh so sánh?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết tác giả nhớ đến những ai? Đặc điểm cụ thể của từng người? Tình cảm của tác giả?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết tác giả nhớ đến những cảnh nào ?ý nghĩa ?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) tìm những câu thơ thể hiện những suy ngẫm khái quát và nhận xét?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) hãy cho biết Giá trị nghệ thuật ?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết Giá trị nội dung ?
HSTL&PB:
I. Giới thiệu chung
1, Tác giả (1920-1989)
+ Con đường thơ ca trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ
+ Thơ Chế Lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng, triết lí và sự phong phú của thế giới hình ảnh thơ.
2, Bài thơ:
a, Hoàn cảnh ra đời: 1960 (cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi), đưa vào tập ánh sáng và phù sa.
b, Bố cục: 3 đoạn
+ Hai khổ đầu: Sự trăn trở, giục giã lên đường
+ Chín khổ giữa: Hồi tưởng về kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến
+ Bốn khổ cuối: Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng say mê
c, Nhan đề và lời đề từ
* Nhan đề:
“Con tàu” -> thực tế chưa có -> biểu tượng khát vọng ra đi (cũng chính là tâm hồn nhà thơ) => “Tiến hát con tàu” -> khát vọng lên đường hăm hở, sôi nổi, say mê -> biểu hiện nội dung, tình cảm chủ đạo của cả bài thơ
* Lời đề từ: kết quả ý nghĩa toàn bài
Hình ảnh biểu tượng “Tây Bắc”, “con tàu” + câu hỏi tu từ -> lời giục giã lên Tây Bắc là đến với mọi miền xa xôi của Tổ Quốc. Và chỉ cần có khát vọng ra đi, người nghệ sĩ soi vào lòng mình thấy cả đất nước, nhân dân
II. Nội dung chính
1, Hai khổ đầu:
Tác giả dùng câu hỏi tu từ, cách phân đôi chủ thể trữ tình (Anh - tác giả), hình ảnh ẩn dụ -> sự băn khoăn, trăn trở, giục giã lên Tây Bắc.
Lời khuyên đầy tâm huyết: Hãy đi ra khỏi cái cô đơn chật hẹp của lòng mình mà hoà nhập với mọi người. Và như vậy có thể tìm kiếm được nghệ thuật chân chính và gặp được tâm hồn chính mình trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân
Cuối cùng là cách nói đáo để của Chế Lan Viên khẳng định mối quan hệ giữa sáng tạo nghệ thuật và cuộc sống
2, Chín khổ giữa (3->11): Hồi tưởng kỉ niệm
a, Cảm nghĩ bao quát:
* Cảm nghĩ về Tây Bắc (khổ 3+4)
+ Nghĩ về 1 vùng đất anh hùng trong kháng chiến nay được dựng xây tươi đẹp. => Nêu bật ý nghĩa cuộc kháng chiến đặc biệt với văn nghệ sĩ. Những câu thơ chan chứa lòng biết ơn
+ Khao khát về lại Tây Bắc.
Tác giả gọi “Tây Bắc” là “Mẹ” biểu hiện lòng trân trọng, trìu mến.
* Cảm nghĩ gặp lại nhân dân (khổ 5)
“Con gặp lại nhân dân... cánh tay đưa”
5 hình ảnh so sánh gợi liên tưởng liên tiếp -> ý nghĩa sâu xa, niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của việc trở về với nhân dân
b, Nhớ thương cụ thể
* Nhớ người:
+ nhớ anh du kích : Con nhớ... cho con”
Hình ảnh chiếc áo nâu là hình ảnh tiêu biểu, điển hình- chiếc áo của thời kháng chiến- biểu tượng của con người VN nghèo khổ, giản dị mà giàu can đảm, nghĩa tình
+ Nhớ em liên lạc :
“ con nhớ em con... một phong thư”
Cách đối ý trong từng câu nêu bật hoàn cảnh gian nan, không gian rộng thời gian dài , tinh thàn trách nhiệm cao
+ Nhớ mế :
“ Con nhớ mế... ơn nuôi”
Hình ảnh thực gây xúc động : Bà mế tóc bạc đã thức cả một mùa dài đốt lên ngọn lửa hồng để săn sóc đứa con cách mạng đang đau ốm.
TG vận dụng thành ngữ biểu hiện ơn nghĩa sâu xa.
+ Nhớ cô gái :
+ “ Anh bỗng nhớ em... quê hương”
Những hình ảnh so sánh liên tưởng biến hoá bất ngờ mới lạ lung linh sắc màu biểu hiện sự thắm thiết say mê trong tình yêu đôi lứa , tình quân dân, tình que hương đất nước
+ “ Anh nắm tay em... mùi hương”
Từ liên tưởng đến hình ảnh thực :
Hình ảnh những cô gái vùng tạm chiếm đang bí mật tiếp tế cho quân ta. Câu thơ chan chứa tình cảm, khảng định tình nghĩa quân dân sâu nặng không thể nào quên
* Nhớ cảnh:
* “ Nhớ bản... yêu thương”
Hai chữ “ nhớ” trong một câu thơ cân xứng cho thấy bản làng đèo cao còn vương vấn mãi trong lòng TG
Nhà thơ tự hỏi mình, tự khẳng định mình với tất niềm tự hào sâu sắc.
* Suy ngẫm khái quát:
“Khi ta ở ... hoá tâm hồn”
“ Tình yêu... hoá quê hương”
Tình yêu nỗi nhớ đã biến những miền đát xa lạ trở thành thân thiết như quê hươnh ta, hoá thành máu thịt tâm hồn ta.
Những câu thơ cô đúc giống dạng những châm ngôn triết lí.
3, Bốn khổ cuối:
Là khúc hát lên đường đầy lôi cuốn , sôi nổi say mê tiếp tục phát triển mạch suy tưởng của bài thơ lên một bước nữa.
TG vẫn dùng những hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, dùng kết cấu trùng điệp để biểu hiện: Tiếng gọi của đất nước, của ND, của đời sống đã thành sự thôi thúc bên trong, thành sự giục giã của chính lòng mình nên càng không thể chần chừ, thành nỗi khát khao bồn chồn không thể cưỡng được.
III. củng cố & dặn dò
1, Giá trị nghệ thuật
+ Sáng tạo nhiều loại hình ảnh
+ Kết hợp nhuần nhuyễn cảm xúc- suy tưởng.
2, Giá trị nội dung
Bài thơ biểu hiện tình cảm hướng về ND và đất nước với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng là về với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo thơ ca
3. Hướng dẫn học bài:
1, Học thuộc và phân tích khổ thơ đề từ, khổ 1->11
2, Soạn “Các vị La Hán chùa Tây Phương”.
Các vị la hán chùa tây phương
A . mục tiêu bài học
1. . Hiểu và đánh giá đúng những cảm nhận và suy tưởng của TG về những đau khổ, trăn trở , bế tắc của cha ông.
2. Cảm nhận và phân tích được nghệ thuật khắc hoạ tài tình các bức tượng bằng hình ảnh và ngôn ngữ thơ trong phần đầu bài thơ
b. phương tiện thực hện
- SGK, SGV. Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc 9 khổ thơ giữa bài “Tiếng hát con tàu”, phân tích ý nghĩa nhan đề và khổ thơ đề từ ?
2. Giới thiệu bài mới .
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Cho HS đọc tiểu dẫn trong SGK Tr nhấn mạnh những ý chính.
GVH: Anh (chị) cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Đọc diễn cảm bài thơ. Nêu bố cục?
GVH: Anh (chị) cho biết khổ 1, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết tác giả tả pho tượng thứ nhất như thế nào?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết cảm nhận của anh chị về pho tượng thứ 2?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết tác giả tả những gì ở pho tượng thứ 3? Nhận xét nghệ thuật miêu tả?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết những cảm nhận của tác giả ở những khổ thơ này?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết những suy tưởng của tác giả?
HSTL&PB:
GV: nhấn mạnh ý chính.
GVH: Anh (chị) cho biết Giá trị nghệ thuật ?
HSTL&PB:
GVH: Anh (chị) cho biết Giá trị nội dung ?
HSTL&PB:
I. giới thiệu chung
1, Tác giả( 1919- 2005)
+ Trước CM T8 : Là nhà thơ của phong trào “ Thơ mới”. Thơ ông thường nói đến nỗi buồn, cô đơn ,bất lực nhưng vẫn gắn bó với đất nước quê hương.
+ Sau CMT8: ….thơ ông cũng đối mới mạnh mẽ.
2, Bài thơ:
a, Hoàn cảnh sáng tác: SGK Tr 1960 -> “ Bài thơ cuộc đời”
b, Bố cục: 3 đoạn
- Tám khổ đầu: Miêu tả các pho tượng và cả nhóm tượng La Hán.
- Năm khổ tiếp: TG cảm nhận về nội dung phản ánh hiện thực thời đại của các bức tượng.
- Hai khổ cuối: Triển vọng khổ đau rồi sẽ chấm dứt
iI. Nội dung chính
1, Tám khổ đầu:
a, Khổ 1: ấn tượng ban đầu:
tác giả bộc lộ nỗi băn khoăn, niềm xúc động, bâng khuâng sau khi thăm chùa Tây Phương, ngắm các pho tượng La Hán
Bởi vì “ xứ Phật” mà lại “ mặt đau thương”
Câu hỏi tu từ cho thấy nỗi day dứt mãi của tác giả .
b, Ba khổ tiếp: Đặc tả từng pho tượng:
* Pho tượng thứ nhất: “ Đây vị ... cho đến nay”
Tác giả đặc tả sự gầy guộc khô héo của thân hình, tư thế bất động trong dáng trầm ngâm -> Sức mạnh nung nấu của nội tâm đén nỗi thiêu đốt cả hình hài.
* Pho tượng thứ hai: “Có vị ... máu sôi”
Hàng loạt động từ và hình ảnh diễn tả trang thái căng thẳng, dồn nén của cơ thể( khuôn mặt) -> Những vận động sục sôi , dữ dội của nội tâm.
* Pho tượng thứ ba: “ Có vị ... chuyện buồn”
Nghệ thuật so sánh , thậm xưng -> pho tượng này có một tư thế lạ lùng và nhất là đôi tai dài rộng khác thường đã đón nhận được những tiếng dội mọi nỗi đau khổ của chúng sinh.
c, Khổ 5 -> 8: Tả chung cả quần thể tượng:
* Khổ 5: tác giả như thấy được các pho tượng ngồi trong lặng yên mà vẫn cảm nhận được thế kinh hoàng của chúng sinh => Những hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ gợi cảm gợi lên được XHVN trong TK18 loạn lạc , đầy biến động.
* Khổ 6: tác giả cảm nhận mỗi pho tượng là biểu tượng của con người và biểu tượng cho nỗi khổ đau của con người( vật vã đau khổ bởi sự bế tắc). Dưới ngòi bút linh hoạt của HC, những pho tượng bất động bỗng nhiên trở nên hoạt động , quay cuồng sục sôi kết thành một quần thể , một tập hợp.
* Khổ 7: tác giả còn cảm nhận được từ các bức tượng cháy lên khát vọng giải thoát, truy tìm nhức nhối lời giải đáp và đòng thời cũng biểu hiện sự bế tắc, bất lực sự tột độ. Đây cũng chính là sự bất lực của ông cha ta.
* Khổ 8: tác giả hoàn toàn đồng cảm trước những sự quằn quại lần cuối của các vị La Hán trên con đường tới cõi Phật để tìm sự giải thoát, tìm một cuộc sống không có cái ác, cái khổ.
2, Năm khổ giữa( 9 -> 13)
Tác giả mượn lời đối thoại với nghệ nhân tạc tượng đẻ nêu lên những suy tưởng của mình trước các pho tượng La Hán khổ hạnh:
+Trước hết TG suy tưởng: Đây là chuyện Phật hay là chuyện đời.
+Tiếp theo tác giả khẳng định: Hình ảnh các vị La Hán chính là hình ảnh cha ông ta vói biết bao đau khổ trong XH đen tối. đó cũng chính là hình ảnh của các nhà tư tưởng lớn , tâm hồn lớn những trí nho gia ưu tú cùng thời với Nguyễn Du . Những người này có nỗi đau đời muốn cứu đời nhưng bất lực.
+ Cuối cùng tác giả nhấn mạnh hơn cuộc sống tối tăm khôngtìm được ánh sáng, cuộc sống như có sương mù bao phủ, không tìm được đường ra của cha ông ta ngày trước.
3, Hai khổ cuối:
Tác giả lập ý theo cách liên hệ đối chiếu 2 thời đại xưa-nay cũng đưa ra lời đáp, lối giải thoát cho những trăn trở, những “câu hỏi lớn” của cha ông ta trong quá khứ được kết đọng ở các pho tượng
III. củng cố & dặn dò
1, Giá trị nghệ thuật
+ Ngôn từ giàu tính tạo hình
+ Kết hợp cảm xúc và suy tưởng, triết lí
+ Âm điệu thơ khoan thai, trầm lắng
+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ
2, Giá trị nội dung
Bài thơ là những cảm nhận và suy tưởng của tác giả về những đau khổ, trăn trở, bế tắc của cha ông ta trong 1 thời đại được thể hiện qua các pho tượng chùa Tây Phương
3, Hướng dẫn học bài
Học thuộc và PT 8 khổ đầu và Soạn “Mùa lạc” của NK.
File đính kèm:
- tuan 14.doc