A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Qua nghệ thuật dựng tả của Lưu Quang Vũ, hiểu được nỗi đau khổ, day dứt ngày càng đến mức không chịu nổi của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao phải nấp trong thân xác anh hàng thịt thô thiển; từ đó lí giải ước mong được giải thoát của nhân vật này.
- Hiểu được ý nghĩa phê phán, chiều sâu tư tưởng nhân văn của vở kịch cùng nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại của Lưu Quang Vũ.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học, tranh ảnh, đĩa về các vở kịch của Lưu Quang Vũ
C. Cách thức tiến hành giờ dạy - học: Đọc hiểu, tái hiện, hỏi đáp, phân tích, hoạt động nhóm phát huy chủ thể học sinh
D. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những nội dung tư tưởng của đoạn trích: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc?
3. Dạy bài mới: GV giới thiệu vào bài
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4985 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 14, tiết: 53 + 54 (chương trình nâng cao) đọc văn: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích – Lưu Quang Vũ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Lê Thị Bình
Đơn vị: Trường THPT Ngũ Hành Sơn
Nhóm 5, lớp 3
Ngày soạn: 8 - 8 - 2008
Tuần 14
Tiết: 53 + 54 (chương trình Nâng cao)
Đọc văn: HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(Trích – Lưu Quang Vũ)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Qua nghệ thuật dựng tả của Lưu Quang Vũ, hiểu được nỗi đau khổ, day dứt ngày càng đến mức không chịu nổi của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao phải nấp trong thân xác anh hàng thịt thô thiển; từ đó lí giải ước mong được giải thoát của nhân vật này.
- Hiểu được ý nghĩa phê phán, chiều sâu tư tưởng nhân văn của vở kịch cùng nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại của Lưu Quang Vũ.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học, tranh ảnh, đĩa về các vở kịch của Lưu Quang Vũ
C. Cách thức tiến hành giờ dạy - học: Đọc hiểu, tái hiện, hỏi đáp, phân tích, hoạt động nhóm phát huy chủ thể học sinh
D. Tiến trình tổ chức giờ dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những nội dung tư tưởng của đoạn trích: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc?
3. Dạy bài mới: GV giới thiệu vào bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tri thức về tác giả và tác phẩm (HS làm việc độc lập)
TT1: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK
TT2: Hãy tóm tắt những ý chính về cuộc đời nhà văn Lưu Quang Vũ? Đóng góp quan trọng của nhà văn đối với văn học Việt Nam là gì?
TT3: Ngoài những điều trong SGK, em còn biết thêm gì về nhà văn?
GV: Giới thiệu một số tác phẩm và tranh ảnh về các vở diễn từ kịch của Lưu Quang Vũ. Chốt lại một số nét tiêu biểu, HS gạch dưới trong SGK để khắc sâu và học thuộc, không cần ghi vào vở.
TT4: Gọi HS đọc tóm tắt. Hãy trình bày những suy nghĩ của em về vở kịch, về đề tài và hướng khai thác của Lưu Quang Vũ?
GV: - Nêu vấn đề để HS ôn lại tri thức về thể loại kịch
- Giới thiệu bối cảnh xã hội khi vở kịch ra đời để thấy được tâm huyết và những sáng tạo của Lưu Quang Vũ.
TT6: Hãy xác định vị trí và tóm tắt những nội dung chính của đoạn trích?
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
TT1: Gọi HS, phân vai và đọc theo hướng dẫn: đọc diễn cảm, chú ý ngữ điệu, lời thoại giữa các nhân vật Hồn Trương Ba (đau khổ, bối rối), anh hàng thịt (đắc thắng, tự tin một cách khó chịu), vợ Trương Ba (từ tốn, bình dị, chân quê), cái Gái (đanh thép, cứng cỏi, hồn nhiên), chị con dâu (cảm thông, chua xót)…
(Nếu có đĩa về vở diễn, cho học trò xem trích đoạn thay cho đọc)
TT2: Ở đoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần?
TT3: Xác định tình huống kịch? Tình huống này đem lại hiệu quả như thế nào đối với diễn biến vở kịch nói chung và đoạn trích nói riêng?
HĐ3: Hướng dẫn Hs tìm hiểu chi tiết văn bản(HS làm việc theo nhóm)
TT1: Tìm hiểu tâm trạng và tính cách Trương Ba trong đoạn đối thoại với xác anh hàng thịt. Nhóm 1 khai thác các vấn đề qua gợi ý:
- Đọc lại các lời thoại
- Nhận xét tính chất lời thoại của Hồn Trương Ba và xác hành thịt về dung lượng, ngôn ngữ, giọng điệu…?
- Lời thoại thể hiện tâm trạng của Trương Ba như thế nào?
- Ý nghĩa ẩn dụ của các lời thoại?
- Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn thoại là gì?
TT2: Đại diện nhóm trình bày phần thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: - Nhận xét, chốt ý
- Mở rộng, phát hiện năng lực cảm thụ của HS khá, giỏi: Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu của “xác”? Sự thay đổi đó có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào? (8 lời thoại đầu: tính cách xác: ti tiện; 5 lời thoại sau: quan niệm mới mẻ về “xác”. Bản thân xác không có lỗi, vấn đề là hồn đã tác động đến xác như thế nào? Con người đã chăm sóc phần xác của mình thích đáng chưa? Triết lí nhân sinh nhờ thế được mở rộng hơn, tạo giá trị nhân văn cho tác phẩm)
TT3: Nhóm 2 tìm hiểu đoạn thoại giữa Trương Ba với người thân qua các gợi ý:
- Tình cảnh éo le của Trương Ba thể hiện như thế nào trong đoạn thoại? Những thay đổi của Hồn Trương Ba khiến người thân và chính bản thân Trương Ba rơi vào những bất ổn gì? Cách giải quyết?
- Tâm trạng, tính cách của Trương Ba bộc lộ như thế nào? Chú ý những chỉ dẫn sân khấu cùng tương quan lời thoại của Trương Ba với mọi người để làm sáng tỏ điều đó.
- Vì sao tác giả chọn nhiều nhân vật ở độ tuổi khác nhau đánh giá về sự thay đổi của Trương Ba?
TT4: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét đánh giá và chốt ý
Hết tiết 53 - củng cố
TT5: Nhóm 3 phân tích giá trị đoạn thoại giữa Trương Ba với Đế Thích qua các gợi ý: - Đọc lại các lời thoại
- Trong đoạn trích tác giả đã triết lí về lẽ sống, điều đó được thể hiện qua lời thoại của ai? Phân tích ý nghĩa?
- Cái chết của cu Tị có ý nghĩa như thế nào trong việc giải quyết xung đột kịch? Cách sửa sai của Đế Thích gợi cho em suy nghĩa gì?
- Để cho hồn Trương Ba quyết định chết hẳn, không nhập vào xác cu Tị, cách giả quyết như vậy có hợp lí không? Vì sao?
- Việc xin cho cu Tị được sống thể hiện nét đẹp gì trong tính cách của Trương Ba?
- Tính chất lời thoại của Trương Ba có gì thay đổi so với hai đoạn thoại trước? Điều đó có ý nghĩa gì?
TT6: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét, chốt ý. Liên hệ mở rộng đoạn độc thoại nội tâm của Hamlet “Sống hay không sống đó là vấn đề…”
TT7: Em có nhận xét gì về lời nói của cái Gái? Cách kết thúc bi kịch của Lưu Quang Vũ để lại cho em ấn tượng gì?
HĐ4: Hướng dẫn HS xác định những giá trị của đoạn trích.
TT1: Nhóm 4 phát hiện những giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm thông qua các gợi ý:
- Đoạn trích này góp phần phê phán những hiện tượng gì trong xã hội hiện nay?
- Qua phân tích trên hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
- Nhận xét về nghệ thuật dựng cảnh, sử dụng ngôn ngữ và miêu tả hành động nhân vật của tác giả qua đoạn trích?
TT2: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét, chốt ý
HĐ5: Tổng kết
HĐ6: Luện tập - Củng cố
HS làm bài luyện tập ở nhà, GV kiểm tra vào giờ sau trong phần kiểm tra bài cũ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948 - 1988)
- Sinh tại Hạ Hoà, Phú Thọ; quê Đà Nẵng
- Từng tham gia quân đội thời kháng chiến chống Mĩ
- Là tài năng nhiều mặt: làm thơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh, phê bình sân khấu, viết kịch
- Đầu những năm 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu và có những đóng góp lớn → hiện tượng đặc biệt của sân khấu, kịch trường.
- Tác phẩm tiêu biểu: Sống mãi tuổi 17; Tôi và chúng ta; Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Lời thề thứ 9…
2. Tác phẩm: - Viết năm 1981, 1984 ra mắt công chúng
a. Đề tài: Khai thác cốt truyện dân gian nhưng gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong đời sống hiện thời.
b. Tóm tắt: SGK
3. Đoạn trích:
a. Vị trí: Một phần cảnh VII và cảnh cuối của tác phẩm
b. Đại ý: Diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba
II. Đọc - hiểu:
1. Bố cục: 3 phần (Chủ yếu cảnh 7)
- Phần 1: Đối thoại giữa Hồn Trương Ba với xác hàng thịt
- Phần 2: Đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người thân
- Phần 3: Đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích
2. Tình huống kịch:
- Do thái độ làm việc tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu và “sửa sai” của Đế Thích, Trương Ba rơi vào bi kịch: sống nhờ, sống gửi, dần đánh mất mình.
- Sau một thời gian cảm thấy đau đớn vì phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, muốn được giải thoát
→ Tình huống càng lúc càng căng thẳng, xung đột lên đến cao trào và đỏi hỏi phải mở nút
→ Trương Ba bắt buộc phải lựa chọn và bộc lộ tính cách.
3. Tâm trạng và tính cách Trương Ba: Thể hiện chủ yếu qua các cuộc đối thoại
a. Qua đối thoại với xác hàng thịt:
Hồn Trương Ba Xác hàng thịt
- Không muốn sống thế này mãi, muốn tách khỏi xác dù chỉ một lát
- Khẳng định: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, cho xác là ti tiện, thô lỗ, âm u, đui mù
→ Lời: ngắn ngủi, yếu ớt, sợ hãi, trốn chạy
→ Bế tắc, lúng túng, đau khổ, dằn vặt, không chịu đựng được
- Không tách ra khỏi được
- Chế giễu, mỉa mai, khiêu khích: thô bạo, ham sắc dục
- Phủ nhận bằng lí lẽ, đắc ý, lấn lướt hồn, khẳng định vai trò của xác
→ Lời: dài, hùng hồn
→ Đắc thắng nhơn nhơn
- Không muốn sống thế này mãi, muốn tách khỏi xác dù chỉ một lát
- Trở nên thô bạo trong xác hàng thịt, ham rượu thịt, ham sắc dục
- Khẳng định: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, cho xác là ti tiện, thô lỗ, âm u, đui mù
→ Lời: ngắn ngủi, yếu ớt, sợ hãi, trốn chạy
- Xung đột ngày càng gay gắt, cam go → tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn
- Qua cuộc đối thoại: nổi bật mối quan hệ giữa hồn và xác:
+ Thể xác có tính chất độc lập tương đối, có tiếng nói riêng và khả năng tác động linh hồn
+ Linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để hoàn thiện nhân cách.
- Cuộc đối thoại giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau trong một con người.
→ Con người cần chăn sóc nội dung và hình thức, con người nhu cầu và con người thiên chức, cái cao cả và cái tầm thường để thống nhất, hài hoà giữa hồn và xác.
b. Qua đối thoại với người thân:
Hồn Trương Ba Người thân
- “Không được”, ngồi xuống, ôm đầu, chưa ý thức về sự thay đổi
- “Khổ quá”, run rẩy, biện minh
- Mặt lặng ngắt như tảng đá, chấp nhận sự thật
→ Càng lúc càng day dứt, đau khổ, thất vọng
- Vợ: muốn bỏ đi
- Cháu: bàn tay giết lợn làm gãy chồi non, chân to bè giẫm nát cấy sâm quý, hỏng diều
- Con dâu: sợ, đau đớn thấy thầy khác dần, lệch đi, nhoà mờ dần
→ Thờ ơ, xa lạ với người thân, vụng về, thô lỗ, mất vẻ hiền lành
- Quyết định: không cần đời sống do xác mang lại, thắp hương gọi Đế Thích → tự trọng, chân thật, muốn được sống là chính mình.
- Chọn nhiều nhân vật ở độ tuổi khác nhau để cảm nhận sự thay đổi của Trương Ba → cái nhìn đa chiều về nhân vật, đó cũng là sự nhận thức về bản thân một cách nghiêm khắc mà chí tình.
c. Qua đối thoại với Đế Thích:
- Không thể mang thân anh hàng thịt (lời thoại1)
- Không thể bên trong…là tôi trọn vẹn (lời thoại 2)
- Sống nhờ…chẳng cần biết (lời thoại 3)
→ Ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của bản thân
→ Khát vọng giải thoát, không muốn kéo dài sự giả tạo, muốn được sống hợp lẽ tự nhiên, hoà hợp trọn vẹn giữa thể xác và tâm hồn.
- Đặt ra vấn đề về quan niệm sống: Sống và sống như thế nào. Sống thiếu chân thực với mình là sống vô nghĩa, bất hạnh, không cần thiết cho ai.
- Cái chết của cu Tị: có tính chất mở nút xung đột, buộc Trương Ba phải lựa chọn và bộc lộ tính cách
- Từ chối nhập xác cu Tị: kết quả của sự trãi nghiệm thấm thía về sự chênh vênh hồn này xác nọ
- Xin Đế Thích cho Tị sống: bản chất tự trọng, trong sáng, nhân hậu, ý thức cao về ý nghĩa và giá trị cuộc sống.
- Qua đối thoại: + Cho thấy cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống của con người
+ Khẳng định không thể chữa sai bằng cách vá víu, tạm bợ; nếu không sẽ càng trầm trọng (vì nó không đem lại kết quả tốt đẹp mà gây ra tai hoạ cho nhiều người tốt, tạo cơ hội cho những kẻ xấu sách nhiễu, làm vẫn đục cuộc sống)
4. Vĩ thanh: (đoạn kết) qua lời thoại của Trương Ba và cái Gái:
- Sự bất tử nằm trong ý nghĩa cuộc sống
- Sống trong sự hoá thân vào những cái tốt đẹp xung quanh
→ Giá trị lớn lao nhất của con người
→ Đoạn kết đầy chất thơ bay bổng, lãng mạn, tạo dư ba
5. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật:
a. Giá trị tư tưởng:
- Phê phán: + 2 quan niệm sống lệch hoặc chỉ chú trọng đến thân xác, ham muốn vật chất, hoặc chỉ chú trọng đến đời sống tinh thần
+ Lối sống giả tạo làm con người có nguy cơ rơi vào con đường tha hoá, đánh mất mình.
+ Những tiêu cực trong xã hội: lối sống và cái nhìn hời hợt, sửa cái sai này bằng cái sai khác.
- Kêu gọi con người hãy sống là chính mình, biết đấu tranh để hoàn thiện nhân cách
→ Giá trị nhân văn của tác phẩm.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Kế thừa cốt truyện dân gian một cách sáng tạo, nhân vật đa dạng
- Tạo dựng, sắp xếp và dẫn dắt tình huống hợp lí theo hướng tăng cấp.
- Xây dựng ẩn dụ lớn: hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn con người; xác hàng thịt: ẩn dụ về thể xác con người
- Dựng cảnh: kết hợp yếu tố kì ảo và nội dung hiện thực
- Dựng lời thoại: + Ngôn ngữ cá thế hoá phù hợp tính cách nhân vật, giọng điệu tranh biện
+ Đa nghĩa, có chiều sâu triết lí, chứa kịch tính cao.
III. Tổng kết: Đoạn trích nói riêng, tác phẩm nói chung là thành tựu đặc sắc trong sự nghiệp biên kịch của Lưu Quang Vũ và sân khấu Việt Nam.
IV. Luyện tập: 1. Sau khi học xong đoạn trích “Hồn trương Ba, da hàng thịt”, em hãy phân tích ý nghĩa nhan đề của vở kịch?
2. Trình bày những cảm nhận của em về bi kịch của Trương Ba thể hiện qua đoạn trích? (viết khoảng 20 dòng)
Củng cố: Qua đoạn trích thấy được:
Giá trị nghệ thuật kịch trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ
Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống là mình, trọn vẹn những giá trị vốn có còn quý giá hơn; ý nghĩa đích thực của cuộc sống: sống hài hoà thể xác và tâm hồn; biết đấu tranh với bản thân, môi trường để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài: thông điệp nhân ngày phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003.
File đính kèm:
- Tiet 5354.doc