A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
+ Những điểm cơ bản để hiểu và đánh giá đúng thơ Tố Hữu, nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản.
+ Con đường sánh tác của Tố Hữu qua 5 chặng với các tập thơ.
+ Những nét chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- S GK, SGV, Thiết kế bài học .
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích nhân vật Đào trong tuyện ngắn Mùa lạc?
2. Giới thiệu bài mới
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 16 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác giả tố hữu
A.mục tiêu bài học
+ Những điểm cơ bản để hiểu và đánh giá đúng thơ Tố Hữu, nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản.
+ Con đường sánh tác của Tố Hữu qua 5 chặng với các tập thơ.
+ Những nét chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu.
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV, Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Phân tích nhân vật Đào trong tuyện ngắn Mùa lạc?
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung chính
GV: Cho H/S cần đọc phần tiểu dẫn
GVH: Nêu những nét chính về tiểu sử Tố Hữu. Những nét nào ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu?
GVH: Hãy nêu vị trí, cấu tạo, giá trị NT và ND của tập thơ Từ ấy? Cho VD?
GVH: Tập thơ Việt Bắc có vị trí, giá trị như thế nào? Cho VD?
GVH: Hãy cho biết vị trí, giá trị của tập Gió lộng? VD?
GVH: Hai tập thơ này có vị trí, ND, NT chính như thế nào?
GVH: Nêu đặc điểm của 2 tập thơ này? Cho VD?
GVH: Nêu những đặc điểm chính về PCNT thơ Tố Hữu? Cho VD?
I. Vài nét về tiểu sử
+ Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
Quê ở Thừa Thiên * Huế. Ông xuất thân trong 1 gia đình nhà nho nghèo. Cha mẹ đều là những người am hiểu về thơ, ca dao, tục ngữ. Hoàn cảnh xuất thân và quê hương xứ Huế thơ mộng, văn hoá phong phú, độc đáo đã ảnh hưởng lớn đến hồn thơ Tố Hữu.
+ Ngay từ khi còn là học sinh, Tố Hữu đã được giác ngộ lí tưởng cộng sản và từ đáy cuộc đời ông, thơ ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
II. Con đường thơ Tố Hữu
1, Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946): 72 bài
a, Vị trí, cấu tạo:
Tập thơ là chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu, chia làm 3 phần: máu lửa, xiềng xích, giải phóng
b, Giá trị nội dung:
Ghi lại bước trưởng thành của người thanh niên cộng sản qua 3 chặng đường (...), phản ánh 1 thời kì lịch sử sôi động của phong trào cách mạng giành độc lập dân chủ trên đất nước ta.
c, Giá trị nghệ thuật:
Giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành và chất lãng mạn trong trẻo.
d, Ví dụ
Từ ấy, Mồ côi, Hãy đứng dậy...Tâm tư trong tù, Trăng trối...
Tiếng hát trên đê, Huế tháng tám...
2, Tập thơ Việt Bắc(1947- 1954): 27 bài
+ Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Pháp
+ Tập thơ thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư của qc nhân dân kháng chiến, là bản hùng ca của cuộc kháng chiến, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, kết tinh những tình cảm lớn cảu con người Việt Nam kháng chiến
+ Nghệ thuật: giàu tính dân tộc và đại chúng, có cảm hứng sử thi trữ tình. Ví dụ: Cá nước, Lên Tây Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc, Sáng tháng năm...
3, Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961): 25 bài
+ Là những sáng tác ở thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục cuộc đấu tranh giành thống nhất Tổ Quốc.
+ Tập thơ khai thác những nguồn cảm hứng lớn cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Viêt Nam đương thời.
+ Nghệ thuật: tiếp tục phát triển cảm hứng sử thi và khuynh hướng khái quát với 1 cái tôi trữ tình đa dạng hơn và 1 nghệ thuật biểu hiện già dặn, nhuần nhị hơn
+ Ví dụ: Mùa thu mới, Người con gái Việt Nam, Bài ca mùa xuân 1961...
4. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và tập Máu và hoa (1972 - 1977): 34 bài + 13 bài
+ Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm K/c chống Mĩ
+ Tập thơ là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời cổ vũ hào hùng cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả 2 miền Nam Bắc
+ Nghệ thuật: Mang đậm tính chính luận, sử thi (theo hướng khái quát , tổng hợp)
+ VD: Tập Ra trận: Có thể nào yên, Hãy nhớ lấy lời tôi, Kính gửi cụ Nguyễn Du...Tập Máu và hoa: Xin gửi miền Nam, Việt Nam máu và hoa, Nước non ngàn dặm
5, Tập Một tiếng đờn(1992) và Ta với ta (1999):
+ Là chặng đường thơ Tố hữu từ năm 1978 đến nay.
Khuynh hướng trữ tình , chính trị với sự nhạy cảm trước các vấn đề thời sự tuy vẫn dễ nhận ra như 1 nét ổn định của thơ Tố Hữu nhưng đã không còn là mạch cảm hứng duy nhất hay nổi trội nhất...
+ Ví dụ: Một nhành xuân, Bài thơ đang viết, Một tiếng đờn…
III. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
1, Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình, chính trị
VD: Từ ấy, Tâm tư trong tù, Việt Bắc...
2, Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
VD: Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Ta đi tới,, Hoan hô chiến sĩ Đ. B…
3, Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra: giọng tâm tình, ngọt ngào, giọng của tình thương mến.
VD: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Mẹ Tơm, Quê mẹ...
4,Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. VD: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du...
IV. Kết luận
Thơ Tố Hữu là 1 thành công xuất sắc của thơ cách mạng và kế tục 1 truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thời đại: gắn bó với vận mệnh đất nước, phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc.
D. Củng cố & Hướng dẫn học bài
+ Các chặng đường thơ Tố Hữu: 5 chặng, 7 tập thơ
+ PCNT thơ Tố Hữu: 4 đặc điểm.
1, Học kĩ các chặng đường và PCNT thơ Tố Hữu
2, Soạn: Việt Bắc Tố Hữu
việt bắc
A.mục tiêu bài học
+ Hiểu được Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, là 1 thành tựu tiêu biểu của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp
+ Qua bài thơ thấy được nét tiêu biểu của giọng điệu, của phong cách thơ Tố Hữu
B. phương tiện thực hiện
- S GK, SGV, Thiết kế bài học .
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu một cách vắn tắt con đường thơ Tố Hữu?
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung chính
GVH: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
GVH: Hãy nhận xét cấu tứ và kết cấu bài thơ?
GVH: Người ở lại muốn nói điều gì ?
GVH: Tâm trạng người ra đi như thế nào?
GVH: Nhận xét những câu hỏi dồn dập ?
GVH: Đọc câu 25 -> 30 và cho biết phong cảnh và con người VB hiện lên như thế nào?
GVH: Hãy nhận xét 10 dòng thơ này?
GVH: Đọc những câu thơ và cho biết cuộc sống ấy như thế nào?
GVH: Đọc đoạn thơ và nhận xét nghệ thuật, nội dung?
GVH: Phương diện này của VB hiện lên như thế nào? Qua nhịp điệu và những biện pháp tu từ gì?
GVH: Nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ này?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết GTNT? GTND của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung
1, Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 10- 1954…
2, Bố cục: 2 phần: + Câu 1 -> 90
+ Câu 91 -> 150
Đoạn trích là phần 1
3, Cấu tứ:
Bài thơ sáng tạo 1 hình ảnh đặc biệt để bộc lộ cảm xúc dạt dào: cuộc chia tay đầy lưu luyến, đầy kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của kẻ ở người đi (nhân dân Việt Bắc & người cán bộ về xuôi)
4, Kết cấu: Theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca (mình - ta)
Nội dung câu hát: tình nghĩa cách mạng giữa chiến khu Việt Bắc và người cán bộ về xuôi.
II. Nội dung chính
1, Hai mươi tư câu đầu:
Mở ra 1 cảnh chia tay của 2 người:
* Người ở lại lên tiếng trước: Mình về... nhớ nguồn.
Câu thơ có âm hưởng của ca dao, kết hợp cặp đại từ mình - ta gợi nhắc những kỉ niệm gắn bó, những cội nguồn nghĩa tình
Nhà thơ cứ láy đi láy lại trong 2 câu hỏi thể hiện 1 nỗi day dứt không nguôn trong lòng người ở lại
* Người ra đi bộc lộ tâm trạng: Tiếng ai... hôm nay
-> tràn ngập bâng khuâng, bồn chồn, bối rối
Hình ảnh áo chàm -> hoán dụ gợi hình ảnh người Việt Bắc giản dị, đạm bạc nhưng đôn hậu, thuỷ chung
Đặc biệt câu thơ: Cầm tay... có giá trị biểu cảm lớn.
* Người ở lại hỏi dồn dập, thiết tha hơn:Mình đi... cây đa
Mười hai dòng thơ làm nên 6 câu hỏi, tất cả đều đi sâu vào kỉ niệm với những hình ảnh gây ấn tượng sâu xa của Việt Bắc
Đặc biệt hình ảnh Miếng cơm chấm muối đơn sơ, chân thực nhưng đầy sức gợi cảm -> Những kỉ niệm của người chiến sĩ chiến đấu bên nhau, chia ngọt sẻ bùi trong niềm thương nỗi nhớ
* Cuối cùng người ra đi lại lên tiếng:Ta với mình... bấy nhiêu
-> Tác giả vẫn dùng lời thơ ngọt ngào, tha thiết, vẫn sử dụng cặp đại từ mình - ta (linh hoạt). Những câu thơ có âm hưởng của ca dao, dân ca -> khẳng định sự gắn bó khăng khít, tình cảm bền vững, đậm đà, sự đồng điệu tâm hồn, tình nghĩa thuỷ chung mãi mãi của kẻ ở người đi.
2, Sáu mươi sáu câu cuối (25 -> 90)
Bao trùm trong tâm trạng kẻ ở người đi là nỗi nhớ da diết, mênh mang với nhiều sắc thái khác nhau. Nhất là qua nỗi nhớ của người ra đi, Việt Bắc được tái hiện ở 3 phương diện:
a, Phong cảnh và con người VB, sinh hoạt của cán bộ và nhân dân VB (câu 25 -> 52)
* Phong cảnh và con người VB: Nhớ gì... vơi đầy
Nỗi nhớ của người cán bộ với VB như là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của tình yêu đôi lứa. Trong nỗi nhớ ấy thiên nhiên VB hiện lên với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian khác nhau, trong các thời tiết khác nhau: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya.
Nỗi nhớ vừa tha thiết, vừa cụ thể đặc biệt là nhớ bếp lửa nhà sàn và bóng dáng người thương đi về
+ Ta về... thuỷ chung: 10 dòng thơ đặc sắc
+ Hai dòng đầu: giới thiệu nội dung cảm xúc của cả đoạn: Ra đi lòng vẫn nhớ, nhớ nhất, lưu luyến nhất là hoa cung người (thiên nhiên + con người VB)
+ 8 dòng còn lại: miêu tả cụ thể hoa cùng người
Cứ dòng 6 chữ là hình ảnh thiên nhiên VB, còn dòng 8 chữ là hình ảnh con người VB.
Thiên nhiên đẹp đẽ, tươi sáng, thơ mộng đầy sức sống. Đó là bức tranh 4 mùa trong 1 năm, mỗi mùa lại mang 1 sắc thái riêng biệt
Thiên nhiên VB còn đẹp trong sự gắn bó với con người. Giữa cảnh thiên nhiên bao giờ cũng có hình ảnh con người đang sống và lao động.
* Cuộc sống sinh hoạt của cán bộ và nhân dân VB:Ta đi... suối xa
-> cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn, cơ cực nhưng tình nghĩa gắn bó, chia sẻ, đùm bọc, vui vẻ, lạc quan.
Con người VB cần cù, nhẫn lại, chịu đựng hi sinh để che chở nuôi nấng cán bộ
b, Việt Bắc đánh giặc và có nhiều chiến công (53 -> 74)
Tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ: điệp từ, nhân hoá, liệt kê, so sánh, đối lập, nhịp điệu thay đổi để biểu hiện khung cảnh Việt Bắc kháng chiến với những cảnh rộng lớn, những hoạt động tấp nập, sôi động, khí thế hào hùng của quân dân VB, những chiến công từ nhỏ đến lớn ngày càng vang dội đến kết thúc thắng lợi.
c, Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến (75 -> 90)
Nhịp điệu lại thay đổi (trang trọng mà thiết tha), hình ảnh đẹp, gợi cảm, biện pháp liệt kê, đối lập, điệp từ... đã biểu hiện được hình ảnh VB là quê hương cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt ở những nơi còn u ám quân thù.
Lưu ý 4 câu ở đâu... chí bền
Với thủ pháp đối lập, điệp từ, tác giả đã khẳng định vị trí quan trọng của VB, lòng tin của toàn dân, toàn Đảng đối với cụ Hồ.
III. Tổng kết
1, Giá trị nội dung
Việt Bắc tiêu biểu nhiều mặt cho hồn thơ Tố Hữu và phong cách thơ Tố Hữu. Chất trữ tình, chính trị, khuynh hướng sử thi, giọng tâm tình ngọt ngào , tha thiết, nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc
2, Giá trị nghệ thuật
Từ nỗi nhớ thương khi chia tay, bài thơ cất lên tiếng hát ân tình thuỷ chung về sự gắn bó đùm bọc trước sau như một trong những ngày đầu gian khó, trong kháng chiến trường kì giữa VB và cán bộ kháng chiến, giữa 2 miền ngược và xuôi, giữa nhân dân và cách mạng
D. Củng cố & Hướng dẫn học bài
1, Học thuộc và phân tích câu 25 -> 90
2, Soạn: Kính gửi cụ Nguyễn Du
File đính kèm:
- Tuan 16.doc